Trường Giang là dòng sông lớn chảy từ Tây sang Đông Trung Quốc dài 6.397 km, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực xung quanh. Vào những lúc mưa thuận gió hòa, dòng Trường Giang hiền hòa đã mang lại những lợi ích vô cùng thiết thực cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên, khi "giận dữ" thì dòng Trường Giang cuồn cuộn lại gây ra những trận lũ lớn gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và đời sông của người dân ven bờ.
Từ hàng nghìn năm trước người Trung Hoa cổ đại đã sống chung với dòng Trường Giang lúc hiền hòa lúc mạnh mẽ cuồn cuộn. Trong công cuộc chống chọi các hiện tượng thiên tai trong đó có phòng chống lũ lụt, người xưa đã giành được những thành tựu ngoạn mục, trong đó có thể kể đến truyền thuyến Hạ Vũ trị thủy hơn 4000 năm trước, người mà sau này Đạo giáo tôn là Thủy quan Đại đế. Những thành tựu trị thủy của Hạ Vũ không ngừng được truyền lại từ đời này đến đời khác và ngày càng phát triển, tạo dựng cuộc sống ổn định cho người dân bên sông.
Khi xã hội loài người ngày càng phát triển thì nhu cầu mở rộng khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng cao, sự biến đổi khí hậu, địa chất, cấu tạo dòng chảy của dòng sông đã gây nên những trận thiên tai lũ lụt không kém phần nghiêm trọng so với thuở sơ khai của xã hội loài người. Vậy, làm thế nào để vừa kiểm soát tự nhiên, vừa có thể phát huy ưu thế vốn có của nó? Đây là vấn đề nan giải của con người trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.Trong xã hội hiện đại, cách mạng khoa học cùng sự phát triển đột phá về tư duy cũng như những công cụ lao động thông minh đã giúp con người có thể khắc phục thiên tai lũ lụt. Bên cạnh đó, con người cũng tìm mọi cách để tận dụng một cách hiệu quả chức năng vốn có của các dòng sông. Công trình đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang chính là một trong những thành quả có ý nghĩa của Trung Quốc trong khắc phục ảnh hưởng thiên tai và điều tiết, khống chế những cơn giận dữ của dòng sông. Thực ra ngay từ thời Dân Quốc, nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn đã có nhiều chuyến khảo sát nhằm cải thiện công tác trị thủy trên sông Trường Giang. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc đã tìm nhiều phương án trị thủy cũng như phát huy hơn nữa vai trò của sông Trường Giang, tuy nhiên đều chưa thể thực hiện do nguyên nhân khác nhau, trong đó có vấn đề khoa học - kỹ thuật và nguồn vốn.
Tuy vậy, niềm mong ước xây dựng một công trình thủy lợi hữu ích trên sông Trường Giang vừa có tác dụng trị thủy, khắc phục thiên tai lũ lụt, vừa phát huy vai trò tài nguyên thiên nhiên quý báu này không hề nguội tắt trong tâm thức các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc. Không lâu sau thực hiện cải cách mở cửa và gặt hái được những thành công trong phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy xây dựng công trình thủy lợi trên sông Trường Giang, trải qua hơn 10 năm xây dựng gian khó, công trình thủy lợi kỳ vĩ Tam Hiệp chính thức đưa vào vận hành. Đây là công trình thủy lợi đầu mối có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay, luôn giữ mực nước ổn định, điều hòa dòng chảy cuồn cuộn của Trường Giang và phát huy đầy đủ toàn diện và hiệu quả trên các mặt phòng chống lũ lụt, phát điện, vận tải đường thủy, bổ sung nguồn nước, sinh thái, v.v., mang lại lợi ích quốc gia, xã hội cũng như cho người dân. Cùng với phòng chống lũ lụt hiệu quả và phát huy chức năng của dòng chảy, sự hình thành đập Tam Hiệp cũng đã thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của các khu vực Vành đai kinh tế sông Trường Giang.
Tuy nhiên, trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện xây dựng, công trình đập Tam Hiệp cũng gây nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề tác động môi trường tự nhiên, di sản văn hóa, cũng như đời sống của hàng chục triệu người dân dọc sông Trường Giang do mực nước sông sẽ dâng lên khi đập này chặn dòng nước. Đứng trước vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bố trí ổn định chỗ ở mới cho người dân sau khi di dời, khai quật và bảo vệ hữu hiệu các di sản văn hóa trong khu vực ven bờ.Có thể nói, mỗi công trình xây dựng đều khó tránh khỏi tác động nhất định đối với môi trường sinh thái, phát triển bền vững, v.v., đập Tam Điệp cũng là một trong những công trình lớn phải đối mặt với vấn đề này. Tuy nhiên, những hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và dân sinh do công trình mang lại là không thể phủ nhận, xứng đáng là công trình mang tầm vóc thế kỷ trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Trung Quốc trong thời đại mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |