Mẫn Linh

Chế độ chín muồi đòi hỏi thời gian

14-08-2019 16:20:52(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhiều lần nhấn mạnh, chế độ chính trị của mỗi quốc gia đều là độc đáo, “đều là kết quả phát triển lâu dài, dần dần cải tiến và diễn biến mang tính nội tại trên cơ sở kế thừa lịch sử, truyền thống văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội của nước này”. Thông qua kể lại lịch sử biến thiên chế độ của một số nước phát triển, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nêu rõ lô-gíc nội tại của chế độ chín muồi, hơn nữa đã thể hiện một tư duy và tầm nhìn lịch sử với chúng ta.

“Từ năm 1640 nổ ra cách mạng tư sản đến “Cách mạng Vinh quang” năm 1688, Anh mất vài chục năm để hình thành chế độ Quân chủ lập hiến, trong khi thời gian cho chế độ này chín muồi càng dài hơn. Từ năm 1775 bắt đầu chiến tranh độc lập đến năm 1865 kết thúc chiến tranh Nam – Bắc, thể chế mới của Mỹ mới đại để ổn định, mất gần 50 năm. Từ năm 1789 nổ ra cách mạng giai cấp tư sản đến năm 1870 nền Cộng hòa đệ nhị sụp đổ và thành lập nền Cộng hòa thứ ba, Pháp đã trải qua nhiều cuộc đọ sức giữa khôi phục và chống khôi phục ngai vàng, mất hơn 80 năm. Cho dù là Nhật Bản, bắt đầu cải cách Minh Trị ngay từ năm 1868, nhưng cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ 2 mới hình thành thể chế như hiện nay”.

图片默认标题_fororder_416964783889107580

Sự chín muồi của một chế độ, rốt cuộc là kết quả đột biến trong chốc lát hay diễn biến nội tại tuần tự như tiến? Khi thế giới phương Tây “bán rao” mô hình chế độ và giá trị quan với toàn thế giới trong tiếng hoan hô “chấm dứt lịch sử”, họ hoàn toàn quên mất, chế độ của họ không phải tự nhiên như hôm nay, mà từng trải qua sự đọ sức, bấp bênh và đổi mới kéo dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm.

Các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp và Nhật Bản đều như vậy. Chẳng hạn như Pháp, Cách mạng Pháp năm 1789 đưa ra khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”, nhưng sau khi cách mạng thành công lại chưa thực hiện một bước các mục tiêu này. Trong thời phái Jacobin chuyên chính, từ ngày 10/6/1794 thông qua Luật Prairial đến xảy ra Chính biến tháng Nóng, chỉ trong 48 ngày ngắn ngủi, riêng ở Pa-ri đã hành quyết 1376 người. Các nhà sử học ví rằng: “Niềm đam mê của người dân đã tiêu tan giữa vũng máu...cách mạng đã thôn tính con cái của mình”. Trong 150 năm sau Cách mạng, lịch sử của Pháp luôn quanh quẩn giữa cách mạng và khôi phục ngai vàng, giữa cộng hòa và đế chế, giữa dân chủ và chuyên chế. Có học giả nghiên cứu cho thấy, từ năm 1800 đến năm 1949, Pháp đã xảy ra 8 cuộc cách mạng, cho đến sau Thế chiến thứ 2 mới thực sự ổn định. Quá trình ổn định chế độ kéo dài ở Pháp đã chứng minh chế độ chín muồi đòi hỏi thời gian. Lại ví dụ như Mỹ, sau khi giành chiến thắng trong chiến tranh độc lập, Mỹ càng giống “liên kết các bang rải rác”, chứ không phải “liên bang” có sức gắn bó nội tại. Cho đến khi Chính quyền Lincoln giành thắng lợi trong Chiến tranh Nam – Bắc, bảo vệ sự thống nhất của Mỹ bằng vũ lực mới đặt nền tảng cho Mỹ trở thành thực thể chính trị hoàn chỉnh. Trước sau đã mất gần 90 năm.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đưa ra kết luận từ lịch sử phát triển của chế độ các nước Anh, Mỹ, Pháp và Nhật Bản rằng, sự chín muồi của hệ thống chế độ không phải nhờ vào nỗ lực một sớm một chiều, mà đòi hỏi một quá trình dần dần cải tiến. Do đó cũng tự nhiên hình thành sự gợi ý đối với tương lai của Trung Quốc: Sự phát triển của hệ thống chế độ Trung Quốc cũng sẽ giống như các nước phương Tây, đòi hỏi một quá trình dần dần cải tiến và hướng tới chín muồi.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập