Duy Hoa

Chuỗi ngành đất hiếm Trung Quốc có thế mạnh rõ rệt, có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghiệp mới nổi trên toàn cầu

24-05-2019 15:14:31(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_u=2340825510,534403183&fm=26&gp=0

Cùng với việc bước vào thời đại kỹ thuật số, đất hiếm vừa là nguyên vật liệu sản xuất linh phụ kiện của rất nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng, cũng là nguyên liệu quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn cầu. Trung Quốc không những là nước lớn về trữ lượng đất hiếm, mà còn đã hình thành chuỗi ngành đất hiếm tương đối hoàn chỉnh. Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp mới nổi trên toàn cầu, nhưng vì đất hiếm là tài nguyên không thể tái tạo, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy ngành đất hiếm phát triển bền vững. 

Đất hiếm là tên gọi chung của 17 nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, được tôn vinh là “mẹ của vật liệu mới”, chế phẩm đất hiếm được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như thông tin điện tử, năng lượng mới, hàng không vũ trụ, v.v., là tài nguyên chiến lược quan trọng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban học thuật Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc Trương Kiến Bình nói:

“Những nguyên tố này là chất xúc tác không thể thiếu cũng như thành phần bổ sung then chốt đối với rất nhiều sản phẩm công nghệ cao, nhất là sản phẩm hàng không vũ trụ, cũng bao gồm các thiết bị thông minh, nguyên vật liệu công nghiệp quan trọng mà chúng ta thường sử dụng. Nói cách khác, nếu thiếu nguyên tố then chốt như đất hiếm, tính năng và chức năng của rất nhiều nguyên vật liệu công nghiệp hoặc sản phẩm công nghệ cao đều sẽ bị tác động rất lớn. Nhưng đất hiếm có đặc điểm trữ lượng có hạn, tập trung ở một số ít nước. Cho nên, toàn thế giới nhất là các nước có ngành công nghệ cao tương đối phát triển đều rất coi trọng ứng dụng và khai thác đất hiếm”.

Về vai trò to lớn của đất hiếm, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu công trình Trường Đại học Công nghệ Giang Tây Trần Kim Thanh cho biết, cứ 5 bằng sáng chế trên thế giới ngày nay thì có một bằng sáng chế có liên quan đến đất hiếm, từ đó có thể thấy tầm quan trọng của đất hiếm. Ông nói: 

“Một lượng lớn đất hiếm được sử dụng sản xuất vật liệu từ tính. Chẳng hạn, máy phát điện bằng sức gió, một máy phát điện cần từ 5-10 ki-lô-gam đất hiếm; mô-tơ trong đồ chơi, mô-tơ gây rung trên điện thoại di động cũng cần sử dụng đến đất hiếm. Về mặt công nghiệp quốc phòng, tên lửa hành trình của Mỹ cũng đòi hỏi sử dụng đất hiếm, nếu không tên lửa sẽ bắn không chính xác”.

Trung Quốc là nước lớn về trữ lượng, sản xuất, ứng dụng và tiêu thụ đất hiếm. Số liệu năm 2016 cho thấy, trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc là 44 triệu tấn, chiếm 36,5% tổng trữ lượng trên thế giới. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Trường Đại học Công nghệ Giang Tây Trần Kim Thanh cho biết, chính vì đất hiếm không thể thiếu được trong rất nhiều ngành công nghệ cao, đất hiếm của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới. Ông nói: 

“Hiện nay, đất hiếm chủ yếu xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ có nền khoa học công nghệ tương đối phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu, v.v. Vì vậy, nếu thế giới thiếu đất hiếm của Trung Quốc, rất nhiều sản phẩm công nghệ cao sẽ không phát triển được, hoặc bị hạn chế”.

Đất hiếm là tài nguyên chiến lược quan trọng, cũng là tài nguyên không thể tái tạo. Để tăng cường bảo vệ và khai thác hợp lý, Trung Quốc hiện đã thực thi biện pháp kiểm soát tổng lượng khai thác đất hiếm, tổng lượng khai thác đất hiếm đợt đầu năm nay kiểm soát ở mức 60.000 tấn.

Về sự phát triển của ngành đất hiếm Trung Quốc trong tương lai, nhà lãnh đạo Trung Quốc đề ra, phải tăng cường sáng tạo đổi mới khoa học công nghệ, không ngừng nâng cao trình độ công nghệ khai thác và sử dụng, vươn dài chuỗi ngành nghề, nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường bảo vệ môi trường khi triển khai dự án, thực hiện phát triển xanh và bền vững.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập