Nghe Online![](http://vn.chinabroadcast.cn/mmsource/images/2004/08/30/laba3.gif)
![]( /mmsource/images/2010/12/13/kieu0613122010.jpg)
Tối 12, tại thành phố Quảng Châu miền Nam Trung Quốc, các vận động viên người khuyết tật đến từ 41 nước và vùng lãnh thổ châu Á đã sum họp một nhà, cùng chứng kiến thắp sáng ngọn lửa thiêng Ô-lim-pích. Á vận hội người khuyết tật Quảng Châu năm 2010 đã khai mạc tại đây.
"Tôi tuyên bố, khai mạc Á vận hội người khuyết tật Quảng Châu năm 2010."
Tại Lễ khai mạc diễn ra tại sân vận động thể thao Ô-lim-pích Quảng Châu, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố khai mạc Á vận hội người khuyết tật. Trong 7 ngày tới, hơn 2500 vận động viên người khuyết tật đến từ 41 thành viên Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tật châu Á sẽ tham gia đua tranh trong 19 môn.
Chủ tịch Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tật Trung Quốc Vương Tân Hiến, Chủ tịch Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tật châu Á A-bu Da-rin, Chủ tịch Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tất quốc tế Cra-ven v.v đã đến dự Lễ khai mạc.
Lễ khai mạc tối cùng ngày đã diễn ra trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ, gồm ba phần lễ vào sân, biểu diễn văn nghệ và thắp sáng ngọn lửa thiêng. Trong đó lễ vào sân của vận động viên rất độc đáo và cảm động lòng người, trong khi vận động viên người khuyết tật 41 nước và khu vực đến tham gia thi đấu vào sân, một "đoàn các bà mẹ" của các vận động viên người khuyết tật cũng cùng tiến vào sân. Những người khuyết tật này vừa là các kiện tướng trên đấu trường, cũng là niềm kiêu hãnh của các bà mẹ này. Đằng sau sự thành công của những đứa con này, là lòng yêu thương và tâm huyết vượt quá người bình thường của cha mẹ những vận động viên này đã bỏ ra.
Chủ đề biểu diễn văn nghệ Lễ khai mạc là "Thế giới tươi đẹp". Chương trình biểu diễn này đã thể hiện rất tường tận và đầy đủ khát vọng đối với cuộc sống tốt đẹp và khí khách kiên cường dám đối mặt với khó khăn của người khuyết tật, biểu diễn đã đưa khán giả đi vào nội tâm những người khiếm thị, người cụt chi và người khiếm thính. Đã lần lượt diễn tả ba nguyện vọng kiên trì, kiên cường và tốt đẹp "tuy chúng tôi không nhìn thấy, nhưng trong lòng chúng tôi cảm nhận được sự tốt đẹp của thế giới này", "tuy chúng tôi không đứng được, nhưng chúng tôi có thể bay lên trời cao", "tuy chúng tôi không nói được, nhưng có thể toát lên tình thương từ đáy lòng".
![]( /mmsource/images/2010/12/13/kieu0513122010.jpg)
Phần sau cùng Lễ khai mạc, một nam một nữ vận động viên người khuyết tật cụt chân Trung Quốc với lòng dũng cảm phi thường tay cầm đuốc, phối hợp với nhau, leo lên đài cao mấy chục mét dựng đứng, thắp sáng bồn lửa chính Á vận hội người khuyết tật lần này, ngọn lửa thiêng Ô-lim-pích đã cháy rừng rực trên bầu trời sân vận động.
Năm 2006, sau khi cơ cấu lại, tổ chức thể thao người khuyết tật châu Á đã thành lập Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tật châu Á, đánh dấu sự nghiệp người khuyết tật châu Á đã bước vào thời kỳ phát triển mới. Á vận hội người khuyết tật Quảng Châu là Á vận hội người khuyết tật châu Á đầu tiên tổ chức sau khi thành lập Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tật châu Á, cũng là lần đầu tiên Á vận hội và Á vận hội người khuyết tật tổ chức tại cùng một thành phố, có ý nghĩa sáng tạo đầu tiên và vai trò thí điểm.
Để tổ chức tốt Á vận hội người khuyết tật lần này, thành phố Quảng Châu đã dầy công chuẩn bị trong hơn hai năm. Á vận hội người khuyết tật đã sử dụng 19 sân nhà thể thao hiện đại của Á vận hội, đã bảo đảm trình độ hàng đầu về công trình. 25 nghìn người tình nguyện đã được đào tạo chuyên môn về giúp đỡ người khuyết tật, sẽ cung cấp phục vụ chất lượng tốt cho vận động viên người khuyết tật. Quảng Châu còn đã tiến hành cải tạo không trở ngại quy mô đối với thành phố.
Ngày 11, khi trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Uỷ ban Ô-lim-pích người khuyết tật châu Á A-bu Da-rin nói, công tác trù bị Á vận hội người khuyết tật của Quảng Châu rất xuất sắc, Á vận hội người khuyết tật và Á vận hội thực hiện "tổ chức ở cùng một thành phố" tại Quảng Châu, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển Á vận hội người khuyết tật:
" 'Tổ chức ở cùng một thành phố' có ý nghĩa quan trọng đối với Á vận hội người khuyết tật, bởi vì Á vận hội người khuyết tật có thể sử dụng sân nhà thể thao và công trình của Á vận hội, nếu chúng ta không tận dụng những sân nhà thể thao hàng đầu này, mà lại xây dựng những sân nhà thể thao khác, sẽ là sự tốn kém rất lớn. Thực hiện cùng chia sẻ với Á vận hội có rất nhiều điều lợi, không những sân nhà thể thao Á vận hội, kể cả nguồn nhân lực của Á vận hội cũng đều có thể lập tức đưa vào phục vụ Á vận hội người khuyết tật. 'Tổ chức ở cùng một thành phố' cũng là sự hỗ trợ đối với việc nâng cao chất lượng Á vận hội."