120115/htna.m4a
|
Ngọc Ánh: Ngày 18 tháng 1 năm nay là kỷ niệm 65 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Trung- Việt, tuần trước Ngọc Ánh và một số anh chị en Ban Việt Ngữ CRI đã nhận được Giấy mời tham dự buổi lễ chào mừng do Hội Hữu nghị Đối Ngoại nhân dân Trung Quốc và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cùng tổ chức vào ngày 15 tháng 1 sắp tới.
Trung: Trong những năm du học tại Bắc Kinh, Thành Trung cảm thấy hễ cứ vào năm tròn, năm chẵn thì quy mô cũng như hình thức kỷ niệm sẽ long trọng hơn.
Ánh: Trong khi háo hức chờ đi dự buổi lễ vui vẻ này, Ban tiếng Việt Nam CRI cũng đã xây dựng Chương trình đặc biệt nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Trung -Việt nhan đề --Quốc Giao Dân Thân. Mỗi bài phóng sự có tiêu đề riêng. Trong Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu sơ qua bối cảnh các bài phóng sự của loạt bài Quốc Giao Dân Thân sẽ phát trên sóng lần đầu từ thứ ba đến thứ sáu tuần này.
Trung: Chị Ngọc Ánh à, bốn chữ Quốc Giao Dân Thân, rất ngắn gọn xúc tích, Thành Trung thấy thường xuyên xuất hiện trong các trang, bài liên quan đến nội dung ngoại giao. Không hiểu xuất xứ từ đâu và ngụ ý cụ thể như thế nào nhỉ?
Ánh: Bốn chữ Quốc Giao Dân Thân tiếng Trung là 国交民亲 xuất xứ từ câu 国之交在于民相亲 trong cuốn "Tuyết Lâm Thượng" của Hàn Phi Tử, Nhà Triết học, Nhà Tư tưởng nổi tiếng vào cuối thời Chiến quốc Trung Quốc cách đây hơn hai ngàn năm. Có nghĩa là tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là sức mạnh thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.
Trung: Chân lý bất hủ. Trong những năm du học tại Trung Quốc, Thành Trung và các bạn lưu học sinh Việt Nam đã cảm nhận được sự quan tâm giúp đỡ chân thành của các thầy cô giáo và bạn bè Trung Quốc, đồng thời cũng được chứng kiến đất nước Trung Quốc ngày một đổi mới và hiện đại, do vậy mà Thành Trung cũng cảm thấy Trung Quốc tựa như quê hương thứ hai của mình vậy.
Chị Nguyễn Thu Huyền
Ánh: Ôi, Thành Trung nói câu này rất giống chị Nguyễn Thu Huyền, 38 tuổi, người Hà Nội, Việt Nam, có một con trai và một con gái. Từng học 7 năm Hán ngữ tại Việt Nam, chị rất thông thạo tiếng phổ thông Trung Quốc. Năm 2000, chị cùng chồng đến lập nghiệp tại Bắc Kinh, đến nay đã 14 năm, cũng giống người Bắc Kinh, chị sống ở Bắc Kinh, đồng thời cũng chứng kiến sự phát triển của Bắc Kinh. Chị nói:
"Tôi đến Bắc Kinh đã chứng kiến tất cả đổi thay của Bắc Kinh. Tôi ở phía đông thành phố, hồi đầu tại đường Quang Hoa, sau đó tại Đông Đại Kiều, Tứ Huệ, Đại Vọng, đã chứng kiến tất cả đổi thay của Bắc Kinh".
Trung: Ôi, chị Nguyễn Thu Huyền sống ở Bắc Kinh đã 14 năm, thì chị ấy gần như người Bắc Kinh rồi. Vậy thì vợ chồng chị Nguyễn Thu Huyền lập nghiệp tại Bắc Kinh như thế nào? vì sao chị coi Bắc Kinh là quê hương thứ hai của mình. Mời các bạn theo dõi bài phóng sự nhan đề Quê hương thứ hai của tôi, trong loạt bài của chương trình đặc biệt: Quốc Giao Dân Thân phát trên sóng lần đầu vào tối thứ ba tuần này.
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Bùi Hồng Phúc
Ánh: Quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trung-Việt đã đi qua chặng đường 65 năm, đã trải qua rất nhiều thử thách, nhưng hai chữ "Hữu nghị" bao giờ cũng là dòng chính trong quan hệ hai nước. Ông Bùi Hồng Phúc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quố, nay là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Trung rất thấm thía điều này:
"Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ quyết liệt nhất, gay go nhất thì nhân dân Trung Quốc đã tổ chức cuộc biểu tình rất lớn để ủng hộ Việt Nam. Tôi nhớ nhất là cuộc biểu tình với 1 triệu người tham gia tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1965 ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước, đó là một sự động viên rất lớn đối với chúng tôi trong lúc chúng tôi phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn bạo của đế quốc Mỹ lúc đó".
Trung: Tre già măng mọc. Rất nhiều bạn trẻ học ngoại ngữ đều rất mong mình sau này có thể làm công việc góp phần cho tình hữu nghị giữa nước mình với nước bạn. Vậy bạn trẻ Trung Quốc học tiếng Việt sẽ nghĩ như thế nào về điều này? Mời các bạn theo dõi phóng sự Thắm tình Trung-Việt, giấc mơ ngoại giao trong loạt bài Quốc Giao Dân Thân sẽ phát trên sóng lần đầu vào tối thứ tư tuần này.
Truyện Kiều phiên bản tiếng Trung
Ánh: "Không thày đố mày làm nên", đây là câu ngạn ngữ dân dã nhưng lại rất triết lý. Bất kể bạn trẻ Việt Nam học tiếng Trung, hay các bạn Trung Quốc học tiếng Việt, đều không tách rời sự dạy dỗ đào tạo của các thầy cô giáo hai nước.
Trung: Đúng vậy, Thành Trung cũng quen khá nhiều bạn cùng lứa người Trung Quốc học tiếng Việt, nhưng không phải học từ giáo viên người Việt Nam mà là từ thầy cô giáo người Trung Quốc. Giáo sư Khoa tiếng Việt trường Đại học Bắc Kinh Triệu Ngọc Lan là một trong số đó. Điều khiến Thành Trung hết sức khâm phục đó là cô Lan đã bỏ công sức suốt 4 năm để dịch "Truyện Kiều" kinh điển Việt Nam của Đại thi hào Nguyễn Du sang tiếng Trung. Cuốn "Truyện Kiều" bản tiếng Trung này do Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh xuất bản vào tháng 7 năm 2013.
Ánh: Dịch văn học đã khó, dịch thơ ca lại càng khó hơn, mà dịch "Truyện Kiều" nổi tiếng thì cái khó lại nhân lên gấp bội. Nếu không thông thạo ngôn ngữ hai nước Trung-Việt, không có tình cảm nồng nàn đối với văn học của cả hai nước thì rất khó có thể hoàn thành công trình đồ sộ này:
"Tôi từng nói, suốt cuộc đời tôi đã làm hai việc lớn liên quan tới mối tình hữu nghị Trung – Việt. Việc đầu tiên là, tôi đã tham gian gián tiếp cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã đến một bệnh viện do Chính phủ Trung Quốc thành lập ở Quế Lâm, Quảng Tây dành riêng cho thương bệnh binh của Việt Nam làm công tác phiên dịch, và đã làm liền 6 năm cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc. Việc thứ hai là, sau nhiều năm nỗ lực, tôi đã dịch xong 'Truyện Kiều'—kiệt tác văn học cổ điển Việt Nam sang tiếng Trung".
Trung: Mời các bạn tìm hiểu quá trình phiên dịch cuốn "Truyện Kiều" từ tiếng Việt sang tiếng Trung của Giáo sư Triệu Ngọc Lan qua bài phóng sự Sẵn sàng làm "công nhân bắc cầu" giao lưu văn hoá Trung – Việt trong loạt bài Quốc Giao Dân Thân sẽ phát trên sóng lần đầu vào tối thứ năm tuần này.
Chị Nguyễn Lệ Chi, Giám đốc Công ty sách Chibooks
Ánh: Tin rằng rất nhiều độc giả Việt Nam không xa lạ đối với Công ty sách Chibooks tại thành phố Hồ Chí Minh, người sáng lập Công ty sách mang tên của mình là một cô gái Việt Nam năng động, nhiệt tình và rất duyên tên là Nguyễn Lệ Chi, lâu nay Lệ Chi đã phiên dịch và xuất bản nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh Trung Quốc, giới thiệu thành công nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
Trung: Rất khâm phục tài năng của Lệ Chi, được biết Lệ Chi học Thạc sĩ tại Khoa Đạo diễn Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, tiếc rằng lúc đó Thành Trung chưa đến Bắc Kinh du học, nên chưa có dịp gặp gỡ và tiếp xúc với Lệ Chi. Thành Trung cho rằng, dịch tác phẩm văn học không phải chuyện dễ, phải đọc và tiếp xúc nhiều, nếu được trao đổi với các nhà văn nữa thì lại càng tuyệt vời:
"Cũng chính trong thời gian du học tại Bắc Kinh, tôi tìm hiểu và làm quen với một số nhà văn nổi tiếng như nhà văn Mạc Ngôn, nhà văn Lưu Chấn Vân, nhà văn Khâu Hoa Đông, Vệ Tuệ, An Ni Bảo Bối, Miên Miên. Nhìn chung, tôi thấy các nhà văn Trung Quốc đều là những người rất là cần mẫn, họ làm việc rất là tỷ mỷ, giành rất nhiều thời gian và tâm huyết để chú trọng vào việc viết lách".
Trung: Thành công của Lệ Chi không phải ngẫu nhiên, mà phải bỏ ra nhiều công sức và tâm huyết và tất nhiên có rất nhiều câu chuyện thú vị diễn ra trong quá trình học tập và sinh hoạt của Lệ Chi tại Bắc Kinh năm xưa. Mời các bạn theo dõi bài phóng sự Câu chuyện du học trong loạt bài Quốc Giao Dân Thân sẽ phát sóng lần đầu vào thứ sáu tuần này.
Ánh: Các bạn thân nến, trên đây chúng tôi vừa giới thiệu sơ qua với các bạn bối cảnh các bài phóng sự trong loạt bài Quốc Giao Dân Thân sẽ phát trên sóng lần đầu từ thứ ba đến thứ sáu tuần này nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc –Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |