Thành phố Cửu Giang ở Giang Tô, Trung Quốc là vùng đất có bề dày văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, là mảnh đất giao thoa giữa văn hóa Ngô – Sở, là nơi sơn thủy hữu tình mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách lưu bút vẽ, đề thơ. Nơi đây đã lưu lại hơn 4.000 bài thơ nổi tiếng của nhiều nhà thơ nổi tiếng qua các thời đại lịch sử khác nhau, trong đó có thể kể đến "Vọng Lư Sơn bộc bố" của Lý Bạch, "Đề tây lâm bích" của Tô Thức, v.v., đặc biệt là bài thơ để lại dấu ấn về câu chuyện huyền bí nàng ca nữ với khúc tỳ bà ai oán và hình ảnh di tích lịch sử nổi tiếng bên dòng Trường Giang, đó là bài thơ "Tỳ bà hành" và Đình Tỳ bà.
Bạch Cư Dị là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Đường, năm Nguyên Hòa thứ mười (năm 815) từ Trường An bị giáng chức đến Cửu Châu (nay là thành phố Cửu Giang, Giang Tây) làm quan Tư Mã. Trong thời gian ở đây, phong cách thơ của ông gắn liền với phong cảnh non sông và những con người thực tế nơi đây, cất tiếng lòng đồng cảnh ngộ với những mảnh đời khác nhau trong xã hội qua những lời thơ xúc tích, chan chứa tình cảm. Nên cũng có thể nói, khung cảnh và con người nơi đây đã cung cấp cho ông nguồn chất liệu quý báu tạo nên những tác phẩm để đời.
Vào một đêm thu tiễn bạn trên sông Tầm Dương Giang (nay là đoạn Trường Giang chảy qua thành phố Cửu Giang), nhà thơ Bạch Cư Dị nghe thấy tiếng đàn và khúc ngâm sầu bi ai oán trên sông, tức thì xúc cảnh sinh tình sáng tác bài thơ "Tỳ bà hành", thể hiện sự đồng cảm với số phận, chua xót với cảnh đời long đong lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thông qua những phận người nhỏ bé, nhà thơ đã miêu tả và phản ánh sinh động hiện thực xã hội và nhận được sự hoan nghênh rộng khắp.
Trong dân gian có nhiều truyền thuyết về Đình Tỳ bà và hai nhân vật chính là Hồ Thu Nương và Bùi Hưng Nô, hai ca nữ cùng có cảnh đời éo le. Ngoài ra trong ghi chép sử sách, Đình Tỳ Bà được người dân Giang Tô xây dựng từ thời nhà Đường sau khi Bạch Cư Dị rời khỏi nơi đây, chính tại nơi Bạch Cư Dị tiễn bạn ngày trước ở cửa sông Bồn Phố, nhưng do sự biến thiên lịch sử qua những thời đại khác nhau từ Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Đình Tỳ bà cũng trải qua nhiều đợt cải tạo trùng tu và xây mới với các thiết kế kiến trúc khác nhau. Đến năm 1988, Đình Tỳ bà mới được xây tại khu kiến trúc hiện nay với diện tích hơn 3.300 mét vuông, tòa kiến trúc chính cao 20mét, khắc họa lại bối cảnh đêm thu trên sông lặng sóng nghe khúc tỳ bà, v.v., tạo nên chút thơ mộng sâu lắng trộn lẫn màu sắc huyền bí của khúc tỳ bà bên dòng Trường Giang.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |