
Trung Quốc phóng thành công mô-đun "Thiên Cung 1"
Công trình tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã thực hiện chiến lược "ba bước đi". Bước đầu tiên là phóng tàu vũ trụ có người lái, xây dựng công trình tàu vũ trụ có người lái mang tính thử nghiệm đồng bộ bước đầu, triển khai thử nghiệm ứng dụng không gian, điều này đã được thực hiện bằng phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 5 và Thần Châu 6, khiến Trung Quốc trở thành nước tự chủ phóng tàu du hành vũ trụ có người lái thứ ba trên thế giới. Bước thứ hai là đột phá kỹ thuật nhà du hành vũ trụ bước ra khoang tàu và triển khai hoạt động trên vũ trụ, đột phá kỹ thuật ghép nối giữa tàu vũ trụ có người lái và mô-đun vũ trụ, phóng mô-đun vũ trụ cũng như giải quyết vấn đề ứng dụng không gian vũ trụ với quy mô nhất định và có người chăm sóc trong thời gian ngắn. Bước thứ ba là xây dựng trạm vũ trụ, giải quyết vấn đề ứng dụng không gian vũ trụ với quy mô khá lớn và có người chăm sóc trong thời gian dài.

Trung Quốc phóng thành công mô-đun "Thiên Cung 1"
Thiên Cung 1 là một mô-đun vũ trụ, nhiệm vụ chủ yếu là phải đột phá kỹ thuật ghép nối, tiến hành thử nghiệm kỹ thuật xây dựng trạm vũ trụ trong tương lai. Thiên Cung 1 sẽ lần lượt ghép nối với tàu vũ trụ Thần Châu 8, Thần Châu 9 và Thần Châu 10, trên thực tế, áp dụng mô hình này đã là một sáng tạo và thể hiện đầy đủ thông minh và trí tuệ của người dân Trung Quốc. Một là mô-đun mục tiêu có thể nâng đỡ triển khai việc ghép nối nhiều lần để giảm thiểu số lần phóng. Hai là thiết kế theo yêu cầu mô-đun vũ trụ tiếp theo, trong khi hoàn thành nhiệm vụ ghép nối, Thiên Cung 1 còn có thể kiểm nghiệm một số kỹ thuật then chốt trên trạm vũ trụ. Ba là có thể triển khai thử nghiệm khoa học và kỹ thuật trên vũ trụ.Vì vậy, việc phóng "Thiên Cung 1 " là một công đôi việc, có thể nâng cao rõ rệt hiệu quả thử nghiệm.
Thế nhưng, nhiệm vụ quan trọng hơn còn ở giai đoạn tới. Việc Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành ghép nối giữa tàu Thần Châu với mô-đun vũ trụ sẽ đứng trước bốn điểm khó như: Đòi hỏi kỹ thuật cao, áp dụng kỹ thuật mới nhiều, nghiệm chứng khó, thực thi phức tạp, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết về các mặt tổ chức chỉ huy nhiệm vụ và điều phối các hệ thống. Song, qua phấn đấu quật cường và không ngừng sáng tạo, nhân viên công tác của lĩnh vực hàng không vũ trụ Trung Quốc đã ấn định biện pháp hữu hiệu nhằm đối phó với rủi ro cao. Vì vậy, Trung Quốc tràn đầy lòng tin đối với việc mô-đun Thiên Cung 1 ghép nối với tàu vũ trụ Thần Châu 8 sắp phóng vào tháng 11. Những người làm trong lĩnh vực hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc sẽ đón chào một cục diện mới, Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ ba trên thế giới hoàn toàn có thể tự chủ nắm vững kỹ thuật thực hiện việc ghép nối trên vũ trụ.