Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong Báo cáo công tác Chính phủ năm nay đã đề xuất điều chỉnh mức tăng kinh tế trung bình 7,5%/năm xuống 7%. Dư luận đồng loạt nhận định, đây là một thông điệp rõ ràng của Trung Quốc từ coi trọng tốc độ tăng trưởng kinh tế chuyển sang coi trọng chất lượng tăng trưởng. Một ngẫu nhiên là, Chính phủ Việt Nam đầu năm nay cũng đề ra đặt ổn định kinh tế vĩ mô lên trên tăng trưởng kinh tế, xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình từ năm 2011-2015 là 7% -7,5%. Mặc dù Trung Quốc là chủ động giảm mức tăng kinh tế, còn Việt Nam là duy trì mức tăng kinh tế vốn có, song hai nước đều đặt việc chuyển dịch mô hình tăng trưởng, điều chỉnh kết cấu kinh tế và cải thiện dân sinh lên tầm cao chiến lược.
Trung Quốc và Việt Nam đều là nước đang phát triển, có chế độ xã hội tương đồng, mô hình phát triển kinh tế cũng rất giống nhau. Sau khi Trung Quốc thi hành cải cách mở cửa, Việt Nam cũng bắt đầu công cuộc đổi mới. Trong 32 năm cải cách mở cửa, mức tăng kinh tế trung bình của Trung Quốc đạt trên 9%/năm. Việt Nam thi hành công cuộc đổi mới 25 năm qua, mức tăng kinh tế cũng đạt trung bình 7%/năm. Lực lượng sản xuất xã hội và sức mạnh tổng hợp nhà nước được nâng cao rõ rệt đã khiến cho hai nước Trung-Việt đều có năng lực khá mạnh trong việc nâng cao mức sống cho nhân dân, ứng phó hữu hiệu tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, duy trì kinh tế phát triển ổn định, khá nhanh.
Tuy nhiên, mô hình phát triển kinh tế loại hình quảng canh chỉ đơn thuần coi trọng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua cũng đã mang lại những hiểm hoạ tiềm tàng rất lớn cho sự phát triển của hai nước. Tài nguyên bị tiêu hao mạnh, môi trường bị phá hoại nghiêm trọng, cũng như phát triển dựa vào các ngành sử dụng nhiều lao động đã làm cho phát triển kinh tế của hai nước đứng trước nguy hiểm không ổn định, không cân bằng, không nhịp nhàng và không bền vững. Tỷ lệ lạm phát tháng 12 năm 2010 của Việt Nam lên tới 11,75%, là mức kỷ lục kể từ tháng 2/2009.
Xét cho cùng, thì mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống đã trở thành nút thắt 'cổ chai' lớn nhất, mô hình tăng trưởng kinh tế phải trả bằng giá ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên, năng lượng và sử dụng nhiều lao động giá rẻ đã không thể tiếp tục được nữa, việc chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Chính trong bối cảnh này Chính phủ hai nước Trung Quốc-Việt Nam đã không hẹn mà cùng đề ra phải chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế, coi trọng kinh tế phát triển nhịp nhàng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chỉ rõ, đẩy nhanh việc chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế là con đường tất yếu trong thúc đẩy phát triển khoa học, là một cuộc cách tân sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế-xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ theo đuổi phát triển khoa học, phát triển xanh và phát triển sáng tạo. Trung Quốc sẽ tăng mạnh đầu tư cho dân sinh, nâng cao trình độ bảo đảm mức sống cho nhân dân, giảm nhẹ áp lực chi tiêu về y tế khám chữa bệnh, giáo dục và nhà ở của người dân.
<< 1 2 >>