Trung Quốc là đất nước rộng lớn trải khắp từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông với khoảng cách hàng nghìn km. Địa hình tự nhiên phong phú như vậy đã hình thành những khu vực địa lý có điều kiện tự nhiên khác nhau. Sự phân bố tự nhiên rõ rệt như vậy khiến lãnh thổ Trung Quốc có những vùng có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, trong khi đó cũng có những vùng lại khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nguồn tài nguyên nước.
Lâu nay, miền Bắc Trung Quốc là khu vực địa lý thiếu nước trầm trọng, do vậy cung cấp nguồn nước cho miền Bắc luôn là vấn đề được quan tâm qua các thời đại lịch sử khác nhau. Từ khi thành lập nước đến nay, Trung ương và Chính phủ Trung Quốc luôn đặt công tác điều phối nguồn nước cho miền Bắc nói chung, cũng như các khu vực thiếu nguồn tài nguyên nước ở Trung Quốc lên vị trí hàng đầu, thúc đẩy điều phối cân đối nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cả nước.
Ngay từ tháng 2/1952, khi đáp thuyền trên sông Trường Giang từ thành phố Vũ Hán đến Nam Kinh trong một lần đi khảo sát các tỉnh miền Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói: "Miền Nam nước ta nhiều nước, miền Bắc ít nước, nếu có thể được, mượn ít nước cũng có thể được". Một năm sau, vào ngày 22/5/1953, Chủ tịch Mao Trạch Đông một lần nữa phê chỉ thị, cần nắm chắc công tác điều phối nước từ miền Nam lên miền Bắc và các vùng phụ cận thiếu nước. Đến tháng 8/1958, trong một hội nghị, Thủ tướng Chu Ân Lai một lần nữa nhấn mạnh thực hiện toàn diện điều phối nước từ thượng, trung và hạ nguồn sông Trường Giang cung cấp cho các khu vực thiếu nước trên cả nước. Từ đó đến khi công trình này được hoàn thành, công tác điều phối nước từ miền Nam "chi viện" cho miền Bắc và các khu vực thiếu nước từ phía Tây sang phía Đông luôn là chương trình nghị sự quan trọng được đưa ra thảo luận trong các hội nghị, cuộc họp của Trung ương và Chính phủ, đồng thời cũng trở thành dự án mang tính chiến lược của Trung Quốc.
Công trình lịch sử mang tính chiến lược này chính thức khởi công vào ngày 27/2/2002, đã mở ra bố cục mới trong điều phối và cung cấp nước ở Trung Quốc. Dự án công trình gồm 3 tuyến phía Tây, phía Đông và ở chính giữa chạy thẳng lên miền Bắc, nhằm cung cấp nước cho các khu vực khác nhau. Đến nay, tuyến cung cấp nước phía Đông và ở giữa đã hoàn thành, thông thủy toàn diện, cung cấp đầy đủ lượng nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân khu vực phía Đông và miền Bắc.
Có thể nói đây là công trình mang tầm vóc lịch sử của Trung Quốc. Trải qua hàng chục năm ấp ủ, lên kế hoạch và thực hiện, công trình điều phối nước lên miền Bắc, dọc theo hành lang phía Tây và phía Đông Trung Quốc không những mang lại tiện lợi cho người dân, hiệu quả kinh tế, mà còn nói lên mối thâm tình giữa người dân các vùng miền, nơi cung cấp nguồn nước và nơi nhận nguồn nước. Mỗi một giọt nước trong tuyến đường nước cung cấp cho miền Bắc đều chan chứa tình cảm của người dân phương Nam dành cho phương Bắc, là sự bao dung, bù đắp của dòng sữa của "dòng sông mẹ" Trường Giang tỏa đi khắp nơi, để khắp nơi Trung Quốc đều có thể tận hưởng sự hòa dịu của chan chứa tình cảm của dòng nước phương Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |