Sảnh Hoa

“Vay vốn thu mua hạt dẻ” hỗ trợ tăng nguồn thu cho nông dân ở ngoại ô thành phố

13-11-2018 09:24:54(GMT+08:00)
Chia sẻ:

     Từ sản lượng 10 tấn/năm tăng lên đến 2300 tấn/năm, tăng gấp 230 lần, đây là sự biến đổi quy mô thu mua hạt dẻ hơn 20 năm của anh Mã Chấn Sâm, thương lái thu mua hạt dẻ tại thị trấn Bột Hải, quận Hoài Nhu, thành phố Bắc Kinh. Trong mùa thu mua 9 tháng qua, tổng kim ngạch tiêu thụ hạt dẻ của anh đã đạt gần 30 triệu NDT. Quận Hoài Nhu ở thành phố

图片默认标题_fororder_板栗收购现场(北京农商银行怀柔支行提供)

vốn được mệnh danh là “xứ sở hạt dẻ Trung Quốc”, hạt dẻ là nguồn thu chính của nông dân địa phương, trực tiếp liên quan tới cuộc sống của hàng chục nghìn hộ nông dân. Là một trong những chính sách ủng hộ phát triển ngành hạt dẻ, Ngân hàng Nông thương Bắc Kinh đã đưa ra chương trình “vay vốn thu mua hạt dẻ”, thông qua giúp đỡ những thương lái thu mua hạt dẻ như anh Mã Chấn Sâm, hỗ trợ nông dân thu mua hạt dẻ tăng thu nhập, thúc đẩy gần 1000 việc làm ở địa phương. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn nghe nội dung chi tiết:

图片默认标题_fororder_怀柔板栗收购大户马振森在自家的板栗贮藏冷库里(摄影:陈敏玲)

      Hạt dẻ của quận Hoài Nhu Bắc Kinh có hàm lượng đường cao, dinh dưỡng phong phú, dẻo mềm thơm ngon, nên rất nổi tiếng trong nước Trung Quốc. Mỗi hộ gia đình ở thị trấn Bột Hải, thậm chí mỗi người nông dân đều trồng cây hạt dẻ. Làm thế nào để bán hạt dẻ ra ngoài thị trường? Trong những năm gần đây, suy nghĩ của nông dân Mã Chấn Sâm cũng có thay đổi:

“Sau khi đất nước đưa ra chính sách cải cách mở cửa, lúc đó chính là muốn bán hết hạt dẻ trong nhà ra ngoài, qua vài năm tìm hiểu, tôi phát hiện có thể làm đại diện thu mua  và cất giữ”.

图片默认标题_fororder_北京农商银行怀柔支行三农与中小企业部副总经理王山(左)和怀柔板栗收购大户马振森(中)接受记者采访(摄影:周剑锋)

       Cây hạt dẻ ở quận Hoài Nhu thường được trồng trên núi Yên Sơn, thời gian chín thường vào khoảng tháng 9-10 hàng năm, cần thu hoạch bằng tay, nếu xử lý không kịp thời, trái hạt dẻ dễ bị hỏng. Nông dân cá thể không có điều kiện cất giữ, sau khi thu hoạch hai đến ba hôm sẽ bị biến chất.

    Vì vậy, hàng loạt nông dân giàu kinh nghiệm đã chuyên môn tập trung thu mua hạt dẻ, được gọi là “hộ nông dân thu mua hạt dẻ khối lượng lớn”. Anh Mã Chấn Sâm chính là một trong những số đó.

    Khi mới kinh doanh thu mua, anh Mã Chấn Sâm và các hộ nông dân thu mua đều gặp phải vấn đề tiền vốn. Khi thu mua hạt dẻ từ nông dân, anh Mã Chấn Sâm buộc phải nợ tiền, sau khi bán cho khách hàng và thu tiền về mới thanh toán được cho nông dân. Nhưng nếu bán không chạy, thì các hộ nông dân cũng không có nguồn thu đảm bảo.

“Lúc đó, chúng tôi chỉ là nông dân, không có tiền, đều mượn từ nhiều bạn bè để góp vốn, đều bắt đầu từ nợ tiền người khác”.

Vì thiếu vốn, anh Mã Chấn Sâm từng muốn vay ngân hàng. Thế nhưng, vì mỗi hộ nông dân thu mua hạt dẻ giao dịch bằng tiền mặt với một nông dân khác, không có hợp đồng thu mua, cũng không có hợp đồng tiêu thụ, cũng không có ghi chép chuyển khoản, khó có thể đáp ứng yêu cầu vay tín dụng của ngân hàng.

     Qua điều tra nghiên cứu của các bên, năm 2012, Ngân hàng Nông thương  Bắc Kinh đã đưa ra chương trình“vay vốn thu mua hạt dẻ”. Đây là khoản vay hỗ trợ nông nghiệp dành riêng cho nông dân thu mua hạt dẻ khối lượng lớn ở thị trấn Bột Hải. Phó Tổng Giám đốc Ban tài chính của Công ty Tam Nông Dữ của Ngân hàng Nông thương  Bắc Kinh Chi nhánh quận Hoài Nhu Vương Sơn cho biết:

图片默认标题_fororder_北京农商银行普惠金融部总经理梁崇茂接受记者采访

“Vấn đề đầu tiên là hợp đồng mua sắm. Chúng tôi đã dùng tín dụng của Chính quyền. Vì Chính quyền địa phương đều hiểu rất sâu về nông dân thu mua hạt dẻ, nên chúng tôi yêu cầu chính quyền thị trấn Bột Hải cho chúng tôi một danh sách nông dân thu mua hạt dẻ khối lượng lớn, cũng như sản lượng thu mua dự tính để giải quyết những vấn đề hợp đồng thu mua và tiêu thụ. Thứ hai, trước tình hình giao dịch tiền mặt, chúng tôi áp dụng tự chủ chi trả, để khách hàng sử dụng nguồn vốn tự do. Thứ ba, hoá đơn sau khi vay tín dụng, tính chân thực của biện pháp giải quyết, về vấn đề này, chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp: Một là chúng tôi phải điều tra khoản thu chi mua sắm hàng ngày của nông dân; Hai là, khi thu mua hạt dẻ, chúng tôi sẽ định kỳ hoặc không định kỳ kiểm tra tại hiện trường, giữ lại ảnh để giải quyết những vấn đề này”.

Sau khi giải quyết vấn đề có thể vay tín dụng hay không, còn phải suy nghĩ làm thế nào để vay tiền tiện lợi.

    “Vay vốn thu mua hạt dẻ” đã áp dụng mô hình một lần vay tín dụng, được sử dụng tuần hoàn, tức sau khi xác nhận kim ngạch vay tín dụng, có thể tuần hoàn sử dụng trong vòng thời hạn và mức kim ngạch nhất định. Tổng Giám đốc Ban Tài chính tín dụng của Ngân hàng Nông thương  Bắc Kinh Lương Sùng Mạo cho biết, “vay vốn thu mua hạt dẻ”, một là có thể đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn “thời gian ngắn, chu chuyển nhanh” của các hộ nông dân thu mua hạt dẻ khối lượng lớn trong mùa đắt hàng; hơn nữa có thể thích ứng đặc điểm kinh doanh của hạt dẻ cất giữ và chế biến lâu mà dẫn đến thu vốn chậm, thu mua xuyên mùa.

图片默认标题_fororder_怀柔板栗收购大户马振森的板栗收购厂房(摄影:陈敏玲)

“Tại sao nói sản phẩm này của chúng tôi có tính mục tiêu rất mạnh? Ngày trước, nông dân xin vay tín dụng cần một năm, chúng tôi xét duyệt các thủ tục vay tín dụng phải mất ba năm, nhưng sử dụng một khoản tiền không được hơn 9 tháng. Ở đây không những đã thể hiện tính linh hoạt, đồng thời mang tính đặc thù thu mua hạt dẻ. Tại sao chỉ cho 9 tháng? Trong trường hợp thông thường, thu mua hạt dẻ bắt đầu từ tháng 8, lần lượt đến tháng 3-4 sang năm thì sẽ bán hết. Xét từ góc độ kiểm soát rủi ro, chúng tôi có thể nhanh chóng huy động vốn cho bạn khi bạn thu mua hạt dẻ, sau khi bạn bán xong thì phải lập tức hoàn trả lại cho tôi”.

图片默认标题_fororder_怀柔板栗收购大户马振森(摄影:陈敏玲)

“Vay vốn thu mua hạt dẻ” đã khiến kênh tiêu thu hạt dẻ suôn sẻ, không chỉ thúc đẩy phát triển ngành hạt dẻ của quận Hoài Nhu, cũng giúp các hộ nông dân trồng và thu mua hạt dẻ tăng thu nhập và cùng giàu lên. Trong mùa thu mua hạt dẻ vừa qua, anh Mã Chấn Sâm đã vay 3 triệu Nhân dân tệ từ Ngân hàng Nông thương Bắc Kinh, khiến anh càng tràn đầy niềm tin về việc thu mua.

“Ngày xưa thiếu vốn, phải nợ tiền của bà con, sau khi có tiền vốn này, không cần nợ tiền của người khác nữa, trả tiền mặt cho bà con nông dân. Thứ hai, có tiền vay, tôi có tiền cũng không sợ thương gia bên ngoài gây sức ép, tôi cất giữ hạt dẻ trong kho đông lạnh bằng tiền của tôi, giá cả thích hợp mới mang ra bán, không thích hợp thì sẽ cất giữ tiếp. Nếu không có khoản tiền 3 triệu tệ của Ngân hàng Nông thương Bắc Kinh, tôi sẽ căng thẳng lắm”.

图片默认标题_fororder_怀柔板栗收购大户马振森接受记者采访(摄影:周剑锋)

Tính đến nay, “tổng vốn vay hạt dẻ” cả thảy đã đạt 123 triệu Nhân dân tệ, không có một khoản nợ xấu, chính sách này đã mang lại lợi ích tài chính toàn diện cho hơn 16 nghìn hộ nông dân ở Bắc Kinh, Hà Bắc, v.v.. Tổng Giám đốc Ban Tài chính tín dụng Ngân hàng Nông thươngBắc Kinh Lương Sùng Mạo cho biết:

“Thông qua sự ủng hộ đối với các hộ nông dân thu mua hạt dẻ khối lượng lớn,  thực tế cũng đã thúc đẩy tăng thu nhập cho các nông dân trồng và thu mua hạt dẻ địa phương. Năm 2012, khi chúng tôi đưa ra sản phẩm vay tín dụng thu mua hạt dẻ, qua tìm hiểu sơ bộ, sản lượng lúc đó là 4 triệu ki-lô-gam, sau khi đưa ra sản phẩm này, sau khi đưa ra vốn vay, giá cả thu mua hạt dẻ lập tức đã tăng 1 Nhân dân tệ, thực tế tương đương tăng thu nhập cho nông dân”.

Hiện nay, các hộ nông dân có thu nhập ổn định, sản lượng hạt dẻ tại quận Hoài Nhu duy trì ổn định trên 10 nghìn tấn/năm. Nhiều năm qua, không có một quả hạt dẻ nào “bị ế”.

    “Trong nhiều năm qua, có thể nói, các bà con trong cả quận, không có một hạt dẻ nào ‘bị ế’ trong tay bà con. Nếu nhận được điện thoại bảo có hạt dẻ, thì tôi sẽ thu mua luôn”.

 

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập