Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 28/10 sẽ tới Hà Nội, Việt Nam để tham dự các hội nghị cấp cao Đông-Á, đây là một sự kiện ngoại giao quan trọng nữa với các nước chung quanh của Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, trong tình hình môi trường chung quanh Trung Quốc và bố cục Đông Á có sự diễn biến mới từ đầu năm đến nay. Các chuyên gia ngoại giao Trung Quốc nhận định rằng, hoà bình, hợp tác và phát triển sẽ là giai điệu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN có triển vọng được sâu sắc hơn nữa.
Bước vào Thiên niên kỷ mới đến nay, Thủ tướng Trung Quốc hàng năm đều tham dự hội nghị cấp cao ASEAN với các nước đối thoại, năm nay là lần thứ 7 Thủ tướng Ôn Gia Bảo tham dự hội nghị này. Sự giao lưu cấp cao gắn bó đã làm cho quan hệ trong các lĩnh vực giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua, đặc biệt là sự hình thành của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới ngày 1/1 năm nay. Phó Giám đốc thường trực Học viện Ngoại giao Trung Quốc, Giáo sư Tần Á Thanh cho biết, hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã mang lại hoà bình, cơ hội và phát triển cho khu vực Đông Á.
"Trước hết, Trung Quốc tham gia hợp tác với ASEAN đã mang lại hoà bình và ổn định cho khu vực, đây là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Từ sự phản hồi của các nước ASEAN cho thấy, phổ biến cho rằng Trung Quốc mang lại cơ hội lớn hơn thách thức. Thứ hai là phát triển. Những năm qua kinh tế thế giới không mấy sáng sủa, nhưng tại sao khu vực Đông Á lại nổi trội như vậy? Tại sao lại có thể dẫn đầu ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế? Đây là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với sự thúc đẩy của nền kinh tế Trung Quốc."
Giáo sư Tần Á Thanh cho biết, hiện nay trong lĩnh vực kinh tế của khu vực Đông Á đã hình thành một chuỗi sản xuất, Trung Quốc và các nước ASEAN đều nằm trong chuỗi sản xuất này, trong khi đó mỗi khâu trong chuỗi sản xuất này đều có liên kết quan trọng với Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh đã thúc đẩy sự phồn thịnh của nền kinh tế khu vực, từ đó thúc đẩy hoà bình và ổn định của khu vực. Giáo sư Tần Á Thanh cho rằng, trong bối cảnh như vậy, việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo tham dự hội nghị sẽ tiếp tục làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
"Chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo chứng minh sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đang được đẩy mạnh lên phía trước, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục phát triển thực chất. Theo tôi được biết, trong chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, hai bên Trung Quốc và ASEAN sẽ ký kết Chương trình hành động 5 năm tới, trong đó đề cập tới sự hợp tác trong lĩnh vực then chốt trên cấp độ sâu hơn."
Trước tình hình khu vực Đông Á nhìn chung ổn định, Phó Giám đốc thường trực Học viện Ngoại giao Trung Quốc, Giáo sư Tần Á Thanh chỉ rõ, từ đầu năm đến nay những nhân tố phức tạp đặt ra cho Trung Quốc tại khu vực Đông-Nam Á gia tăng rõ rệt, các nước lớn ngoài khu vực tăng cường tham gia vào khu vực Đông-Nam Á, những rắc rối do vấn đề lãnh thổ nóng lên, những điều này đã mang lại rủi ro và tính không xác định mới của môi trường xung quanh Trung Quốc. Trước tình hình này, Giáo sư Tần Á Thanh cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ trao đổi ý kiến với lãnh đạo các nước hữu quan về những vấn đề nóng trong khu vực, sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn hoà bình và phát triển.
Về việc Mỹ và Nga sắp được kết nạp làm thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, Giáo sư Tần Á Thanh cho biết, chính sách ngoại giao tại khu vực Đông Á của Trung Quốc là dựa trên nền tảng chủ nghĩa khu vực mở. Trung Quốc ủng hộ tiến trình nhất thể hoá ASEAN, ủng hộ ASEAN đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác Đông Á.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo còn sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong tình hình quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản xuất hiện bấp bênh do vấn đề đảo Điếu Ngư, việc Lãnh đạo hai nước liệu có tổ chức cuộc gặp trong thời gian tham dự các hội nghị cấp cao lần này hay không, được dư luận quan tâm đặc biệt. Giáo sư Tần Á Thanh cho biết, phương châm ngoại giao hoà bình, hợp tác, cùng thắng và phát triển mà Trung Quốc kiên trì trong hơn 30 năm cải cách mở cửa không hề thay đổi. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng sẽ giữ lập trường kiên định trong các vấn đề mang tính nguyên tắc như lãnh thổ.
"Trung Quốc đề xuất 'gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác' đối với phần lãnh thổ có tranh chấp là một thiện chí đầy trí tuệ, nó chính là một chính sách và nguyên tắc hướng tới hoà bình và hợp tác. Nếu muốn thách thức đường vạch đỏ nguyên tắc này, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết không đồng ý."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |