• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Sứ giả giao lưu dân gian

    2010-11-18 15:58:36     CRIonline

    Nghe Online

    Tại Thế vận hội Bắc Kinh hai năm trước đã xuất hiện rất nhiều gương mặt như thế này: Huấn luyện viên Lang Bình dẫn dắt đội bóng chuyền nữ Mỹ thắng đội bóng chuyền nữ Trung Quốc với tỉ số 3:2; huấn luyện viên Lưu Quốc Đống dẫn dắt đội bóng bàn nữ Xin-ga-po lọt vào chung kết đồng đội nữ; huấn luyện viên Kiều Lương dẫn dắt vận động viên nữ Mỹ Shawn Johnson đoạt huy chương bạc toàn năng thể dục dụng cụ nữ...Theo đà quốc tế hoá phát triển thể thao, sự trao đổi huấn luyện viên giữa các nước cũng ngày càng tăng lên, ngày càng nhiều huấn luyện viên Trung Quốc ra nước ngoài làm huấn luyện viên, tại Á vận hội Quảng Châu lần này, những gương̣ mặt như vậy cũng không ít.

    "Nhân sinh thất thập cổ lai hy, đương nhiên bây giờ còn nói được, làm được, đầu óc còn minh mẫn, nếu không làm việc sẽ không có chỗ dựa tinh thần. Hiện nay công việc này còn tốt, hàng ngày sáng ngủ đến hơn 6 giờ thì dậy, 8 giờ thì bắt đầu luyện tập."

    Trên hàng ghế huấn luyện viên ở nhà thi đấu Quảng Châu-nơi thi đấu bóng bàn Á vận hội lần này, mọi người thường thấy một người cao tuổi, đang kiên nhẫn hướng dẫn các học trò của mình luyện tập, thi đấu, người đó chính là huấn luyện viên trưởng đội bóng bàn nữ Xin-ga-po Chu Thụ Sâm, 69 tuổi.

    Là huấn luyện viên Trung Quốc, ông Chu Thụ Sâm từng lần lượt làm huấn luyện viên đội tuyển Trung Quốc và Bắc Kinh, nhiều lần dẫn dắt đội viên giành được chức vô địch các giải lớn quốc tế và giải trong nước Trung Quốc, đã đào tạo ra một loạt các cây vợt bóng bàn hàng đầu thế giới như Trương Di Ninh, Lý Giai Vi, Quách Yên v.v. Năm 2009, ông Chu Thụ Sâm đã nhận lời mời của Tổng hội bóng bàn Xin-ga-po, chính thức giữ chức huấn luyện viên trưởng đội bóng bàn nữ Xin-ga-po, mà tiền nhiệm của ông, huấn luyện viên Lưu Quốc Đống cũng đến từ Trung Quốc.

    Tính ra hiện nay có gần 20 huấn luyện viên Trung Quốc viện trợ nước ngoài đang hoạt động sôi nổi trên đấu trường Á vận hội Quảng Châu, họ mang theo kinh nghiệm, văn hoá và tình hữu nghị cho vận động viên nước ngoài, mà bước đi của họ có thể tìm về những năm 50 của thế kỷ trước. Năm 1957, nguyên Uỷ ban Thể dục-thể thao nhà nước Trung Quốc đã cử đội huấn luyện viên thể thao viện trợ nước ngoài đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đi Việt Nam, từ đó đã mở màn cho công tác huấn luyện viên viện trợ nước ngoài của nước Trung Hoa mới. 53 năm qua, nhận lời mời của các nước, Trung Quốc cả thảy đã cử hơn 2600 lượt người làm huấn luyện viên trong 38 môn thể thao tại 124 nước và khu vực lãnh thổ trên thế giới. Dấu chân của các huấn luyện viên viện trợ nước ngoài được tôn vinh là "Sứ giả giao lưu dân gian" này đã trải rộng khắp các nơi trên thế giới, trong khi làm huấn luyện viên cũng đã truyền bá văn hoá Trung Quốc đến nơi đó, trở thành một nhịp cầu giao lưu văn hoá, huấn luyện viên u-su Trung Quốc Tôn Kiến Minh làm huấn luyện viên ở Nhật có cảm nhận sâu sắc về việc này:

    "Bởi vì công việc của tôi là truyền bá u-su Trung Quốc, cũng bao gồm văn hoá Trung Quốc, công việc của tôi, những thay đổi mà tôi đã thấy, khiến tôi thấy những công tác của thế hệ những người như chúng tôi là rất đáng giá."

    Những "thay đổi" mà huấn luyện viên Tôn Kiến Minh nói cũng không khó hiểu, thông qua công tác cần cù và thành tích xuất sắc của các huấn luyện viên, vận động viên và người dân ở các nước và khu vực lãnh thổ mà họ đã đến làm huấn luyện viên có hứng thú và cảm tình đối với môn thể thao đó và cả văn hoá Trung Quốc. Huấn luyện viên cao tuổi Chu Thụ Sâm giữ chức huấn luyện viên trưởng đội bóng bàn nữ Xin-ga-po chỉ trong thời gian một năm, đã dẫn dắt các học trò của mình chiến thắng đội Trung Quốc giành chức vô địch đồng đội nữ tại Giải vô địch bóng bàn thế giới tháng 5 năm nay.

    Thể thao không biên giới, cựu Chủ tịch Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế Xa-ma-ran từng trao tặng cho Uỷ ban Ô-lim-pích Trung Quốc chiếc "Cúp Ô-lim-pích", giải thưởng vinh dự cao nhất của Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế, để tuyên dương những đóng góp của thể thao Trung Quốc đối với việc xây dựng thể thao thế giới. Chính vì có sự tồn tại của các huấn luyện viên viện trợ nước ngoài đó, mới giúp thể thao Trung Quốc trong khi chia sẻ kinh nghiệm thể thao thế giới, cũng khiến toàn thế giới được chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>