Tôn Kiêu
|
Nhìn lướt qua mọi người sẽ cho rằng đây là một chú chó đang ngồi. Thực ra không phải, tên nó là Tôn Kiêu, con kiêu, là chỉ con cú mà chúng ta thường gọi. Tôn là dụng cụ đựng rượu trong thời cổ đại.
Tôn Kiêu cao gần nửa mét, đầu hơi ngẩng, hai cánh sát vào nhau, phần đuôi rủ xuống, cùng hai chân vạm vỡ tạo thành thế kiềng ba chân, vững trãi, cả thân tôn rải rác hình ảnh của mười mấy loài động vật. Nhìn ngoại hình về tổng thể có cảm giác sống động hừng hực hiếm thấy trong các đời sau. Tôn Kiêu được giới trẻ hiện nay tôn vinh là đồ đồng đen đáng yêu nhất. Viện Bảo tàng Hà Nam đã khai thác một loạt sản phẩm sáng tạo văn hóa liên quan theo hình ảnh của Tôn Kiêu, rất được mọi người ưa thích. Có cư dân mạng nói vui rằng, ngay từ đời Nhà Thương hơn 3.000 năm trước, người Trung Quốc đã phát minh "Angry Birds".
Tôn Kiêu được phát hiện trong mộ của Phụ Hảo, Hoàng hậu nổi tiếng đời Nhà Thương. Phụ Hảo vừa là vợ của Vua Nhà Thương Võ Đinh, cũng là nữ tướng văn võ song toàn đầu tiên có ghi chép bằng văn tự của Trung Quốc. Sinh thời, bà từng tham gia việc lớn quốc gia, chủ trì lễ tế, hơn nữa còn đưa quân chinh chiến tại các nước khác, giúp chồng, tức Vua Võ Đinh thực hiện Võ Đinh Trung Hưng nổi tiếng trong đời Nhà Thương, mang đậm nét truyền kỳ. Có chuyên gia thậm chí nói rằng, Tôn Kiêu đồng đen là "người đại diện" của Phụ Hảo, chứng kiến cả cuộc đời của người phụ nữ Trung Quốc truyền kỳ này. Từ đó có thể thấy, mặc dù người hiện đại trao ý vị đáng yêu cho Tôn Kiêu, nhưng trong thời đại chế tác nó, đáng yêu có lẽ không phải ý nghĩa vốn có của nó.
Con cú là hình gốc mà các đồ mỹ nghệ thời cổ thường hay sử dụng, trong lịch sử đời Nhà Thương và trước đời Nhà Thương, trên các đồ đá, đồ gốm và đồ đồng đen đều có thể ghi nhận hình kiêu đẹp đẽ. Người đời Thương có thói quen sùng bái chim, kiêu là một trong những đối tượng sùng bái chủ yếu của họ. Quan sát những khí cụ này, luôn phát hiện có một số chỗ được chế tác hết sức ngoạn mục và khoe khoang, chẳng hạn như miệng nhọn, khuôn mặt dữ tợn, chân vạm vỡ, đường nét phức tạp, v.v., những chỗ cố ý khoe khoang này đại khái là muốn nhấn mạnh sức răn đe của kiêu.
Vào đời Nhà Thương, kiêu là một loài chim thiêng liêng được người Thương ưa thích và sùng bái. Một số chuyên gia cho rằng người Thương coi "kiêu" là "chim chiến thần", tượng trưng đánh bại kẻ địch giành thắng lợi. Cũng có chuyên gia cho rằng người Thương coi "kiêu" là biểu tượng cho vị thế và quyền lực. Còn có chuyên gia cho rằng, "Huyền Điểu" trong thần thoại nguồn gốc dân tộc Thương "Thiên Mệnh Huyền Điểu, Giáng Nhi Sinh Thương", thực tế chính là kiêu, hóa thân của thần tổ tiên người Thương. Có học giả nói rằng, chữ "Thương" trong giáp cốt văn, thực ra là khuôn mặt lớn của một con cú. Những cách nói này không những đã nói lên mối liên hệ giữa kiêu và Thương, cũng có thể giải thích vì sao trong mộ Phụ Hảo có Tôn Kiêu tùy táng. "Huyền Điểu" về "sinh Thương" có phải là "kiêu" hay không, đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi, nhưng có một điều không còn nghi ngờ, đó là trong các đồ lễ đồng đen của đời Nhà Thương, loài chim xuất hiện rất nhiều lần chính là "kiêu".
Trên thực tế, sự sùng bái đối với con cú không phải chỉ có trong Hoàng gia đời Nhà Thương Trung Quốc. Trong thần thoại của Hy Lạp, A-ten đại diện cho trí tuệ, lý tính và công bằng, chim cưng của A-ten chính là một con cú. Người Hy Lạp cổ sùng bái con cú. Là con chim có thể bắt mồi trong ban đêm, con cú có thể nhìn rõ chân tướng trong đen tối, làm rõ tư duy trong tình trạng hỗn loạn, có lẽ đây chính là nguyên nhân mà nó được công nhận tượng trưng cho trí tuệ.
Hình ảnh của con cú cũng được thể hiện trong các tượng đá điêu khắc của đời Nhà Thương, bất kể hùng hồn hay cartoon, phong độ đơn giản, trực tiếp và rộng lượng cũng như phong độ cao quý mà con cú vô ý tiết lộ không còn xuất hiện trên vùng đất Trung Hoa 3.000 năm sau.
Con cú bị các thế hệ sau coi là loài chim bất tường xấu xa. Kinh thi "U Phong•Si Kiêu" viết: "Si Kiêu Si Kiêu, Ký Thủ Dư Tử, Vu Hủy Ngã Thất". U là lưu vực sông Hoài, nơi bắt nguồn bộ lạc Chu, đối với si kiêu, dân tộc Chu đều sử dụng những cụm từ cực xấu. Sau 800 năm, sau khi đời Nhà Chu lật đổ văn hóa Ân Thương, kiêu vẫn khó trở mình trong đời Nhà Hán, "Điếu Khuất Nguyên Phú" của Giả Nghi đời Tây Hán viết: "U Hô Ai Tai, Phùng Thời Bất Tường. Loan Phượng Phục Soán Hề, Si Kiêu Cao Tường". Trong đời Nhà Hán, không hiểu tại sao con cú còn bị đặt tên xấu là "Tự Mẫu". Hồi còn nhỏ, chúng ta cũng từng nghe các tục ngữ như "Không sợ mèo đêm kêu, chỉ sợ mèo đêm cười", sự có mặt của con cú không phải là chuyện tốt gì.
Xin mượn một bài thơ rất hot trong những năm nay: Anh gặp hoặc không gặp tôi, tôi đều ở đó, nửa buồn nửa mừng.
Từ cao quý, đến bất tường, rồi đáng yêu, con cú vẫn là con cú, tuy nhiên, lòng người đã thay đổi nhiều lần.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |