Kể từ ngày 1/9/2005, Bộ Giáo dục Trung Quốc hủy bỏ hạn chế đối với việc kết hôn của sinh viên, miễn là phù hợp quy định của pháp luật, tức nam 22 tuổi, nữ 20 là có thể kết hôn.
Trong gần 7 năm hủy bỏ quy định cấm sinh viên kết hôn, xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp sinh viên thành lập gia đình khi vẫn còn học trong trường. Cuối tháng 2/2012, một c ặp sinh viên 22 tuổi và 20 tuổi khóa 2010 của Khoa Quản trị kinh doanh Học viện Khoa học – Tự Nhiên Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã nên vợ nên chồng, tổ chức tiệc cưới gần 100 mâm ở quê; ngày 10/3, đám cưới của một sinh viên năm thứ ba của Học viên Văn Lý Hồ Bắc ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, cũng là chú rể 22 tuổi, cô dâu 20 tuổi.
Ngày 23/3/2012, Vũ Hán trong mưa.
Án Hoán Nghĩa, sinh tháng 1/1987, Nghĩa mới 25 tuổi nhưng kết hôn đã được ai năm rưỡi, trong khi rất nhiều bạn học đại học của Nghĩa hiện vẫn chưa có người yêu. Ngày 2/10/2009, Án Hoán Nghĩa sinh viên năm thứ ba, 22 tuổi, và Mai Hiểu Phân đã tổ chức tiệc cưới 17 mâm tại quê Hàm Ninh, Hồ Bắc, "là một lễ cưới mời khách nhiều nhất trong lịch sử của làng". Lúc đó, Mai Hiểu Phân còn vài tháng nữa mới đầy 20 tuổi. Là một sinh viên đại học, hành vi của Án Hoán Nghĩa thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người, mãi đến năm 2011 vẫn còn nhiều phóng viên đến phỏng vấn.
Nghĩa cho biết, sở dĩ kết hôn là vì Phân đã mang bầu. "Quê chúng tôi không coi trọng việc đăng ký kết hôn, nhưng nhất định phải tổ chức tiệc cưới, nếu không con mình sau này sẽ danh không chính, ngôn không thuận, vợ cũng sẽ bị người ta nói này nói nọ".
Kết hôn khi còn là sinh viên, liệu có quá sớm không? Bạn Án Hoán Nghĩa cũng cho rằng 22 tuổi lấy vợ quả thật hơn sớm, nhưng không phải chuyện hiếm thấy. Ở quê Nghĩa, đàn ông 22 tuổi lấy vợ là bình thường. "Hội bạn bằng tuổi trong làng đều đã lấy vợ, sinh con, kiếm tiền nuôi gia đình, tôi không phải là trường hợp cá biệt, cũng không phải 'chín sớm' "..
Thành lập gia đình khi còn là sinh viên, lấy gì để nuôi gia đình? Án Hoán Nghĩa cho biết, mặc dù có áp lực, nhưng cũng chẳng phải là "quá sức". Án Hoán Nghĩ là con em nông dân, ngay từ rất nhỏ đã biết kiếm tiền nuôi sống bản thân. Từ khi mới vào đại học, Nghĩa đã đi làm thuê hay kiêm chức trong dịp nghỉ hè. Hàng tháng đều có thu nhập. Hiện nay, Nghĩa đang làm việc tại một công ty tổ chức lễ cưới ở Vũ Hán, ngoài tiền lương cơ bản 2000 Nhân dân tệ/tháng ra, mỗi đám cưới được trả thêm 300 Nhân dân tệ, mùa cưới tháng 10 năm ngoái, thu nhập một tháng của Nghĩa lên tới chục nghìn Nhân dân tệ, gấp 4, 5 lần so với thu nhập bình quân của các bạn ở Vũ Hán. "Tất nhiên, ngành tổ chức lễ cưới cũng có mùa ít khách, như tháng 7, 8 năm ngoái, lương tháng của tôi chưa đến 3000 Nhân dân tệ. Nhưng nhìn chung, thu nhập là rất khá". Nghĩa cho biết như vậy.
"Kết hôn vì đã mang bầu"
Qua theo dõi và phân tích đối với vài cặp sinh viên đã kết hôn, phóng viên phát hiện, họ thường có bốn đặc điểm chung: Quan hệ ổn định, không có hộ khẩu thành phố, không phải sinh viên trường trọng điểm, kết hôn vì đã mang bầu.
Một cặp vợ chồng sinh viên không muốn tiết lộ họ tên cho biết, bỏ con thực ra không khó, sở dĩ lựa chọn lấy nhau, sinh con, là vì chân trọng người yêu.
"Tôi và vợ tôi lấy nhau, là vì tình cảm khi yêu rất ổn định, mặc dù bây giờ đẻ con có chút rắc rối, vợ tôi mang bầu thì phải nghỉ học, nhưng cuộc đời mấy chục năm, sớm muộn gì cũng phải dành ra một năm để mang bầu sinh con, xong sớm nghỉ sớm để xong, giao con cho bố mẹ nuôi, rồi quay về trường tiếp tục học tập, có lẽ cũng không ảnh hưởng tới việc học. Mặc dù gia đình chẳng giàu có gì, nhưng cha mẹ hai bên đều là người trung niên chưa đến 50 tuổi, bốn người nuôi một đứa trẻ không vấn đề gì".
Phóng viên phát hiện, những sinh viên đã thành lập gia đình hầu như không có ai kết hôn khi vừa quen nhau. Họ yêu nhau thời gian ngắn cũng là một năm, dài thì 5, 6 năm, quan hệ ổn định. Một cặp vợ chồng sinh viên khác cho biết: "Chúng tôi yêu nhau 5, 6 năm, đều là người yêu đầu tiên và rất quý trọng mối tình này. Người khác tại sao không kết hôn sớm? Nói là không có cơ sở kinh tế chỉ là mượn cớ thoái thác, quan trọng là quan hệ tình cảm chưa đến mức kết hôn. Nếu tình cảm tốt, tài nhà, xe, tiền bạc đều không phải là trở ngại".
Rất nhiều sinh viên đã kết hôn đều không có hộ khẩu thành phố, họ đến từ nông thôn hoặc thị trấn nhỏ, đều là những nơi có tập tục kết hôn sớm. Trong khi đó, sinh viên kết hôn ít nhiều cũng ảnh hưởng tới việc học. Thống kê sơ bộ của phóng viên cho thấy, sinh viên các trường đại học trọng điểm hầu như không có ai kết hôn. Án Hoán Nghĩa cũng từng phải trả giá cho hành vi lấy vợ khi còn là sinh viên của mình. Do phải làm việc kiếm tiền trong những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ, đến nay Nghĩa vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp đại học vì còn nợ... Còn cặp vợ chồng sinh viên khác, do vợ đã mang bầu, chồng nghỉ học luôn cùng vợ, về mặt khách quan việc này đã ảnh hưởng tới quá trình đến học tập của hai người.
Đoán xem họ có hạnh phúc không?
Liệu kết hôn khi còn là sinh viên đáng tin cậy hay không? Phó Giáo sư Học viện Xã hội học và Nhân chủng học Đại học Trung Sơn, ông Bùi Dụ Tân khi trả lời phỏng vấn cho rằng, kết hôn sớm không phải là nước lũ hay thú dữ, nhưng khách quan mà nói, kết hôn muộn sẽ gặp rủi ro ít hơn.
PV: Về hiện tượng sinh viên kết hôn, dư luận xã hội phổ biến lo lắng rằng, hai người chưa chín chắn, không thích hợp cuộc sống hôn nhân. Xin ông cho biết nhận xét của mình?
Phó Giáo sư Bùi Dụ Tân: Trong xã hội nông nghiệp thời cổ đại, các loại thông tin mà con người tiếp xúc rất ít, còn người hiện đại từ nhỏ đã tiếp xúc với đủ loại thông tin, ở độ tuổi như nhau, IQ, EQ của người hiện đại chắc chắn cao hơn người cổ đại; người cổ đại 13, 14 tuổi coi như đã chín chắn, có thể kết hôn, người hiện đại 20, 22 tuổi thành lập gia đình, dựa vào đâu mà nói rằng họ "chưa chín chắn"? Tôi cho rằng, hiện nay có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, trong đó quan trọng nhất là các sinh viên trẻ tuổi này luôn nằm trong sự quản lý của phụ huynh và xã hội, không muốn buông tay để họ trưởng thành nên người, nhưng đây không phải là lý do nói họ "chưa chín chắn".
PV: Rất nhiều sinh viên kết hôn là vì đã mang bầu, theo ông, liệu điều này sẽ trở thành một mối hiểm họa?
Phó Giá sư Bùi Dụ Tân: Điều này cần xem người trong cuộc nhìn nhận sự việc như thế nào. Thực tế cũng có một số người có thể sắp xếp cuộc sống của mình rất ổn thoả, nhưng dư luận lại không muốn tin vào điều này. Do người đương sự đã đi ngược lại với "sự tưởng tượng" của chúng ta, trong tiềm thức mọi người thậm trí chí lại mong cuộc sống của họ phải gian truân một chút . Đây là sự hiểu lầm.
PV: Để các bạn sinh viên thực sự có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, đề nghị của ông là?
Phó Giáo sư Bùi Dụ Tân: Hiện tượng các bạn sinh viên kết hôn mới xuất hiện trong vài năm nay, đây là sự lựa chọn chủ động trên con đường đời của họ, họ là người đi trước, cũng có thể là "vật hy sinh", cung cấp kinh nghiệm hoặc bài học cho mỗi người đi sau. Chúng ta hiện không thể đưa ra bắt cứ đánh giá nào, bởi vì không ai biết tương lai rồi sẽ ra sao, không ai dám bảo đảm một điều gì cả, cũng chẳng ai có thể khẳng định là họ sẽ không hạnh phúc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |