Ngày 15/8 của 15 năm trước, đồng chí Tập Cận Bình lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, khi khảo sát tại thôn Dư ở huyện An Cát, đồng chí Tập Cận Bình lần đầu tiên nêu ra “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”. Trong 15 năm qua, quan điểm quan trọng này đã đi sâu lòng người, công cuộc xây dựng văn minh sinh thái Trung Quốc được không ngừng thúc đẩy, phương thức phát triển xanh và cuộc sống xanh đã ảnh hưởng và thay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân. Trong chương trình Trung Quốc ngày này kỳ này, Sảnh Hoa xin mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết.
Tảng sáng, tiếng chim hót đã đánh thức thôn Dư ở huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang.
15 năm trước, nơi đây chính là nơi mà đồng chí Tập Cận Bình, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang hồi đó lần đầu tiên nêu ra “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”, nhấn mạnh không được thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trả giá bằng môi trường.
15 năm qua, thôn làng nhỏ ở phía bắc tỉnh Chiết Giang, sửa chữa phục hồi sinh thái, dốc sức phát triển kinh tế du lịch. Năm ngoái, tổng thu nhập kinh tế trong cả làng đã đạt hơn 270 triệu Nhân dân tệ, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 nghìn Nhân dân tệ, trở thành làng thí điểm xây dựng xã hội khá giả toàn diện nổi tiếng trong cả nước. Thật sự thực hiện sinh thái tươi đẹp, ngành nghề phát triển, người dân giàu có.
Hình ảnh cuộc sống hạnh phúc non xanh nước biếc không chỉ thể hiện tại thôn Dư. Tại vườn sinh thái thạch mạc hoá ở thị trấn Lãng Khê, huyện Ấn Giang, tỉnh Quý Châu, đâu đâu cũng là màu xanh, cây đào, cây mận trĩu quả, đông đảo du khách đã đến thăm hái quả, du ngoạn, các quán ăn nhỏ đều đầy ắp khách.
“Chúng tôi đến đây, cảm thấy rất thoải mái”.
“Khách chúng tôi ngày càng đồng, làm ăn ngày càng tốt”.
Rất khó tưởng tượng, hơn 10 năm trước, vì thạch mạc hoá (đất trơ đá) nghiêm trọng, diện tích trồng trọt trung bình đầu người ít, kết cấu ngành nghề đơn giản, cuộc sống người dân ở thị trấn Lãng Khê vẫn rất khó khăn. Để thay đổi vận mệnh, dưới sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương, người dân nơi đây đã trồng khoảng một nghìn mẫu rừng cây ăn quả, biến núi đá thành “núi vàng”. Ông Điền Quân, nông dân trồng cây trái cho biết, trước đây trồng khoai tây, một năm chỉ có khoảng một nghìn tệ, sau khi trồng cây trái, cuộc sống ngày một tốt lên.
“Hiện nay, sau khi trồng rừng kinh tế, thí dụ như quýt, bưởi ruột đỏ, thu nhập hiện nay của tôi một năm có thể đạt 20-30 nghìn Nhân dân tệ, thu nhập rất khá”.
Nhà ông Điền Quân ở thôn Tích Phổ, thị trấn Lãng Khê, nhà nào cũng đều trồng cây trái, đều có vườn trái cây. Mỗi khi đến mùa xuân trăm hoa đua nở và mùa thu cây quả thơm ngon, đều sẽ thu hút lượng lớn du khách đến thăm ngắm hoa và hái quả, núi hoang cằn cỗi cũng đổi thành màu xanh, hộ nông dân trồng cây trái đã giàu lên.
Không chỉ môi trường sinh thái ở nông thôn có thay đổi, trong những năm gần đây, màu xanh trong các thành phố Trung Quốc cũng ngày càng nhiều, trong khi nâng cao trình độ bộ mặt và khí chất thành phố, cũng khiến cư dân xung quanh có thể cảm nhận được “non xanh nước biếc” trước cửa nhà.
Công viên đất ngập nước Tây Hải nằm ở khu trung tâm thành phố Bắc Kinh với giá đất “tấc đất tấc vàng”, tuy ở trung tâm thành phố, nhưng đã trồng hơn 700 cây các loại như liễu, đào, tùng và gần 20 nghìn mét vuông cây thực vật nước ven hồ một cách khéo léo, trong hồ có cá, vịt trời, người dân thành phố và du khách đến ngắm cảnh, đi bách bộ và tập luyện sức khỏe quanh hồ đều đánh giá cao nơi đây.
“Sau khi khánh thành công viên đất ngập nước, cảnh quan quanh hồ cũng tốt hơn trước nhiều, không còn hiện tượng lộn xộn và bẩn thỉu. Hiện nay, chính quyền đã huy động lượng lớn nguồn vốn, sức người, sức của. Hàng ngày có nhân viên bảo vệ và dọn dẹp trực để đảm bảo môi trường xung quanh chúng tôi, khiến cư dân chúng tôi cảm thấy Tây Hải thật sự thay đổi nhiều, ngày càng tươi đẹp, có thể ở một môi trường tươi đẹp như vậy, chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ”.
Kể từ Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, công cuộc xây dựng văn minh sinh thái được đưa vào bố cục tổng thể “ngũ vị nhất thể”, công cuộc công kiên phòng chống ô nhiễm đã trở thành một trong ba cuộc chiến công kiên quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thể chế văn minh sinh thái được thúc đẩy sâu rộng. Quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” không những trở thành nhận thức chung của cả xã hội, mà còn đóng góp quan trọng cho việc xây dựng văn minh sinh thái thế giới. Trung Quốc hiện nay, bầu trời, non xanh nước biếc.