Qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch, thành phố này giàu đẹp ngay từ cái tên: chữ Tô trong tên thành phố nghĩa là "cá" và "gạo". Nằm ở Đông Nam tỉnh Giang Tô, thuộc vùng đất màu mỡ nhất châu thổ sông Dương Tử, Tô Châu từ xưa đã lừng danh là "thiên đường hạ giới".
Dưới ánh nắng chiều tà, chúng tôi được dịp ghé thăm Chuyết Chính viên – một trong 4 khu nhà vườn được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Xin được giới thiệu đôi chút với bạn đọc: Nhắc đến kiến trúc truyền thống của Trung Quốc nói chung và Tô Châu nói riêng, không thể không đề cập tới viên lâm hay còn gọi là nhà vườn. Trong câu tục ngữ "Trời có thiên đàng, đất có Tô Hàng", Tô Châu được so với thiên đường vì xưa nay Tô Châu nổi tiếng có nhiều khu vườn thanh nhã.
Thời nhà Minh và nhà Thanh (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20) là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế và văn hóa phong kiến Tô Châu. Tô Châu trở thành khu vực sầm uất nhất của Trung Quốc. Nghệ thuật làm vườn thăng hoa, xuất hiện nhiều nhà nghệ thuật viên lâm, khiến hoạt động làm vườn đạt tới một đỉnh cao. Tô Châu lúc đó có hơn 200 vườn viên lâm, hiện nay chỉ còn giữ lại được vài chục vườn, trong đó 4 vườn viên lâm cổ điển: Chuyết Chính Viên, Lưu Viên, Võng Sư Viên và Hoàn Tú Sơn Trang với loại hình kiến trúc đầy đủ và được bảo tồn hoàn chỉnh, đã phô diễn một cách hệ thống và toàn diện nội dung trong các mặt bố cục, kết cấu, tạo hình, phong cách, màu sắc cũng như tu bổ, gia cụ, bày đặt... của nghệ thuật kiến trúc viên lâm thời cổ Tô Châu, đã phản ánh văn minh cư trú cao của vùng Giang Nam trong thời kỳ này, thể hiện thành tựu nghệ thuật cũng như trình độ khoa học kỹ thuật kiến trúc thành thị thời đó.
Chuyết Chính Viên được xây theo phong cách nghệ thuật kiến trúc vườn đời nhà Minh. Trung tâm của vườn Chuyết Chính Viên là các hồ ao. Các hồ ao đều thả sen. Khi mùa hè tới, hương sen tỏa ngát. Giữa hồ Chính Chuyên Viên có một con thuyền bằng đá, trong khoang thuyền có đặt một chiếc gương lớn phản chiếu mọi cảnh đẹp trên bờ. Mọi công trình kiến trúc, đình, đài, các đều tọa lạc xung quanh, soi bóng mặt hồ. Về kiến trúc, đáng chú ý nhất là Viễn Hương đường có kết cấu khá đặc biệt, lòng nhà không có chiếc cột nào, các cột nhà được bố trí ở 4 hàng lang xung quanh. Bốn mặt của Viễn Hương đường lắp kính nên trông rất thoáng đãng.
Buổi tối, sau bữa ăn đặc sản Tô Châu, đoàn phóng viên chúng tôi được tới thăm phố cổ Đường Sơn. Đây xứng đáng với tên gọi "Venice phương Đông". Mọi thứ hiện ra không khác gì trong một bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Chúng tôi ngồi thuyền, dạo khắp các con kênh nhỏ xinh, ngắm nhìn những chiếc cầu vút cong trữ tình, trầm trồ thán phục những căn nhà lãng mạn nằm dọc hai bên bờ.
Tiếp tục hành trình, chúng tôi dạo chơi ở những thôn cổ khác gần đấy mà tôi không thể nhớ hết tên. Nơi nào cũng rất cổ kính, nhà cửa lấp loáng nước, mái ngói đen sẫm, vườn cây cảnh xanh rì, hoa mọc từng khóm.
Tôi biết mình may mắn được cảm nhận Tô Châu trong tiết trời thu mát mẻ với tấm lòng hiếu khách của những người bạn mới quen. Nếu có một lần nữa trong đời được mơ ước, tôi ước được trở lại Tô Châu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |