Mẫn Linh

Tổng thống Pháp Ma-crông đáp lại đòi hỏi của phong trào biểu tình “áo vàng” – liệu có giúp ông vượt qua cuộc khủng hoảng hay không?

12-12-2018 14:08:11(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Sau khi bùng phát hoạt động biểu tình “áo vàng” vòng thứ 4, tối 10/12, Tổng thống Pháp Ma-crông cuối cùng lộ diện, có bài phát biểu dài trên truyền hình, đáp lại trực tiếp đòi hỏi của những người biểu tình. Ông trước tiên thừa nhận đất nước “ở trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế-xã hội”, liên quan đến tiền đồ, không cho phép coi nhẹ, đồng thời đưa ra cam kết từ ba mặt để ứng phó tình trạng này. 

图片默认标题_fororder_u=3067399562,3222723843&fm=173&app=49&f=JPEG

Ông Ma-crông cam kết trong ba mặt: Một là, nhiều lần cho biết thông cảm nỗi đau khổ trong cuộc sống của người dân, cho rằng trong đòi hỏi của những người biểu tình có “phần hợp lý”. Vì vậy, ông tuyên bố một loạt biện pháp mang lại lợi ích dân sinh như tăng thêm 100 ơ-rô mức lương tối thiểu, không đánh thuế thu nhập làm thêm giờ thêm ca, hủy bỏ kế hoạch tăng thuế tiền trợ cấp an sinh xã hội cho những người về hưu có thu nhập hàng tháng thấp dưới 2.000 ơ-rô, yêu cầu các chủ doanh nghiệp phát tiền thưởng cho viên chức vào cuối năm nay, hơn nữa không đánh thuế đối với tiền thưởng này, v.v..

Hai là, nhấn mạnh phải lên án nghiêm khắc và trừng trị theo pháp luật các hành vi bạo lực, cho biết phải truy cứu tội ác của những kẻ chủ nghĩa cơ hội kích động bạo lực để khôi phục “ổn định xã hội và trật tự nước cộng hòa”;

图片默认标题_fororder_u=2536394710,1982313358&fm=173&app=49&f=JPEG

Ba là, giải thích rằng đa số vấn đề xã hội hiện nay bắt nguồn từ những mối hiểm họa tiềm ẩn do các chính quyền 40 năm trước để lại, trong khi ông cầm quyền hơn một năm mặc dù có trách nhiệm, nhưng đã nỗ lực cải thiện, đã thực hiện trách nhiệm, sau này sẽ tiếp tục đối thoại và trao đổi rộng rãi với các giới trong cuộc cải cách, tìm hiểu tình hình của người dân, thúc đẩy an sinh xã hội tiến bộ.

Trong thời kỳ đầu bùng phát phong trào biểu tình “áo vàng”, ông Ma-crông trước tiên đáp lại cứng rắn, sau đó đưa ra nhượng bộ nhỏ hoãn 6 tháng thực thi chương trình trưng thu thuế xăng dầu, nhưng không có hiệu quả.

Đa số người biểu tình tham gia phong trào “áo vàng” là người dân bình thường đến từ nông thôn và các thị trấn nhỏ ở Pháp, họ từ phản đối các biện pháp cụ thể của chính phủ, mở rộng đến chỉ trích toàn diện tệ nạn của các chính sách mới của ông Ma-crông, đồng thời yêu cầu ông từ chức.

图片默认标题_fororder_u=3111691486,4143635077&fm=173&app=49&f=JPEG

Bên cạnh đó, dưới sự tác động của phong trào biểu tình “áo vàng”, công đoàn, giáo viên, chính quyền địa phương, thậm chí sinh viên Pháp cũng đồng loạt kể khổ, đưa ra yêu sách với Chính quyền Ma-crông. Trong khi các đảng đối lập mong tìm kiếm cơ hội trừng phạt chính phủ. Trong phong trào như vậy, những thiện chí mà ông Ma-crông thể hiện trong bài phát biểu lần này khó đáp ứng hiệu quả đòi hỏi của đông đảo tầng lớp. Chẳng hạn như, việc ông Ma-crông trong bài phát biểu tuyên bố giữ mức thuế đối với người giàu không thay đổi bị phê bình có hại chứ không có lợi cho loại bỏ sự phân hóa giàu nghèo.

Dư luận Pháp nêu rõ, ông Ma-crông lần này đáp lại trực tiếp phong trào biểu tình “áo vàng” không những nhằm ổn định tình hình xã hội hiện nay, mà còn hướng tầm ngắm vào việc bảo vệ chính quyền 5 năm chưa đáo hạn. Tuy nhiên, ông đổ lỗi nguồn gốc bất mãn của người dân hiện nay cho các chính quyền tiền nhiệm, chỉ đề cập qua loa trách nhiệm của chính phủ mới do ông đứng đầu; ngoài kiểm điểm phương thức trình bày có lúc không thích hợp ra, ông không phản tỉnh nghiêm túc những tệ nạn chủ yếu của các chính sách mới. Trên thực tế, cải cách của ông Ma-crông không thiếu mục đích thiện chí, nhưng ông không tranh thủ sự thông cảm của xã hội, hơn nữa, một khi người dân phản đối thì động một tí là ông bác lại, thái độ ngạo mạn, dẫn đến sự bất bình trong người dân. Vì vậy, tỷ lệ ủng hộ ông Ma-crông giảm mạch kể từ mùa Hè năm nay.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập