Hải Vân

Bác sĩ Trương Văn Hồng: Tỷ lệ dịch Covid-19 toàn cầu kết thúc vào mùa hè năm nay rất thấp, bí quyết không bị lây có một điểm mấu chốt

30-03-2020 15:24:07(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Hiện nay, dịch Covid-19 trong nước Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn bùng phát sang giai đoạn phục hồi, nhưng nước ngoài đang bước vào giai đoạn bùng phát toàn diện, dịch bệnh đang ở vào trạng thái lây lan trên toàn cầu, Trung Quốc và Việt Nam đều đứng trước rủi ro cao truyền nhiễm dịch bệnh từ nước ngoài. Làm thế nào để phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm từ bên ngoài là vấn đề được người dân hai nước quan tâm rộng rãi. Mới đây, Mạng Nhân dân TQ đã phỏng vấn Trưởng nhóm chuyên gia điều trị dịch Covid-19 Thượng Hải, Chủ nhiệm khoa truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán Trương Văn Hồng, giới thiệu điểm mấu chốt không bị lây dịch Covid-19. 

图片默认标题_fororder_hong

Phóng viên: Hiện nay, dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn bùng phát sang giai đoạn phục hồi, nhưng nước ngoài lại bùng phát toàn diện, Trung Quốc từ đó phải đứng trước rủi ro cao du nhập dịch bệnh, sức ép phòng chống cực lớn. Xét từ giai đoạn hiện nay, Trung Quốc nên phòng chống như thế nào? Người dân nên phòng chống như thế nào?

Trương Văn Hồng: Trước dịch Covid-19 lần này, nhân dân Trung Quốc đều phải trải qua thử thách gian nan. Cả nước chi viện tỉnh Hồ Bắc, trong thời gian không đến hai tháng, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, các nơi trong cả nước cơ bản không xuất hiện ca nhiễm bản địa, Trung Quốc đã đi qua thời khắc tối tăm nhất. Nhưng hiện nay châu Âu đột nhiên trở thành tâm dịch mới, đem lại tính rủi ro to lớn cho Trung Quốc, tiếp theo chúng ta vẫn đứng trước rủi ro mang tính du nhập tương đối lớn. Trung Quốc phải bày thế trận chờ quân địch, chào đón thách thức “phòng chống dịch bệnh lần thứ hai”.

Trước đây chúng tôi dự kiến dịch bệnh sẽ kết thúc vào tháng 4, sau đó xử lý công việc tiếp theo, sau đó theo dõi tình hình kiểm soát dịch bệnh các nước, dịch bệnh toàn cầu có thể kết thúc vào tháng 6, tôi thấy phán đoán này cũng hợp lý. Nhưng hiện nay cả châu Âu xuất hiện tình trạng khó kiểm soát, tỷ lệ dịch bệnh kết thúc vào mùa hè năm nay sẽ rất thấp. Đặc biệt là một số nước châu Âu đề xuất “miễn dịch cộng đồng”, quá trình này trên thực tế sẽ rất đau khổ, chắc chắn sẽ có rất nhiều người bị lây nhiễm. Bởi vì quá trình hình thành “miễn dịch cộng đồng” hết sức lâu dài, có nghĩa là sẽ có 60%-70% người bị lây nhiễm. Suy tính chu kỳ này cần qua năm, cho nên tôi dự tính nhân viên y tế sẽ rất khó được nghỉ ngơi trong một thời gian rất dài.

Đối với người dân mà nói, phòng chống dịch bệnh rất quan trọng. Người khác bị lây dịch Covid-19, tôi không bị lây, có bí quyết không? Trên thực tế là có đấy, nhất định phải nắm bắt điểm mấu chốt trong bệnh truyền nhiễm, chính là tiếp xúc. Nếu không tiếp xúc, thì không bị lây. Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, chúng tôi phát hiện, tất cả lây nhiễm đều do tiếp xúc mật thiết mà lây lan.

Vậy, ở nơi làm việc chúng ta nên làm thế nào tránh tiếp xúc mật thiết? Không những cần phải giữ cự ly xã giao nhất định, cần phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Làm được những điều này, rủi ro lây nhiễm cơ bản không tồn tại nữa. Có người lo lắng lây lan trong không khí? Trên thực tế, tính đến thời điểm này lây truyền trong không khí vẫn ở trong giả thuyết, đa số trường hợp của Trung Quốc đều là lây nhiễm qua tiếp xúc mật thiết.

Phóng viên: Hiện nay, dịch Covid-19 các nước châu Âu đặt biệt là I-ta-li-a rất nghiêm trọng, ca nhiễm rất nhiều, tỷ lệ tử vong cũng cao. Có cư dân mạng cho rằng thành phần vi rút của I-ta-li-a không phải giống hoàn toàn với Trung Quốc, nhưng độc tính mạnh hơn, cách nói này nên hiểu như thế nào?

Trương Văn Hồng: Theo kết quả phân tích của trình tự gen của vi rút Covid-19 ở I-ta-li-a, hiện chưa có số liệu rõ rệt, cho nên hiện không thể nói độc tính mạnh hơn. Tỷ lệ tử vong thời kỳ đầu của Vũ Hán cũng cao, hiện nay đã giảm xuống, không có bằng chứng nào minh chứng thành phần vi rút đã thay đổi. Thành phần vi rút thay đổi nhất định phải có minh chứng bằng kết quả xét nghiệm trình tự gen. Hiện nay I-ta-li-a bùng phát quy mô, ca nhiễm nặng sẽ tồn tại tỷ lệ nhất định, nếu ca nhiễm nặng nhiều quá, năng lực chữa trị của bệnh viện có khả năng không theo kịp, tỷ lệ tử vong sẽ lên cao. Nếu không kiểm soát nổi, sẽ ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay chính là thời điểm thử thách liệu I-ta-li-a có thể áp dụng biện pháp phòng chống hiệu quả hay không?

Phóng viên: trước đây có một cách nói, cùng với thời tiết ấm dần, tính truyền nhiễm của vi rút sẽ yếu đi, nhưng vấn đề là, vi rút đã lan tràn trên Nam Bắc bán cầu, khi Bắc bán cầu bước vào mùa hè, Nam bán cầu bước vào mùa đông. Vậy, liệu vi rút có trở thành vi rút loại hình thường trú hay không?

Trương Văn Hồng: Trên lịch sử, rất nhiều bệnh truyền nhiễm đều qua mùa, qua năm, H1N1 của năm 2009 là qua năm. Hiện nay, tình hình của Xin-ga-po, Ấn Độ đều không nặng, do vậy sẽ cho rằng thời tiết ấm dần thì vi rút này sẽ khó sinh trưởng; nhưng Ma-lai-xi-a lại có hơn 400 ca nhiễm, cho thấy không chỉ do thời tiết. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của những nước này đều thấp, tối thiểu cho thấy có thể vào lúc thời tiết nóng thì bệnh nhân nhiễm nặng sẽ giảm, ca nhiễm nhẹ vẫn còn, nếu không thì ở Ma-lai-xi-a, đất nước có vĩ độ thấp như vậy không thể xuất hiện ca nhiễm nhiều như vậy. Mùa hè, vi rút có thể sẽ dễ bị kiểm soát hơn. Nhưng hiện nay châu Âu xuất hiện đà bùng phát, có một số nước chỉ áp dụng biện pháp ứng phó bị động, có thể sẽ không sàng lọc đối với bệnh nhân nhiễm nhẹ hoặc bệnh nhân không triệu chứng, điều này có nghĩa bệnh nhân nhiễm nhẹ hoặc bệnh nhân không triệu chứng có thể không những lây lan trong xã hội, nếu như vậy, dịch bệnh sẽ tiếp tục kéo dài, có lẽ đến mùa hè cũng không thể kết thúc, đến mùa đông, có lẽ lại bùng phát lần thứ hai.

Về vấn đề liệu có trở thành vi rút loại hình thường trú hay không? Nếu độc tính của vi rút này trở nên ngày càng thấp, có thể lây nhiễm chéo trong cộng đồng, vì triệu chứng không rõ ràng, cũng không dẫn đến tử vong, thì sẽ thích ứng dần, sinh sống trong cơ thể. Nếu độc tính của vi rút trở nên mạnh hơn, thì dễ bi tiêu diệt. Bởi vì nếu bệnh nhân bị ốm thì sẽ rất nặng, chắc chắn sẽ tiến hành điều trị, cách ly, vi rút này sẽ khó lây lan. Nhưng hiện nay nói liệu vi rút này có chung sống lâu dài với loài người hay không còn quá sớm, phải chờ thêm một, hai năm mới biết được.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập