Tuy đã bước vào mùa Đông, nhưng thành phố Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vẫn như đầu mùa Hè, thời tiết oi bức, dòng người thông quan vẫn đi lại tấp nập.
Những năm qua, ngày càng nhiều thương gia Việt Nam qua sông Hồng làm ăn buôn bán ở thành phố Hà Khẩu, khu vực bên bờ sông Hồng được người dân gọi là "phố Việt Nam". Tuy đã về đêm, phóng viên thấy khu phố này vẫn đèn màu rực rỡ, dòng người tấp nập, chủ cửa hàng đang rao bán các loại sản phẩm Việt Nam như cà-phê, giầy dép v.v. bằng tiếng phổ thông chưa sõi pha tiếng Việt. Thành phố Hà Khẩu ngày càng trở thành thị trường lớn của sản phẩm Việt Nam đi vào thị trường Trung Quốc.
Số liệu của biên phòng Hà Khẩu cho thấy, số người nhập cảnh Hà Khẩu lên tới hơn 3,2 triệu lượt người/năm. Trên cây cầu đường bộ cửa khẩu Hà Khẩu, số xe ô-tô xuất nhập cảnh đạt hơn 600 chiếc/ngày, hơn 2000 tấn hàng hóa. Hà Khẩu đã trở thành cửa khẩu đường bộ lớn nhất thương mại với Việt Nam của tỉnh Vân Nam. Tại đây, một dự án được quy hoạch ấp ủ nhiều năm đang được tăng tốc thực hiện, Hà Khẩu đang dần từ một thành phố cửa khẩu chuyển sang khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Vân Nam Hùng Thanh Hoa cho phóng viên biết, ngày 22/11, tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây đã lần lượt trình phương án cụ thể xây dựng khu hợp tác gồm các chi tiết như: Vị trí, nguyên tắc, phạm vi và bố cục ngành nghề, biện pháp thực thi v.v. Trung tuần tháng 12 sẽ khảo sát thực tế và trao đổi ý kiến với bên Việt Nam, trước ngày 22/2/2014 sẽ trình lên Quốc vụ viện Trung Quốc. "Từ nay về sau, các tiến trình liên quan đều có yêu cầu thời gian rõ ràng, mỗi tháng đều sẽ tổng kết". Được biết, dự án Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Hà Khẩu dự định sẽ khởi động vào tháng 3 sang năm, đến lúc đó, sẽ xây dựng nên mô hình ban đầu của Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Hà Khẩu.
Chị Nguyễn Vân Tú tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đang làm việc cho người thân chưa hiểu biết nhiều đối với Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, nhưng khi phóng viên giải thích đơn giản là "khu kinh tế kết nối hai nước", chị bắt đầu tưởng tượng rằng: "nếu như thế, đi lại giao thông sẽ càng thuận tiện chứ? Cơ hội làm việc và buôn bán cũng ngày càng nhiều nhỉ"?
Trong thời gian thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất, đến năm 2017, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều Trung-Việt lên tới 100 tỷ USD. Là thị trường đối tác thương mại lớn thứ 3 và thị trường lớn thứ 4 đầu tư đối ngoại của tỉnh Vân Nam, tương lai hợp tác thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc còn có nhiều tiềm năng.
Hiện nay, trong thương mại hai chiều giữa tỉnh Vân Nam và Việt Nam, tỉnh Vân Nam chủ yếu xuất khẩu điện, cơ điện, nông sản phẩm, sản phẩm hóa chất, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản phẩm, hàng dệt may và sản phẩm tài nguyên. Vậy thì không gian tăng trưởng của thương mại giữa tỉnh Vân Nam và Việt Nam ở đâu? Ban ngành thương mại và nghiên cứu và doanh nghiệp địa phương đã đưa ra câu trả lời thống nhất: Mở rộng nhập khẩu hải sản, lúa gạo, hoa quả nhiệt đới của Việt Nam, phát triển ngành chế tạo và thương mại quốc tế dựa vào Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, làm sôi động thêm thị trường thương mại biên giới, thúc đẩy phát triển ngành lưu thông phân phối thông qua mở rộng thương mại hai chiều. Phía hữu quan cũng nêu ra, trong khi quan tâm thúc đẩy các dự án quan trọng, nên dốc sức thúc đẩy phát triển đường thủy quốc tế sông Hồng, mang lại lợi ích cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, qua đó thúc đẩy phát triển ngành du lịch xuyên biên giới. Ban ASEAN Sở Thương mại tỉnh Vân Nam đã nêu ra một mục tiêu cụ thể trong những năm tới cho thương mại hai chiều giữa tỉnh Vân Nam và Việt Nam: "Việc hình thành và nâng cấp ngành nghề phải có một quá trình tích lũy, trên cơ sở hiện nay, đến năm 2017, có thể hoàn thành mục tiêu nâng thương mại hai chiều giữa tỉnh Vân Nam—Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD".
Sau khi đề xuất khái niệm Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, cho dù hai bên tỉnh Vân Nam, Trung Quốc—Việt Nam đều rất tích cực, nhưng không có mô hình nào có thể tham khảo, vì vậy, hai bên luôn phải tìm tòi và tranh luận về các vấn đề như tư duy phát triển, phạm vi quy hoạch, kết nối luật pháp v.v. Chủ nhiệm Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Khẩu Tô Đông Tài cho rằng, môi trường của thành phố Hà Khẩu chủ yếu là thung lũng, công trình khổng lồ xây dựng khu kinh tế, tốc độ xây dựng sẽ rất chậm chạp nếu chỉ dựa vào ngân sách địa phương. "Nhưng năm qua, để hỗ trợ xây dựng phát triển tỉnh Lào Cai, Chính phủ Việt Nam không những không thu thuế quan thương mại của tỉnh Lào Cai, mà Trung ương còn hỗ trợ tỉnh Lào Cai. Hiện nay, Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới đã lên cấp quốc gia, chúng tôi nên tham khảo biện pháp Việt Nam, tranh thủ ủng hộ các chính sách liên quan của nhà nước. Từ nay về sau, công việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới của thành phố Hà Khẩu sẽ bước vào giai đoạn thực hiện cụ thể".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |