Biển Nam Trung Quốc có hơn 3 triệu ki-lô-mét vuông vùng biển mênh mông, trong đó có hàng nghìn hòn đảo, đá ngầm, bãi ngập, bãi cát v,v. Trung Quốc có quyền cai quản 2,1 triệu ki-lô-mét vuông vùng biển, trong đó có 53 hòn đảo. Kể từ thời Tây Hán thế kỷ II trước công nguyên, Biển Nam đã là lãnh hải của Trung Quốc. Thiếu tướng La Viện phân tích rằng, trước thập niên 70 thế kỷ 20, chủ quyền của Biển Nam không tồn tại tranh chấp, "Bản đồ Thế giới" do Việt Nam lần lượt xuất bản vào năm 1960 và năm 1972 đã chứng minh điều này. Song hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước bị hại lớn nhất về quyền lợi Biển Nam, Trung Quốc chỉ có 9 trong số 53 hòn đảo. Bất cứ về lịch sử hay là căn cứ pháp lý đều có bằng chứng đầy đủ chứng minh 53 hòn đảo đó từ xưa đã thuộc về Trung Quốc.
Xét về lịch sử, 53 hòn đảo đều thuộc về Trung Quốc, về vấn đề chủ quyền của hải đảo, Luật Quốc tế đã quy định rõ từ bốn yếu tố, điều trước tiên là xác định ai là người phát hiện sớm nhất, hai là ai đã đặt tên sớm nhất, ba là ai đã trước tiên thực thi quyền cai quản hành chính, bốn là đã được cộng đồng quốc tế công nhận chưa. Trung Quốc đã có đủ bốn căn cứ lịch sử và pháp lý kể trên. Cộng đồng quốc tế không có ý kiến bất đồng đối với quyền cai quản của Trung Quốc đối với Biển Nam. Riêng về Việt Nam có tranh chấp nhiều nhất hiện nay, "Bản đồ Thế giới" do Việt Nam lần lượt xuất bản vào năm 1960 và năm 1972 đều đã đưa Biển Nam vào bản đồ Trung Quốc. Trước năm 1975, Việt Nam luôn rõ ràng công nhận Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Nam Sa. Trước thập niên 70 thế kỷ 20, Phi-li-pin và Ma-lai-xi-a đều không có văn kiện pháp lý, nhà lãnh đạo nước họ cũng không có bài phát biểu trình bày về lãnh thổ nước họ trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. Trên vấn đề này, Trung Quốc có bằng chứng đầy đủ cả về lịch sử và căn cứ pháp lý chứng tỏ Biển Nam và Nam Sa là thuộc về Trung Quốc.
Lãnh hải Trung Quốc vốn không có tranh chấp, thế nhưng tại sao hiện nay lại hình thành cục diện phức tạp xoay quanh cuộc tranh chấp chủ quyền? Tất cả các điều đó đều do lợi ích kinh tế. Biển Nam không những có tài nguyên ngư nghiệp, tài nguyên động thực vật dưới biển sâu hết sức phong phú, điều quan trọng hơn là dưới đáy Biển Nam tàng trữ tài nguyên dầu khí khiến người ta phải kinh ngạc. Theo ước tính bước đầu giữa thập niên 70 thế kỷ 20 của chương trình phát triển năng lượng Liên Hợp Quốc, lượng dự trữ dầu mỏ của Biển Nam là từ 23 tỷ-30 tỷ tấn, là một trong bốn vùng biển tập trung dầu khí trên thế giới, được tôn vinh là "Vịnh Persian thứ hai". Những năm gần đây, Việt Nam, Phi-li-pin v.v đã khai thác một lượng rất lớn dầu khí trên Biển Nam. Ví dụ như Việt Nam, mỗi năm khai thác 30 triệu tấn dầu khí từ Nam Sa, trong đó có 8 triệu tấn dầu khí khai thác từ vùng biển có tranh chấp.
Thiếu tướng La Viện cho rằng, lợi ích chiến lược cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tranh chấp về chủ quyền Biển Nam.
"Tất cả những điều kể trên chủ yếu là do lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chiến lược, bởi vì khu vực Biển Nam là con đường xung yếu kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, nhất là eo biển Ma-lắc-ca là con đường chiến lược hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc nói riêng và các nước ven Biển Nam nói chung. Để kiểm soát Biển Nam có vị trí chiến lược quan trọng này, các nước đều tiến hành giành giật trên Biển Nam".
Trước tình hình cuộc tranh chấp Biển Nam ngày một leo thang, Trung Quốc luôn luôn chủ trương giải quyết vấn đề qua hiệp thương và đàm phán. Thập niên 80 thế kỷ 20, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã xác định phương châm cho vấn đề Biển Nam, đó là "Gác lại tranh chấp, cùng khai thác". Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biền Nam"-văn kiện chính trị đầu tiên về vấn đề Biển Nam.
Ngày 3 tháng 6 năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-Việt Nam tham dự Đối thoại An ninh Shangri-la lần thứ 10 tại Xin-ga-po đã tổ chức hội đàm, hai bên đều đồng ý, sự bất đồng trên vấn đề Biển Nam giữa Trung Quốc và Việt Nam phải do hai nước cùng nỗ lực giải quyết qua hiệp thương hữu nghị.
Song, chỉ 10 ngày sau tình hình đã biến đổi một cách đột ng̣ột. Ngày 13 tháng 6, Việt Nam tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Nam. Hoạt động khiêu khích trên Biển Nam của Phi-li-pin cũng từng bước leo thang. Người Phát ngôn lực lượng Hải quân Phi-li-pin nói, hải quân nước này đã dỡ bỏ biển tiêu chí của "nước ngoài" đặt trên ba hòn đảo của Biển Nam, đồng thời dự định cùng Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung trên biển vào cuối tháng 6. Thiếu tướng La Viện nói, các nước hữu quan không ngừng vi phạm "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Nam", nhưng trên vấn đề Biển Nam, các nước chớ có diễu võ dương oai, áp dụng "hành động thô bạo" sẽ không có kết cục tốt.
"Chính phủ Trung Quốc luôn luôn chủ trương áp dụng phương thức hòa bình, giải quyết tranh chấp qua đàm phán, Trung Quốc chủ trương cùng các nước liên quan sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng và đàm phán căn cứ Luật Quốc tế và Luật Hải dương. Song, Trung Quốc chủ trương vấn đề Biển Nam do các nước trong khu vực tự giải quyết và giải quyết song phương, chứ không phải đa phương hóa vấn đề song phương, không nên quốc tế hóa vấn đề khu vực".
Thiếu tướng La Viện cho rằng, lần này Biển Nam nổi lên sóng gió cuồn cuộn, các nước xung quanh hăm dọa Trung Quốc một cách hùng hổ, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là có sự nhúng tay của Mỹ. Mỹ sắm vai "quấy rối" và "thiên vị" tại khu vực Biển Nam, Mỹ không chủ trương kích động vấn đề Biển Nam, không chủ trương giải quyết vấn đề Biển Nam bằng vũ lực, nhưng lại tiến hành tập trận với các nước hữu quan, không ngừng làm cho mâu thuẫn trở nên gay gắt.
"Khu vực Biển Nam vốn đã tồn tại một số tranh chấp, song chưa đến nỗi gay gắt như hiện nay, song Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn nói Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Nam, thiên vị những nước xảy ra tranh chấp với Trung Quốc, kích động tham vọng và dã tâm của các nước đó, khiến vấn đề Biển Nam càng thêm nổi cộm, xuất hiện diễn biến tình hình ngày càng gay cấn".
Thiếu tướng La Viện cho rằng, mâu thuẫn giữa các nước ở khu vực Biển Nam có thể giải quyết qua đối thoại song phương. Nhưng chớ coi thái độ kiềm chế của Trung Quốc là mềm yếu, có thể chèn ép. Vì vậy, Trung Quốc phải có sự chuẩn bị từ hai mặt, tăng cường xây dựng lực lượng trên biển.
"Trên vấn đề Biển Nam, Trung Quốc vẫn chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Nam bằng phương thức thương lượng và đàm phán, nhưng cũng phải có sự chuẩn bị khác, phải tăng cường xây dựng lực lượng trên biển".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |