Quý vị và các bạn thân mến, năm 2012 sắp qua đi, để tổng kết những tin nổi bật của khu vực Đông-Nam Á trong một năm qua, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn của các nước Đông-Nam Á trong đó có Việt Nam, tổ chức hoạt động bình chọn "10 tin nổi bật của Đông-Nam Á năm 2012". Hoạt động bình chọn qua in-tơ-nét lần này bắt đầu từ ngày 1-12-2012, và sẽ kết thúc vào ngày 31-12-2012. Hoan nghênh quý vị và các bạn viết thư hoặc truy cập trang web của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tham gia bình chọn. Chúng tôi chờ đón lá phiếu của bạn và xin chân thành cảm ơn.
| |
Bình chọn 10 tin nổi bật 15 tin lọt vào tốp bình chọn 10 tin nổi bật của Đông Nam Á năm 2012
| |
1/ Lãnh đạo phe đối lập Mi-an-ma A-ung Xan Xu Ki được bầu làm nghị sĩ Quốc hội Ngày 1/4, Mi-an-ma tiến hành cuộc bầu cử bổ sung nghị sĩ Quốc hội liên bang và nghị viện tỉnh và bang. Trong cuộc bầu cử bổ sung lần này, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà A-ung Xan Xu Ky lãnh đạo giành được 43 ghế nghị sĩ các cấp, bà A-ung Xan Xu Ky cũng được bầu làm Hạ nghị sĩ liên bang. Việc này đánh dấu Quốc hội Mi-an-ma chấp nhận đảng đối lập, tiếp tục mở ra cánh cửa cho cải cách chính trị và hoà giải dân tộc.
| |
2/ Nghi phạm chính trong vụ thảm sát trên sông Mê Công Nô-kham sa lưới tại Lào Ngày 25/4, Nô-kham, nghi phạm chính trong vụ giết hại 13 thủy thủ Trung Quốc trên sông Mê Công ngày 5/10/2011 đã sa lưới tại Lào. Ngày 10/5, Cảnh sát Lào đã bàn giao Nô-kham cho cơ quan chức năng Trung Quốc. Ngày 20/9, Toà án Nhân dân trung cấp thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc mở phiên toà xét xử đối với 6 bị can trong đó có Nô-kham. Ngày 17/10, Toà sơ thẩm tuyên án tử hình Nô-kham và 4 bị can khác. Cảnh sát bốn nước Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma và Lào đã phối hợp công tác điều tra, nỗ lực hết mình cho việc bắt giữ các nghi can, thu thập chứng cứ, thành công của vụ án này trở thành mẫu mực trong hợp tác tư pháp quốc tế.
| |
3/ Hội nghị ASEAN với các nước đối tác 10+3 quyết định mở rộng quy mô cơ chế đa phương của Sáng kiến Chiềng Mai Ngày 3/5, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, tức 10+3 lần thứ 15 diễn ra tại Thủ đô Ma-ni-la của Phi-li-pin. Hội nghị đã thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô và hợp tác tài chính khu vực Đông Á, để tiếp tục tăng cường khả năng dự phòng và ứng phó khủng hoảng cơ chế đa phương của Sáng kiến Chiềng Mai, các bên đồng ý nâng quy mô cơ chế này từ 120 tỷ đô la Mỹ lên tới 240 tỷ đô la Mỹ.
| |
4/ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên thăm cảng Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam Ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pa-nét-ta đến quân cảng Cam Ranh, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam. Phát biểu trên tàu chiến Mỹ đang bảo trì tại cảng Cam Ranh, Bộ trưởng Pa-nét-ta cho biết: "Sở dĩ tôi chọn Cam Ranh là chặng dừng chân đầu tiên là vì kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên thăm cảng Cam Ranh, việc này nói lên quan hệ hai nước Mỹ-Việt Nam đã được cải thiện rất lớn." Ông Pa-nét-ta còn cho biết: "Mỹ và Việt Nam tồn tại quan hệ phức tạp trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ mong mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam."
| |
5/ Vụ tranh chấp đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Phi-li-pin dịu lại Ngày 10/4, khi 12 tàu cá Trung Quốc đang tác nghiệp trên vùng biển đảo Hoàng Nham đã bị một tàu chiến Phi-li-pin quấy nhiễu, các tàu hải giám Trung Quốc đã đến ngăn chặn. Sau đó, Chính phủ Trung Quốc luôn yêu cầu Phi-li-pin rút tàu ra khỏi vùng biển đảo Hoàng Nham. Ngày 16/6, Bộ Ngoại giao Phi-li-pin tuyên bố, Tổng thống A-ki-nô đã ra lệnh cho tàu Chính phủ Phi-li-pin rút khỏi vùng biển đảo Hoàng Nham.
| |
6/ Mỹ và Mi-an-ma khôi phục quan hệ ngoại giao cấp đại sứ Ngày 12/7, tại Nây Pi Đô, Đại sứ Mỹ tại Mi-an-ma Mít-xen đã trình quốc thư lên Tổng thống Mi-an-ma Thên Xên, trở thành vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Mi-an-ma sau 22 năm, quan hệ giữa Mi-an-ma và Mỹ cũng dần ấm lên. Tháng 10, Tổng thống Thên Xên tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trở thành nhà Lãnh đạo cao nhất của Mi-an-ma đến thăm Mỹ trong 64 năm qua. Ngày 19/11, Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma thăm Mi-an-ma, trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Mi-an-ma.
| |
7/ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần đầu tiên không ra "Tuyên bố chung" Ngày 13/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 bế mạc, do bất đồng trong vấn đề Nam Hải, hội nghị không đạt được tuyên bố chung, đây là lần đầu tiên trong 45 năm qua kể từ ngày thành lập ASEAN. Theo chỉ thị của Tổng thống Xu-xi-lô, Ngoại trưởng In-đô-nê-xi-a Na-ta-lê-ga-oa đã soạn thảo bản dự thảo 6 nguyên tắc về vấn đề Nam Hải, tiến hành thương thảo với các nước liên quan. Ngày 20/7, tại Nông-pênh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Cam-pu-chia, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, ông Hô Nam Hông đã tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Nam Hải đạt được giữa các Ngoại trưởng ASEAN.
| |
8/ Cam-pu-chia và Thái Lan rút quân ra khỏi khu vực tranh chấp ở vùng biên giới hai nước Ngày 13/7, trong cuộc gặp tại Xiêm-riệp, Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen và Thủ tướng Thái Lan Dinh-lắc đã đạt được thoả thuận về rút quân ra khỏi khu phi quân sự tạm thời xung quanh ngôi đền Prếch Vi-hia. Đây cũng là việc thực hiện phán quyết liên quan của Toà án Quốc tế La-hay một năm trước. Ngày 18/7, Thái Lan và Cam-pu-chia cùng lúc rút một phần quân đội ra khỏi khu vực tranh chấp và đưa cảnh sát đến làm nhiệm vụ tại đây. In-đô-nê-xi-a với tư cách là nước quan sát viên đã chứng kiến việc rút quân. Tình hình khu vực biên giới có tranh chấp giữa Thái Lan và Cam-pu-chia dịu lại.
| |
9/ Chính thức khởi động kế hoạch kết nối các sàn giao dịch chứng khoán Đông Nam Á Ngày 18/9, Sở Giao dịch chứng khoán Xin-ga-po và Sở Giao dịch chứng khoán Ma-lai-xi-a đã thực hiện kết nối, ngày 15/10, Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan cũng tham gia kết nối. Giá trị cổ phiếu của ba sàn chứng khoán nói trên bằng 2/3 tổng giá trị của 7 sàn chứng khoán ASEAN. Các sàn chứng khoán Hà Nội, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam, sàn chứng khoán Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a cũng sẽ lần lượt tham gia kết nối. Đây là một cột mốc quan trọng trong phá vỡ rào cản giao dịch xuyên quốc gia trong khu vực, cũng là cột mốc quan trọng trong tiến trình nhất thể hoá ASEAN.
| |
10/ Chính phủ Phi-li-pin và nhóm vũ trang chống chính phủ lớn nhất ở nước này chính thức ký kết thoả thuận hoà bình Ngày 15/10, Chính phủ Phi-li-pin và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô, nhóm vũ trang chống chính phủ lớn nhất ở nước này đã chính thức ký kết thoả thuận khung về hoà bình. Theo đó, Chính phủ Phi-li-pin đồng ý thành lập nhà nước tự trị "Bang-xa-mô-rô" tại vùng miền nam để thay cho khu tự trị Hồi giáo Min-đa-nao hiện nay. Thỏa thuận khung được ký đã đặt nền tảng cho kết thúc cuộc xung đột vũ trang kéo dài 40 năm tại khu vực Min-đa-nao ở miền nam Phi-li-pin. Từ năm 2001, Ma-lai-xi-a luôn đóng vai trò điều phối viên trong cuộc đàm phán hoà bình giữa Chính phủ Phi-li-pin và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô.
| |
11/ Thái Thượng hoàng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc từ trần Ngày 15/10, Thái Thượng hoàng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc từ trần tại Bắc Kinh, hưởng thọ 90 tuổi. Xi-ha-núc đã cống hiến trọn đời cho nền độc lập, tự chủ của Cam-pu-chia, được tôn vinh là vị "cha già" dân tộc. Cam-pu-chia đã tổ chức trọng thể các lễ viếng Thái Thượng hoàng Xi-ha-núc. Truyền thông Cam-pu-chia cho biết, Quốc vương Xi-ha-núc là nhân vật vĩ đại trong thế kỷ 20, là vị anh hùng muôn thuở của nhân dân Cam-pu-chia. Việc ông ra đi là "sự kết thúc của một thời đại".
| |
12/ Lào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO Ngày 26/10, trải qua 15 năm nỗ lực, Lào chính thức được phê chuẩn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới tại Hội nghị Đại hội đồng Tổ chức Thương mại thế giới, trở thành thành viên thứ 158 của tổ chức này. Như vậy, toàn bộ 10 nước ASEAN đều đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới sẽ có lợi cho Lào tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế một cách sâu rộng hơn, đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tích cực cho xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
| |
13/ Lào khởi công xây dựng Dự án thủy điện Xay-na-bu-li Ngày 7/11, Lào đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án thủy điện Xay-na-bu-li. Và cho biết, các nước hữu nghị không nêu ra ý kiến nữa sau khi Lào tiến hành luận chứng và áp dụng biện pháp. Dự án thủy điện Xay-na-bu-li là dự án thủy điện lớn được xây dựng trên sông Mê Công đầu tiên của Lào. Dự án này chủ yếu do Thái Lan cung cấp vốn, sau khi hoàn thành 95% sản lượng điện sẽ được truyền tải đến Thái Lan. Trước đó, dự án này từng bị gác lại do Việt Nam và Cam-pu-chia quan ngại về vấn đề môi trường.
| |
14/ ASEAN đề xuất đàm phán về "Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực" Ngày 20/11, 10 nước ASEAN và các nước Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu Di-lân tuyên bố chính thức khởi động đàm phán về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện RCEP, dự định sẽ hoàn thành đàm phán vào năm 2015. RCEP là cơ chế hợp tác nhất thể hoá kinh tế khu vực Đông Á do ASEAN chủ đạo, là bước đi quan trọng trong xây dựng khu vực mậu dịch tự do Đông Á. Nếu cuối cùng đạt được Hiệp định RCEP, sẽ tiếp thêm động lực lớn mạnh cho phát triển kinh tế của khu vực Đông Á.
| |
15/ Quốc hội Việt Nam tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của "Luật Phòng, chống tham nhũng" Ngày 23/11, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam khoá XIII đã thông qua Dự án luật sửa đổi "Luật Phòng, chống tham nhũng" với 94,98% số phiếu. "Luật Phòng, chống tham nhũng" sửa đổi bao gồm điều khoản yêu cầu cán bộ lãnh đạo khai báo tài sản cá nhân. Chính phủ Việt Nam trước đó đã kỵ́ kết tham gia "Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng" và được Quốc hội phê duyệt. Để kết nối các quy định của công ước này, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi pháp luật liên quan.
| |
|