Mẫn Linh

Kỹ sư thế hệ thứ 3 trên tuyến đầu dự án Trung Quốc tại nước ngoài Mạnh Thu Toàn: “Hiệu trưởng Trung Quốc” của các học viên tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội Việt Nam

28-02-2020 12:05:17(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền quan trọng của Trung Quốc và Việt Nam. Trong những ngày muôn vàn gia đình tưng bừng chào đón ngày tết, cả nhà sum họp, lại có một số người Trung Quốc kiên trì làm việc trên cương vị ở đất khách quê người, không thể về nhà đoàn tụ với gia đình, họ là những nhân viên thi công tại các dự án lớn quan trọng ở nước ngoài, người làm việc tại cơ quan tài chính-ngân hàng, bác sĩ của đội y tế viện trợ nước ngoài, giáo viên tiếng Trung..., họ như một giọt nước, một tia ánh nắng, một đinh ốc nhỏ, bằng đôi bàn tay và nhiệt tình của mình, vun đắp nhịp cầu hữu nghị giao lưu giữa Trung Quốc và các nơi trên thế giới. Trong chương trình Cầu vồng Hữu nghị hôm nay, mời các bạn cùng phóng viên của Đài chúng tôi thường trú tại Hà Nội, làm quen với một trong những sứ giả hữu nghị, chị Mạnh Thu Toàn, kỹ sư thế hệ thứ 3 trên tuyến đầu dự án Trung Quốc tại nước ngoài, “Hiệu trưởng” Trung Quốc của các học viên tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội, Việt Nam.

图片默认标题_fororder_图1孟秋璇(中间)和部分中铁六局员工

Chị Mạnh Thu Toàn (ở giữa)

Tuyến phía Đông đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, dự án giao thông đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội, Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn nghiệm thu và bàn giao. 1 năm qua, Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, đơn vị nhận thầu dự án đã tập huấn “nước rút” đối với hơn 600 viên chức của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của người phụ trách, chị Mạnh Thu Toàn, công tác tập huấn được hoàn thành thuận lợi.

Chị Mạnh Thu Toàn là nữ viên chức Trung Quốc duy nhất phục vụ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội của Cục 6 đường sắt Trung Quốc, thường trú tại Hà Nội đã 2 năm. Chị là kỹ sư thế hệ thứ 3 trong gia đình chị, ông nội là kỹ sư ở ban chỉ huy Ba Tuyến Tây-nam (dự án Ba Tuyến là một cuộc xây dựng quốc phòng, khoa học-công nghệ, công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông của Trung Quốc tiến hành tại 13 tỉnh, khu tự trị khu vực vùng miền Trung và miền Tây kể từ năm 1964), tham gia xây dựng đường sắt Thành Đô – Côn Minh, cha chị là người tham gia xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc trong nước Trung Quốc, chính vì vậy, chị có thể giữ lòng nhiệt tình đối với công tác kỹ sư xem chừng khô khan này.

Trong giai đoạn tập huấn lý luận của dự án, chị Mạnh Thu Toàn hàng ngày xuất phát từ công ty đến trường từ 6 giờ rưỡi sáng, chuẩn bị giáo án trước một ngày. Tổ chức nhân viên trong trường, sắp xếp giảng viên và môn học, kiểm tra kỷ luật trên lớp...đều là những công việc ngày thường của chị. Chị nói đùa rằng:

“Có lẽ trong ấn tượng của các học viên, tôi khá ‘ác’, bởi vì tôi phụ trách quản lý kỷ luật, cán bộ phụ trách quản lý kỷ luật thường trông rất ác”.

图片默认标题_fororder_图4由中铁六局集团有限公司总承包建设的河内轻轨线

Sau các buổi học lý luận, nội dung tập huấn chuyển sang thao tác thực tế, tức vận hành thử tuyến đường sắt đô thị, đây là tiêu chuẩn quan trọng kiểm nghiệm thành quả tập huấn. Trong khoảng thời gian đó, chị Mạnh Thu Toàn càng là đợi lệnh 24/24 giờ, ban ngày đến các ga tàu thị sát công tác của học viên trên các cương vị, buổi tối còn phải phụ trách điều phối từ xa công tác giữa các học viên Việt Nam và nhân viên tác nghiệp kiểm tra, tu sửa của công ty, thường bận đến rạng sáng mới có thể nghỉ ngơi.

Theo ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Việt Nam Cục 6 đường sắt Trung Quốc, chính do có tinh thần trách nhiệm cao, chị Mạnh Thu Toàn đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do công ty giao phó.

“Từ tổ chức nhân viên, sắp xếp giảng viên và môn học đến việc quản lý thường ngày đều có ngăn có nắp, đặc biệt đã gây dựng uy tín trong các học viên, mọi người đều gọi chị là Hiệu trưởng Mạnh. Sau khi tham gia tập huấn, chạy thử tại hiện trường và tập dượt đều cho hiệu quả rất tốt, các học viên đã hoàn toàn nắm bắt kỹ năng vận hành, quản lý và thao tác”.

Kết thúc thuận lợi việc vận hành thử là thấy ngay hiệu quả tập huấn. Thấy các học viên có thể một mình phụ trách một mảng công việc, chị Mạnh Thu Toàn có cảm giác thành công:

“Chắc chắn có cảm giác tự hào, dù sao đã chứng kiến một quá trình từ không đến có. Các học viên cũng rất vất vả, đối với họ mà nói, lĩnh vực này là hoàn toàn mới. Mãi đến khi đoàn tàu chạy trên tuyến đường sắt này của chúng tôi, họ mới có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế”.

Tại Ga Cát Linh, ga đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị, phóng viên đã gặp anh Phan Trọng Lưu phụ trách công nghệ đường sắt đô thị, anh cho biết rất lấy làm kiêu hãnh được làm việc tại tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam, mong tuyến đường sắt đô thị làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội sau khi chính thức đi vào hoạt động.

图片默认标题_fororder_图3河内轻轨项目学员

Là kỹ sư thế hệ thứ 3, chị Mạnh Thu Toàn thẳng thắng, sự ủng hộ và cảm thông của gia đình khiến chị có thể toàn tâm toàn ý lao mình vào công việc.

“Gia đình tôi hết sức ủng hộ công việc của tôi, bởi vì từ nhỏ, gia đình tôi đã như vậy, tôi là kỹ sư thế hệ thứ 3 trong gia đình, từ ông nội tôi đến cha tôi, rồi là tôi, chúng tôi đều là kỹ sư. Tôi gặp được cơ hội xây dựng ‘Một vành đai, một con đường’, thế là lao mình vào dự án xây dựng đường sắt đô thị ở nước ngoài. Tôi có cảm giác làm nên một việc nào đó trong trạng thái này, cũng do đam mê công việc này”.

Trong thời gian đầu khởi động dự án, chị Mạnh Thu Toàn trung bình một năm làm việc khoảng 4 tháng tại Việt Nam, hai năm qua, do nhu cầu công việc, chị phải thường trú tại Hà Nội. Chị cảm nhận được sự thân thiện của người Việt Nam trong quá trình làm việc và sống với người Việt Nam. Trong khi đó, chị cũng mang đến cho các bạn Việt Nam sự thân thiện tương tự.

图片默认标题_fororder_图2孟秋璇和翻译们身着越南国服奥戴黛

Chị Mạnh Thu Toàn và chị Nguyễn Thị Nguyệt Thảo

Chị Nguyễn Thị Nguyệt Thảo, Phiên dịch tiếng Trung của chị Mạnh Thu Toàn cho biết rất khâm phục thái độ làm việc nghiêm chỉnh của chị Mạnh Thu Toàn, chị Mạnh Thu Toàn vừa là cô giáo cũng là bạn bè của Thảo.

“Chị thường xuyên nghĩ thay cho tôi, sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi nếu thấy chúng tôi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống”.

Trong dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, còn có rất nhiều kỹ sư làm việc hết lòng như chị Mạnh Thu Toàn. Dưới sự thúc đẩy của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, họ đi ra thế giới cùng với các dự án Trung Quốc, bắc nhịp cầu hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam bằng lòng tin và mồ hôi.

 

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập