Mẫn Linh

Kỳ tích Trung Quốc

07-03-2019 10:45:06(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung Quốc khóa 13 và Kỳ họp thứ hai Chính hiệp Trung Quốc khóa 13 đang diễn ra tại Bắc Kinh. Trung Quốc bước vào thời gian Hai Kỳ họp. Hai Kỳ họp là mặt bằng chính trị cao nhất Trung Quốc, cũng là chong chóng đo chiều gió phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đã lập nên nhiều kỳ tích trong hơn 40 năm cải cách mở cửa. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng có bài phát biểu phân tích về kỳ tích Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_602217091453944247

Trong bài phát biểu tại lớp nghiên cứu và thảo luận theo chuyên đề học tập và quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ương 5 khóa 18 dành cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh và Bộ ngày 18/1/2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

“Nước ta thời cổ lấy nông nghiệp dựng nước, văn minh canh nông lâu nay dẫn trước thế giới. Thời Nhà Hán, dân số nước ta đã vượt quá 60 triệu, ruộng đất hơn 800 triệu mẫu Trung Quốc (tương đương hơn 53 triệu héc-ta). Diện tích thành Trường An Nhà Đường vượt quá 80km2, dân số hơn 1 triệu, cung điện sơn son thiếp vàng, chùa chiền và bảo tháp cao ngất, hai chợ đông-tây hết sức sầm uất. Nhà thơ Sầm Tham từng có câu thơ rằng “Trường An Thành Trung Bạch Vạn Gia”. Thời Bắc Tống, thuế thu nhà nước cao nhất đạt 160 triệu quan tiền, là nước giàu nhất thế giới thời đó. Lúc đó, dân số các thành phố như Luân Đôn, Pa-ri, Vơ-ni-dơ và Firenze đều chưa đến 100 nghìn, trong khi nước ta có gần 50 thành phố với dân số hơn 100 nghìn.

Sau cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta bắt đầu tụt hậu trong khi các nước phương Tây phát triển vươn lên. Sau chiến tranh nha phiến, kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp của nước ta dần giải thể, không nắm vững được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp, mặc dù một số ngành công nghiệp dân tộc có phát triển, cũng thu hút một số vốn nước ngoài, nhưng nhìn chung đất nước nghèo nàn và lạc hậu, chiến tranh loạn lạc không ngớt, dần bị rớt lại trong trào lưu tiến lên của thời đại. Trạng thái này kéo dài hơn 100 năm.

图片默认标题_fororder_570074930596282623

Sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, Đảng ta lãnh đạo nhân dân bắt đầu xây dựng công nghiệp quy mô lớn. Đồng chí Mao Trạch Đông đề xuất, nhiệm vụ của chúng ta “là tĩnh tâm để có thể xây dựng ngành công nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp hiện đại, văn hóa khoa học hiện đại và quốc phòng hiện đại của nước ta”. Thập niên 50 của thế kỷ trước, công cuộc xây dựng đất nước thu được thành quả rõ rệt. Sau đó, do xuất hiện sai lầm “tả” trong tư tưởng chỉ đạo, và 10 năm rối bời của “Đại cách mạng văn hóa”, cộng thêm nhận thức của chúng ta đối với quy luật xây dựng Chủ nghĩa xã hội chưa đủ sâu sắc, việc xây dựng công nghiệp quy mô lớn không thể tiếp tục triển khai thuận lợi.

图片默认标题_fororder_597005466467827913

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI đã mở ra thời kỳ lịch sử mới cải cách mở cửa. Hơn 30 năm qua, mặc dù gặp phải các loại khó khăn, nhưng chúng ta đã lập nên kỳ tích kinh tế của một nước duy trì tăng trưởng cao tốc trong thời gian dài nhất sau Thế chiến thứ 2. Tổng lượng kinh tế nước ta thời kỳ đầu tiến hành cải cách mở cửa xếp thứ 11, năm 2005 vượt Pháp, vươn lên xếp thứ 5, năm 2006 vượt Anh, xếp thứ 4, năm 2007 vượt Đức, xếp thứ 3, năm 2009 vượt Nhật Bản, đứng thứ 2. Năm 2010, quy mô ngành chế tạo của nước ta vượt Mỹ, đứng đầu thế giới. Chúng ta chỉ dùng vài chục năm để hoàn thành chặng đường phát triển mà các nước phát triển phải mất hàng trăm năm, lập nên kỳ tích phát triển trên thế giới”.

图片默认标题_fororder_483222565783077996

Thời thịnh vượng của nhà Hán và nhà Đường không những vĩnh viễn khắc sâu trong ký ức tập thể của người Trung Quốc, mà còn chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn minh của nhân loại, đại diện cho đỉnh cao văn minh thế giới lúc đó.

Trong thời nhà Đường phồn thịnh nhất, lãnh thổ quốc gia phía đông tới bán đảo Triều Tiên, phía tây tới biển Aral, phía nam tới vùng Huế, Việt Nam, phía bắc tới hồ Baikal, có người cho rằng tổng diện tích lên tới 12 triệu 510 nghìn km2. Nói đến thời nhà Đường, luôn nghĩ đến khí phách ung dung, dân chủ bao trùm, văn minh có qua có lại và niềm tự tin thong dong. Trường An lúc đó có thể nói là một đô thị lớn quốc tế, doanh nhân đến từ các nước và vùng lãnh thổ như Trung Á, Nam Á, Nhật Bản, A-rập...hội tụ về đây, trong đó đông nhất là doanh nhân “Hồ thương” đến từ Trung Á và Persian, A-rập. Những doanh nhân “nước ngoài” này không những kinh doanh tại Trường An, mà còn có thể lấy vợ sinh con, an cư lập nghiệp, thậm chí vào triều đình làm quan. Có tư liệu cho thấy, trong các thừa tướng của đời nhà Đường có 29 người là người nước ngoài, số người nước ngoài làm quan lên đến 3.000 người. Bài thơ “Độc Sử” của nhà thơ Vương Quốc Duy viết: “Nam Hải thương thuyền lai đại thực, tây kinh áo tự kiến ba tư. Viễn nhân tận hữu như quy lạc, tri thị đường gia toàn thịnh thời”. Có thể coi là sự miêu tả về cường thịnh và mở cửa trong đời Nhà Đường.

图片默认标题_fororder_567112846274330785

Trung Quốc tiếp tục phát triển và phồn thịnh vào đời nhà Tống, bức tranh nổi tiếng thế giới “Thanh Minh Thượng Hà Đồ” đã ghi lại sự phát triển thịnh vượng của ngành công thương và thành phố. Tuy nhiên, từ đời nhà Minh và Nhà Thanh đến nay, các nước phương Tây dần đi lên con đường công nghiệp hóa, các triều đại phong kiến của Trung Quốc lại ngày càng cứng nhắc và bảo thủ, bế quan tỏa cảng, lỡ mất cơ hội tốt hiện đại hóa. Các phong trào thời cận đại như phong trào Dương Vụ, cứu nước bằng thực nghiệp...đều theo đuổi thực hiện công nghiệp hóa, nhưng do không tìm được con đường đúng đắn, cuối cùng đều kết thúc bằng sự thất bại. Sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, đặc biệt sau khi tiến hành cải cách mở cửa, nhân dân Trung Quốc đã tìm thấy con đường đúng đắn Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc này, và thúc đẩy đất nước có lịch sử lâu đời về canh nông chuyển đổi mô hình sang công nghiệp hóa, khiến hệ thống văn minh cổ mọc cành mới văn minh hiện đại, hoàn thành sự nghiệp vĩ đại chưa từng có trong lịch sử nhân loại kết hợp giữa quy mô dân số hàng tỷ người với hiện đại hóa.

Lịch sử là sách giáo khoa tốt nhất, cũng là liều thuốc giúp tính táo tốt nhất. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đặc biệt coi trọng so sánh lịch sử, trong các bài phát biểu thường nhắc đến lịch sử 5 nghìn năm, ngang dọc hàng trăm nghìn dặm, quan sát hiện thực và suy nghĩ về tương lai với tầm nhìn lịch sử rộng mở. Tổng Bí thư lội ngược dòng trên trục thời gian, truy xuất thành tích sán lạn của Trung Quốc thời cổ, hướng tầm mắt vào sự tụt hậu và bị lăng nhục của Trung Quốc thời cận đại, phân tích “sự vượt xe trên đường cua” của Trung Quốc đương đại, thể hiện bức tranh phát triển từ xưa đến nay của Trung Quốc; từ những con số, chi tiết và lăng kính lịch sử thuộc như lòng bàn tay, chúng ta có thể cảm nhận nhịp đập mạnh mẽ của lịch sử, có thể ghi nhận rõ nét phương diện lịch sử của thời đại hiện nay.

图片默认标题_fororder_606740963326165040

Trong tầm nhìn vĩ đại của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, nền văn minh canh nông sán lạn với bề dày 5000 năm, lịch sử bị lăng nhục thăng trầm hơn 100 năm, cải cách mở cửa sôi động hơn 30 năm, hình thành tọa độ lịch sử nối tiếp nhau của dân tộc Trung Hoa, trong hệ tọa độ như vậy mới có thể nắm bắt định hướng cải cách và phát triển của Trung Quốc một cách chuẩn xác hơn, mới có thể hiểu biết sâu sắc ý nghĩa của quan điểm phát triển mới “Sáng tạo, nhịp nhàng, xanh, mở cửa và cùng hưởng” đối với tương lai của Trung Quốc. “Tri chi dũ minh, tắc hành chi dũ đốc” (Hiểu càng rõ thì hành động càng kiên quyết). Tổng Bí thư Tập Cận Bình đặt quan điểm phát triển mới vào ngữ cảnh lịch sử là nhằm thể hiện rõ nét hơn sức mạnh chân lý và ý nghĩa thời đại của quan điểm phát triển mới, đồng thời khiến quan điểm phát triển mới trở thành sức mạnh tinh thần và kim chỉ nam cho thực tiễn cải tạo thế giới khách quan trong sự quan sát thời gian và không gian, đối chiếu lịch sử và hiện thực cũng như đối thoại giữa thời đại và xưa nay.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập