Kiều Quân

Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể về pháp trị bằng câu chuyện

18-11-2020 11:06:24(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể về pháp trị bằng câu chuyện

Kể từ Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, trong khi giải thích về tư tưởng mới, quan niệm mới “quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình thường kể một số câu chuyện sinh động như Bao Công, Hải Thụy, v.v., Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã thể hiện tinh thần pháp trị xã hội chủ nghĩa bằng những điển tích hấp dẫn và án lệ kinh điển.

Bao Công là một nhân vật hết sức quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Những ai đã từng xem qua bộ phim “Bao Thanh Thiên” kể về vị quan liêm chính Bao Công thì chắc chắn sẽ không quên hình ảnh Khai Phong Phủ. Không chỉ hấp dẫn du khách với không gian cổ kính yên bình, Phủ Khai Phong còn gắn liền với một nhân vật lịch sử nổi tiếng là Bao Công. Ông tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), là người Hợp Phì, Lư Châu, làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông (1022 – 1063). Ông là một vị quan thanh liêm, chính trực có tiếng dưới thời nhà Tống, Bao Công đã từng phá rất nhiều vụ án khó, đem lại sự công bằng cho dân chúng, do đó rất được dân chúng nể trọng, yêu quý.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể về pháp trị bằng câu chuyện

Tháng 1/2014, phát biểu tại Hội nghị Công tác Chính pháp Trung ương, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói: “Quan chức thanh liêm thời cổ Trung Quốc như Bao Công, Hải Thụy, người dân đều tôn vinh họ là “Thanh Thiên”. Bao Công từng viết một bài thơ: “Thanh tâm vi trị bản, trực đạo thị thân mưu”. Có nghĩa là “Lòng trong sạch là cái gốc của việc trị nước, đạo ngay thẳng là điều mưu cầu của việc tu thân”. Cán bộ và chiến sĩ cảnh sát cần lấy tinh thần pháp trị làm trụ cột, làm người hành pháp hiểu biết luật pháp, tuân thủ luật pháp và bảo vệ luật pháp. Trung thành chính trực, chỉ tuân theo sự thật và pháp luật, thi hành luật pháp công bằng, công chính và nghiêm minh.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể về pháp trị bằng câu chuyện

Hiện nay, Trung Quốc cũng có một số quan chức công bằng, công chính và nghiêm minh như Bao Công, được Tổng Bí thư Tập Cận Bình khen ngợi “làm rất hay”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nêu rõ, bất kỳ quốc gia và chế độ nào đều không thể tách rời hoàn toàn giữa nhân viên hành pháp và xã hội, điều then chốt là cần giữ vững pháp trị không dao động, cần dỡ bỏ sự quấy nhiễu các loại. Cũng có điển hình tốt về mặt này. Nguyên Trưởng Đồn công an xã Thiên An, thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc Ngô Xuân Trung không làm việc theo tình riêng, đích thân bắt giữ người bạn tốt lâu năm bị tình nghi phạm tội, và nói rằng: “Bạn là người bạn tốt nhất của tôi, nhưng tình thân không thể vượt qua pháp luật. Cơ quan công an nếu không thể thi hành pháp luật một cách công bằng, thì làm sao có gì để nhận được sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân”. Ông Ngô Xuân Trung nói với một số cán bộ và lãnh đạo đến nói giúp cho họ hàng: “Nếu tôi tha thứ tội phạm, có nghĩa là nói dối, làm giả vụ án. Ông là lãnh đạo, sao có thể đưa ra yêu cầu như vậy?” Việc này làm rất hay. 

Trung Quốc có lịch sử văn minh luật pháp lâu đời, nội hàm phong phú, thể hiện bề dày pháp chế của dân tộc Trung Quốc, là một trong những nền văn minh luật pháp rực rỡ nhất của nhân loại. “Không theo phép tắc, không thể thành quy tắc”. Tại Trung Quốc, câu nói của Mạnh Tử cách đây hơn 2400 năm trước hầu như từ già trẻ gái trai ai ai cũng biết, điều này nói lên trong dòng máu của con cháu Diêm Hoàng luôn có gien luật pháp tốt đẹp.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình nêu rõ: “Hiện nay, người Trung Quốc đang thúc đẩy toàn diện việc quản lý nhà nước theo pháp luật, không những hấp thu truyền thống tốt đẹp của nền pháp chế Trung Hoa, mà còn tham khảo những cách làm hay về luật pháp các nước trên thế giới, mục đích chính là kiên trì mọi người bình đẳng trước pháp luật, đẩy nhanh xây dựng hệ thống pháp trị xã hội chủ nghĩa, không ngừng thúc đẩy tiến trình lập pháp khoa học, hành pháp nghiêm minh, tư pháp công bằng, toàn dân tuân thủ pháp luật. 

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập