Xây dựng Cộng đồng ASEAN là một trong những tiêu điểm chú ý của hội nghị cấp cao lần này. Tháng 10/2003, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 lần đầu tiên đưa ra mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời xác định thực hiện mục tiêu này vào năm 2015. Tuy nhiên, dưới tác động kép của bấp bênh tài chính và thiên tai, xây dựng Cộng đồng ASEAN đứng trước thách thức cam go.
Kinh tế của các nước ASEAN chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nhu cầu và vốn phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài. Có chuyên gia chỉ rõ, tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ công châu Âu đối với ASEAN ít nhất sẽ còn kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, đặc biệt là tác động đến các nước có trình độ kinh tế mở khá cao như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan sẽ càng lớn hơn.
Kinh tế trong nước, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu yếu ớt khiến nợ công trong nội khối các nước ASEAN không ngừng leo thang, đã gia tăng rủi ro của vận hành kinh tế và điều tiết tài chính. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu không ngừng lan rộng, tình trạng nợ công của các nước ASEAN cũng xuất hiện xu thế đảo ngược, thu ngân sách của một số nước vốn có nguồn tài chính dư thừa sụt giảm, thậm chí xuất hiện thâm hụt ngân sách.
Trong khi đó, từ hè năm nay đến nay, thiên tai lũ lụt do bão nhiệt đới gây ra đã lan rộng ra cả khu vực Đông Nam Á, các nước như Thái Lan v.v. đã hứng chịu thiên tai lũ lụt nghiêm trọng hiếm thấy, thêm vào đó trận động đất dẫn đến sóng thần và sự cố rò rỉ hạt nhân hồi tháng 3 tại Nhật Bản đã tác động đến kinh tế, nhu cầu xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng ngành nghề của Nhật Bản, khiến kinh tế của các nước ASEAN bị liên lụy bởi khủng hoảng nợ công châu Âu lại càng thêm khó khăn.
Dưới tác động kép của bấp bênh tài chính và thiên tai, tiến trình nhất thể hoá ASEAN, đặc biệt là xây dựng Cộng đồng ASEAN không thể tránh khỏi bị cản trở. Tuy nhiên, Có chuyên gia chỉ rõ, nếu ASEAN vẫn dựa vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và trình độ kết nối không ngừng nâng cao, có thể vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đồng thời sẽ tiếp tục trở thành động lực quan trọng lôi kéo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương thậm chí cả thế giới.
Cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Thương mại In-đô-nê-xi-a Ma-hen-đra cho biết, mở cửa đối ngoại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã mang lại tăng trưởng cho kinh tế các nước ASEAN, phù hợp với lợi ích của các nước ASEAN, nhịp bước nhất thể hóa khu vực không nên chậm trễ do khủng hoảng kinh tế, mà ngược lại cần phải tăng tốc, tăng cường sự bổ sung lẫn nhau về ngành nghề và ưu thế của các nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối ASEAN. Tổng Thư ký ASEAN Su-rin nói, đến cuối tháng 7 năm nay, các nước ASEAN đã hoàn thành hơn 73% mục tiêu của Quy hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Những năm qua, các nước thành viên ASEAN đã thu được tiến bộ rõ rệt về mặt giảm rào cản thương mại và đầu tư. Tính đến cuối năm 2010, thuế quan của 99,11% các mặt hàng giữa các nước Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã được huỷ bỏ, thuế quan của 98,86% các mặt hàng của Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam đã giảm xuống còn dưới 5%.
Về mặt hợp tác đối ngoại, các nước ASEAN đã tận dụng kênh hợp tác quan trọng vành đai kinh tế Đông Á như ASEAN- Trung Quốc 10+1, ASEAN và Trung-Nhật-Hàn 10+3, cơ chế Khu vực Mậu dịch tự do giữa Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Hàn Quốc và Niu Di Lân, cũng như cơ chế hoán đổi tiền tệ phạm vi không ngừng mở rộng, cùng với các đối tác thương mại chủ yếu triển khai hợp tác hữu hiệu đa phương hóa, đa dạng hoá, lĩnh vực rộng và đa cấp độ, khiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN tăng mạnh.
Đứng trước thiên tai dồn dập, ASEAN nỗ lực gắn kết sức mạnh của các nước thành viên và thành viên khu vực châu Á Thái Bình Dương, tăng cường diễn tập chung cứu trợ thiên tai, dốc sức hình thành và hoàn thiện cơ chế hợp tác khu vực về mặt ứng phó thiên tai, vận dụng sức mạnh tổng hợp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhà phân tích chỉ rõ, mặc dù đứng trước không ít khó khăn, nhưng cơ chế hợp tác ngày càng hoàn thiện, hợp tác khu vực ngày càng sâu sắc, cũng như ý nguyện chính trị mạnh mẽ thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế của lãnh đạo các nước ASEAN, đã cung cấp sự đảm bảo vững chắc để ASEAN vượt qua khó khăn tiến lên phía trước, biến nguy cơ thành cơ hội. Xây dựng Cộng đồng ASEAN- con thuyền đang căng buồm ngược gió, lướt sóng tiến về phía trước dưới sự nỗ lực chung của các nước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |