Mẫn Linh

Bóng dáng và lời nói

16-01-2019 08:59:04(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tìm kiếm kinh nghiệm từ kho báu tư liệu lịch sử phong phú là phong cách cầm quyền quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Mở đầu chương trình, mời các bạn nghe chuyện kể của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại cuộc tọa đàm với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của thành phố, quận và huyện thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong chuyến điều tra nghiên cứu tháng 11/2013:

Trong nha huyện cổ ở huyện Nội Hương tỉnh Hà Nam có một câu đối như sau: “Đắc nhất quan bất vinh, thất nhất quan bất nhục, vật đạo nhất quan vô dụng, địa phương toàn kháo nhất quan; xuyên bách tính chi y, ngật bách tính chi phạn, mạc dĩ bách tính khả khi, tự kỷ giã thị bách tính.” (Có một người làm quan không vẻ vang, mất một người làm quan không hổ thẹn, chưa nói một người làm quan không có tác dụng gì, địa phương hoàn toàn dựa vào viên quan đó; mặc quần áo của dân, ăn cơm của dân, đừng cho là có thể bắt nạt dân, bản thân mình cũng là dân.) Câu đối này với lời lẽ dễ hiểu đã nói rõ quan hệ giữa quan và dân. Quan lại thời kỳ phong kiến còn có nhận thức như vậy, người Cộng sản chúng ta ngày nay cần phải có tầm nhìn cao hơn nhiều so với nhận thức đó. Cách đây ít lâu một tài liệu tham khảo trong nội bộ Nhân dân Nhật báo đã giới thiệu trải nghiệm tham gia hoạt động chính trị của đồng chí Cao Đức Vinh, cán bộ dân tộc Tu Lung, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân châu tự trị dân tộc Li-su, Nộ Giang, Vân Nam, tôi xem xong cũng có rất nhiều cảm xúc. Đồng chí Cao Đức Vinh nói: “Lãnh đạo tức là dẫn dắt quần chúng cùng làm việc, tìm ra lối thoát cho cuộc sống.” “Làm cán bộ, làm lãnh đạo nếu không thiết thực, chiếc gậy chỉ huy sẽ biến thành chiếc gậy chọc cứt.” “Dùng bóng dáng chỉ huy người, chứ đừng dùng lời nói chỉ huy người”, “Phiêu dạt trên quan trường khiến con người ngày càng nôn nóng, sống trong quần chúng khiến con người cảm thấy vững dạ hơn.” Tôi giới thiệu những lời nói này với mọi người để chúng ta cùng khích lệ lẫn nhau”.

图片默认标题_fororder_1

Câu đối “Có một người làm quan không vẻ vang, mất một người làm quan không hổ thẹn, chưa nói một người làm quan không có tác dụng gì, địa phương hoàn toàn dựa vào viên quan đó; mặc quần áo của dân, ăn cơm của dân, đừng cho là có thể bắt nạt dân, bản thân mình cũng là dân” mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề cập được treo ở Tam Tỉnh Đường nha huyện Nội Hương, Hà Nam, Trung Quốc. Câu đối này do Tri huyện Nội Hương Cao Dĩ Vĩnh viết năm Khang Hy thứ 19 đời Thanh (năm 1680). Ông Cao Dĩ Vĩnh là người Gia Hưng, Chiết Giang, năm Khang Hy thứ 18 ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Nội Hương, đúng vào lúc sau khi xảy ra chiến loạn, người dân Nội Hương đồng loạt tha hương cầu thực, ruộng đất hoang vu, kinh tế tiêu điều. Ông Cao Dĩ Vĩnh trăn trở lo ngại, cảm thấy trách nhiệm to lớn, đêm không ngủ được, cầm đuốc mài mực viết câu đối này.

Ông Cao Dĩ Vĩnh yêu thương người dân, bẩm tính rộng lượng nhân từ. Khi ông đến tỉnh thành Đại Lương (Khai Phong), những người ở phố chợ đều chỉ vào ông mến phục nói, đây là Huyện lệnh Cao Công của Nội Hương. Khi ông rời nhiệm Nội Hương, người dân đã đứng hai bên đường mời ở lại, thậm chí có người tiễn đưa hàng trăm dặm. Cuốn “Thông Khảo Nội Hương” Đồng Trị đời Thanh bình luận rằng, ông Cao Dĩ Vĩnh đã khai khẩn nhiều ruộng đất, chống trộm cướp, có đóng góp rất lớn cho Nội Hương.

图片默认标题_fororder_3

Tượng chân dung Cao Dĩ Vĩnh

Còn đồng chí Cao Đức Vinh mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhắc đến là hình mẫu của cán bộ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Trong lòng đồng chí luôn có bà con dân tộc Tu Lung, trong cuộc đời có hai lần kiên quyết về quê. Một lần khi còn niên thiếu ra khỏi núi sâu, ở lại trường công tác thì tiền đồ như gấm, nhưng đồng chí lại chủ động yêu cầu được điều về dạy học ở xã Độc Long Giang hẻo lánh; một lần là tuổi ngoài ngũ tuần, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân châu tự trị dân tộc Li-su Nộ Giang, đồng chí một lần nữa nêu yêu cầu với tổ chức “đặt văn phòng làm việc của tôi ở Độc Long Giang”. Lý do của đồng chí rất chất phác không hào nhoáng nhưng rung động lòng người: “Đồng bào dân tộc Tu Lung còn nghèo, tôi hưởng phúc ở bên ngoài, ngủ không yên giấc.”

Đồng chí Cao Đức Vinh không những trong lòng có quần chúng, mà còn chủ trương làm việc thiết thực. Một ngày từ sáng đến tối, đi hàng trăm dặm đường núi, thăm hơn 10 điểm xây dựng dự án ở 6 thôn làng, đây là trạng thái bình thường làm việc của một Chủ tịch huyện lớn tuổi. Vì một đường hầm dài dưới đường xuống tuyết của núi cao, đồng chí Cao Đức Vinh đã chạy ngược chạy xuôi, thời gian hơn ba năm mới mở thông đường hầm.

图片默认标题_fororder_4

Đồng chí Cao Đức Vinh

Hòa mình với quần chúng, đi đầu gương mẫu trước quần chúng, là truyền thống tốt đẹp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tổng Bí thư kể từ câu đối ở nha huyện Nội Hương, Hà Nam, liên hệ tới trải nghiệm tham gia hoạt động chính trị của đồng chí Cao Đức Vinh, cán bộ dân tộc Tu Lung, tỉnh Vân Nam, khiến tư tưởng lấy dân làm gốc thời cổ giành được ý nghĩa thời đại.

Câu chuyện mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kể cũng khiến tình cảm vì dân ngày nay đã có độ sâu trường ảnh lịch sử, nhằm tái khẳng định tác phong làm việc thiết thực của cán bộ lãnh đạo với ý thức quần chúng, ôn lại ví dụ như thuyền với nước, nhắc lại tình cảm như cá với nước, hướng dẫn cán bộ lãnh đạo tiếp tục cùng đông đảo quần chúng “cùng chịu khổ, cùng vượt qua, cùng làm việc”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình lấy việc làm thiết thực làm thước đo, lấy quần chúng làm đích.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình cùng toàn Đảng chia sẻ trải nghiệm tham gia hoạt động chính trị “Dùng bóng dáng chỉ huy người, chứ không dùng lời nói chỉ huy người”, có thể nói là nhắm thẳng vào vấn đề tồn tại đương thời.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập