Duy Hoa

Học viện Khổng Tử bén rễ và phát triển ở nước ngoài: Xây “đường sắt cao tốc” kết nối trái tim, bắc cầu nối nhân văn

04-01-2019 11:09:47(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_孔子学院1.JPG

Ở 154 nước và vùng lãnh thổ đã có 548 Học viện Khổng Tử và 1.193 lớp học Khổng Tử đặt trong các trường tiểu học và trung học. Kể từ khi khai trương Học viện Khổng Tử đầu tiên năm 2004 đến nay, mặt bằng quan trọng giúp thế giới tìm hiểu Trung Quốc qua giao lưu ngôn ngữ và văn hóa này đã bén rễ, đâm hoa, kết trái trên toàn cầu.

Giao lưu và tham khảo lẫn nhau giúp các nền văn minh đa sắc màu và phong phú. Học viện Khổng Tử là mặt bằng hữu hiệu giúp người dân các nước học Hán ngữ, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, đã góp phần quan trọng cho tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nước ngoài, tăng cường giao lưu nhân văn, thúc đẩy phát triển hài hòa và đa nguyên của thế giới.

图片默认标题_fororder_伦敦中医孔子学院1

Tại phòng khám của Học viện Khổng Tử về Trung Y ở Luân Đôn, sinh viên I-xra-en Moral Tamir đang sử dụng châm cứu một cách thành thạo để điều trị cho người bệnh nằm trên giường bệnh.

Khi nhớ lại quá trình kết duyên với Trung Y, anh Tamir nói một cách thẳng thắn rằng: “Tôi xuất thân từ một gia đình Tây Y, trước đó không bao giờ tin vào Trung Y”. Năm 14 tuổi, vì đau lưng, anh được điều trị bằng châm cứu, sau đó anh đã thay đổi hoàn toàn thái độ đối với Trung Y. Anh cho biết: “Sau đó, tôi đã được y học truyền thống Trung Quốc chinh phục hoàn toàn, nuôi chí học Trung Y”.

Anh Tamir cho biết: “Học viện Khổng Tử về Trung Y ở Luân Đôn có cơ sở và thiết bị điều trị rất tốt, còn có những bác sĩ có kinh nghiệm phong phú chỉ đạo chúng tôi, cơ hội học kiến thức và thực tiễn ở đây là độc nhất vô nhị”.

图片默认标题_fororder_伦敦中医孔子学院2

Học viện Khổng Tử về Trung Y ở Luân Đôn là Học viện Khổng Tử đầu tiên với Trung Y là đặc sắc trên toàn cầu. Giám đốc người Trung Quốc Lưu Đình Đình cho biết, trong 11 năm kể từ khi khai trương đến nay, phòng khám của Học viện Khổng Tử đã nhận được sự khẳng định rất lớn của người dân địa phương. “Học viện Khổng Tử không nên chỉ là nơi giảng dạy ngôn ngữ, mà nên tạo mặt bằng cho người dân địa phương tìm hiểu Trung Quốc từ nhiều mặt”.

图片默认标题_fororder_孔子学院18

Người phụ trách liên quan của Tổng bộ Học viện Khổng Tử cho biết, giảng dạy Hán ngữ, giáo dục đặc sắc, hoạt động văn hóa đã trở thành đặc điểm của Học viện Khổng Tử. Học viện Khổng Tử ở các địa phương tận dụng đầy đủ ngày lễ quan trọng và hoạt động quan trọng, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống Trung Hoa, thể hiện nội hàm và sức cuốn hút của văn hóa Trung Hoa.

Năm 2018, hơn 360 Học viện và lớp học Khổng Tử ở 110 nước đã tổ chức thành công “Ngày Học viện Khổng Tử”, triển khai hơn 3.000 buổi hoạt động ngôn ngữ và văn hóa, che phủ hơn 1 triệu người dân.

图片默认标题_fororder_孔子学院26

Tại Học viện Khổng Tử ở Trường Đại học Nai-rô-bi, Kê-ni-a, giáo viên dạy Hán ngữ, người Kê-ni-a đầu tiên Lỗ Khải đang dạy sinh viên năm thứ nhất môn “Nghe nhìn và nói tiếng Trung”. Trong lớp học, anh Lỗ Khải nói: “Cơ sở phát âm Hán ngữ là thanh điệu, Hán ngữ có 4 thanh điệu, thanh điệu khác, nghĩa cũng khác”.

Anh Lỗ Khải nói với sinh viên rằng: “Học tiếng Trung không phải là việc dễ dàng, nhưng đã lựa chọn, thì hãy kiên trì, các em sẽ cảm nhận được cái vĩ đại của tiếng Trung”. Trong tiết học Hán ngữ dài 3 tiếng đồng hồ, từ ngữ âm, ngữ điệu đến các bộ thủ của chữ Hán, trong giảng đường không còn một chỗ trống, hơn 40 sinh viên Kê-ni-a với lòng hiếu kỳ bắt đầu tìm hiểu sức cuốn hút của tiếng Trung dưới sự hướng dẫn của anh Lỗ Khải.

Năm 2005, Trung Quốc khai trương Học viện Khổng Tử đầu tiên lục địa châu Phi tại trường Đại học Nai-rô-bi. 13 năm qua, anh Lỗ Khải đã từ trưởng lớp Hán ngữ khóa đầu tiên của Học viện Khổng Tử ở trường Đại học Nai-rô-bi trở thành giáo viên người Kê-ni-a dạy Hán ngữ kỳ cựu đầu tiên. Anh Lỗ Khải cho biết, hiện nay, ở Kê-ni-a đã dấy lên cơn sốt học Hán ngữ, mong mình không những là giáo viên dạy Hán ngữ cho sinh viên, mà còn là một cánh cửa sổ giúp họ tìm hiểu Trung Quốc.

Anh Lỗ Khải là người đại diện cho một lượng lớn giáo viên các nước hoạt động sôi nổi trên bục giảng của Học viện Khổng Tử. Hơn 10 năm qua, Học viện Khổng Tử lũy kế đào tạo gần 500 nghìn lượt giáo viên các nước.

图片默认标题_fororder_孔子学院20

Mới đây, khi trả lời phóng viên Tân Hoa xã, Bí thư Đảng ủy Tổng bộ Học viện Hán ngữ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu ban Lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ Quốc gia Trung Quốc Mã Tiễn Phi cho biết, bản địa hóa, chuyên môn hóa và nghề nghiệp hóa đội ngũ giáo viên dạy Hán ngữ là trọng điểm và phương hướng phát triển sau này của Học viện Khổng Tử. Ngoài ra, kiên trì kết hợp với mục tiêu phát triển học thuật của trường đại học sở tại, kết hợp với quy định quy phạm giảng dạy ngoại ngữ của các nước, khiến giảng dạy Hán ngữ càng bám sát tư duy địa phương, thói quan địa phương và phương thức tiếp nhận địa phương, những thứ này đều khiến Học viện Khổng Tử “bám sát địa phương” hơn. 

“Hoan nghênh các bạn đáp chuyến bay từ Ki-ép đến Bắc Kinh của Hãng Hàng không quốc tế U-crai-na”. Cùng với nữ tiếp viên hàng không, người U-crai-na đọc thông tin chuyến bay bằng tiếng Trung, hành trình dài khoảng 10 tiếng đồng hồ từ Ki-ép đến Bắc Kinh chính thức bắt đầu.

Hành khách được hưởng dịch vụ bằng tiếng Trung trên chuyến bay thẳng từ Ki-ép đến Bắc Kinh, là nhờ vào thành quả hợp tác giữa Học viện Khổng Tử ở trường Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Ki-ép và Hãng Hàng không quốc tế U-crai-na. Tính đến nay, Học viện Khổng Tử đã đào tạo 36 tiếp viên hàng không biết nói Hán ngữ cho Hãng Hàng không quốc tế U-crai-na.

Hãng Hàng không quốc tế U-crai-na cho biết, quan niệm học để dùng và phương pháp đào tạo của Học viện Khổng Tử rất đáng khẳng định. Tiếp viên hàng không nắm bắt Hán ngữ có lợi cho nâng cao chất lượng phục vụ của hãng hàng không, thu hút càng nhiều hành khách Trung Quốc tiềm năng.

图片默认标题_fororder_孔子学院13.JPG

Được biết, ở 54 nước dọc “Một vành đai, một con đường” đã khai trương 153 Học viện Khổng Tử và 149 lớp học Khổng Tử đặt trong các trường tiểu học và trung học. Để ủng hộ xây dựng “Một vành đai, một con đường”, Học viện Khổng Tử làm môi giới trung gian cho Trung Quốc và các nước dọc tuyến triển khai hợp tác trong các lĩnh vực, cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu địa phương.

Cuối năm 2017, tuyến đường sắt cao tốc Băng Cốc – Nakhon Ratchasima—tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Thái Lan nhập khẩu công nghệ Trung Quốc khởi công, Thái Lan cần một lượng lớn nhân tài vừa hiểu công nghệ đường sắt vừa biết Hán ngữ. Học viện Khổng Tử ở trường Đại học Khon Kaen đặc biệt đưa ra “dự án đào tạo Hán ngữ phục vụ xây dựng đường sắt cao tốc Trung Quốc – Thái Lan”, học viên cần tham gia đợt đào tạo Hán ngữ trước, rồi Học viện Khổng Tử đề cử học viên ưu tú đến Trung Quốc học công nghệ đường sắt cao tốc. Tính đến cuối tháng 9 năm 2018, Học viện Khổng Tử ở trường Đại học Khon Kaen đã tuyển chọn 3 đợt sinh viên cao đẳng Thái Lan đến Trung Quốc học tập.

Ông Mã Tiễn Phi cho biết, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã tạo cơ hội cho Học viện Khổng Tử tiếp tục phát triển, Học viện Khổng Tử ở các nước dọc tuyến xuất phát từ nhu cầu địa phương, tổ chức giảng dạy một cách linh hoạt và đa dạng, trở thành cánh cửa sổ quan trọng giúp người dân địa phương tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, cũng là cầu nối quan trọng cho Trung Quốc và nước sở tại tiến hành hoạt động giao lưu văn hóa.

图片默认标题_fororder_伦敦中医孔子学院4

Sau 14 năm phát triển, Học viện Khổng Tử đã thu được thành quả phong phú trong lĩnh vực giảng dạy Hán ngữ cho người nước ngoài, đào tạo một lượng lớn nhân tài thông thạo Hán ngữ, hiểu biết Trung Quốc.

Chỉ có thông qua giao lưu và tham khảo lẫn nhau, nền văn minh mới không ngừng toát lên sức sống; chỉ có giữ tinh thần bao trùm, nền văn minh của các dân tộc và các nước mới có thể chiếu rọi lẫn nhau, không ngừng phát triển lên phía trước. Trên con đường giao lưu, hội nhập giữa nền văn minh Trung Hoa xán lạn và các nền văn minh khác trên thế giới, Học viện Khổng Tử đang tiếp tục đi lên phía trước.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập