Kiều Quân

Cánh rừng bao la mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát là một “kỳ tích trần gian”

09-09-2021 10:06:08(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Cánh rừng bao la mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát là một “kỳ tích trần gian”_fororder_CCTV-0013731

Ngày 23/8, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đến khảo sát tại lâm trường cơ giới Tái Hãn Bá. Tổng Bí thư nhấn mạnh, tinh thần Tái Hãn Bá là một phần của tinh thần Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhân dân cả nước đều cần nêu cao tinh thần này, phát triển tốt kinh tế xanh và văn minh sinh thái. Trong chuyến khảo sát lần này, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đến Rừng kỷ niệm Thượng Hải, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói, những người xây dựng lâm trường Tái Hãn Bá “đã tạo kỳ tích trần gian biến đất hoang thành biển rừng”. Trong chương trình hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn về những câu chuyện liên quan cánh rừng này.

“Tái Hãn Bá” có nghĩa là “núi cao tươi đẹp”. Nơi đây từng là vùng đất săn của nhà Thanh, biển rừng rộng bao la. Nhưng sau thời vua Đồng Trị nhà Thanh, nơi đây đã dần dần biến thành núi hoang không có cây cối rộng hàng trăm nghìn ha. Thập niên 50 thế kỷ trước, đồng chí Mao Trạch Đông đưa ra lời kêu gọi vĩ đại “xanh hoá Tổ quốc”. Sau đó, Bộ Lâm nghiệp Trung Quốc quyết định xây dựng lâm trường cơ giới cỡ lớn tại Tái Hãn Bá.

Cánh rừng bao la mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát là một “kỳ tích trần gian”_fororder_CCTV-0013732

Năm 1962, lâm trường Tái Hãn Bá chính thức thành lập. Ông Vương Thượng Hải khi đó 40 tuổi, là Cục trưởng Nông nghiệp của địa khu Thừa Đức. Khi Tổ chức giao nhiệm vụ cho ông đi xây dựng lâm trường, ông đã cùng vợ con đến Tái Hãn Bá, trở thành Bí thư Đảng ủy đầu tiên của lâm trường Tái Hãn Bá. Ông Trương Khởi Ân tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh là kỹ sư của Vụ tạo rừng của Bộ Lâm nghiệp, vợ ông làm việc tại Viện công nghệ Lâm nghiệp Trung Quốc. Ông Trương Khởi Ân khi đó 42 tuổi đã cùng vợ và ba con đến Tái Hãn Bá, trở thành nhân viên kỹ thuật thế hệ đầu tiên của Tái Hãn Bá.

Lúc đầu còn có 361 người đến Tái Hãn Bá. Đội ngũ với độ tuổi bình quân chưa đến 24 tuổi này, gánh vác sứ mệnh “ngăn chặn nguồn cát cho Bắc Kinh, tích trữ nguồn nước cho Bắc Kinh và Thiên Tân”, đã tụ tập tại Tái Hãn Bá từ 18 tỉnh trong cả nước.

Trong thời kỳ đầu xây dựng lâm trường, thời tiết và khí hậu ở Tái Hãn Bá rất xấu, nhiệt độ thấp nhất xuống tới âm 43,3 °C, bình quân hàng năm tuyết phủ lên đến 7 tháng. Nhưng điều khó hơn việc chiến thắng điều kiện xấu là lòng tin kiên định xây dựng lâm trường. Vì thiếu kinh nghiệm tạo rừng, tỷ lệ sống sót của việc tạo rừng hai năm đầu chỉ có 8%. Năm 1963, Tái Hãn Bá gặp trận mưa tuyết hiếm thấy, một số sinh viên và công nhân đến từ thành phố bị mắc kẹt tại Tái Hãn Bá không thể về quê ăn Tết. Nỗi nhớ quê cộng thêm tâm trạng xấu thất bại trong việc tạo rừng, khiến một số người muốn rút lui.

Cánh rừng bao la mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát là một “kỳ tích trần gian”_fororder_CCTV-0013733

Ông Vương Thượng Hải và các cán bộ cưỡi ngựa đi quanh lâm trường. Họ phát hiện, những cây thông sót lại tại Tái Hãn Bá sống rất tốt. Ông Vương Thượng Hải đã hạ quyết tâm: “Cây thông có thể sống tự nhiên trên núi, tôi không tin những cây trồng tạo rừng không sống được.”

Năm 1964, ông Vương Thượng Hải đã chọn 120 công nhân viên chức, tập trung những thiết bị tốt nhất. Ông Trương Khởi Ân dẫn dắt một nhóm kỹ thuật, cùng ăn cùng ở trên núi. Tái Hãn Bá đầu xuân, nhiệt độ ban ngày âm 2 °C. Bên ngoài áo mưa của mỗi người đều đóng băng. 3 ngày sau, trên sườn núi đều đã trồng cây thông. 20 ngày sau, tỷ lệ sống sót đạt 96,6%. Đứng trước cánh rừng xanh non trẻ, ông Vương Thượng Hải và đồng nghiệp đã rơm rớm nước mắt. Cuối năm 1989, ông Vương Thượng Hải đã qua đời vì lâm bệnh. Mọi người đã rải tro cốt của ông tại đây, cánh rừng này cũng được mệnh danh là “Rừng kỷ niệm Thượng Hải”.

Cánh rừng bao la mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát là một “kỳ tích trần gian”_fororder_CCTV-0013734

Hàng chục năm qua, người Tái Hãn Bá từ thế này sang thế hệ khác đã hình thành tinh thần Tái Hãn Bá “ghi nhớ sứ mệnh, lập nghiệp gian khổ, phát triển xanh”. Từ một cây thông đến biển rừng hàng trăm nghìn héc-ta, người Tái Hãn Bá đã biến núi hoang đất cát thành non xanh nước biếc. Một phóng viên quốc tịch Anh cảm thán: “Tái Hãn Bá là hình ảnh thu nhỏ của người Trung Quốc dốc sức vào việc xây dựng văn minh sinh thái.”

Năm 2017, Liên Hợp Quốc tuyên bố, những người xây dựng lâm trường Tái Hãn Bá Trung Quốc được trao “Giải thưởng vệ sĩ trái đất” - danh hiệu cao nhất về bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc. Lý do trao giải là: “Họ đã biến đất hoang thành thiên đường xanh”.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập