• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Gặp ASEAN tại Thượng Hải

    2017-07-03 16:44:37     CRIonline

    Các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh các bạn thưởng thức Văn nghệ cuối tuần trên sóng CRI, chúc các bạn đêm Chủ nhật vui vẻ và lãng mạn.

    "Hoa Nhài" là bài dân ca rất quen thuộc của người dân Trung Quốc, và cũng là nhạc kết thúc chương trình phát thanh hằng ngày của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tin rằng nhiều bạn thính giả Đài chúng tôi không xa lạ đối với giai điệu này. Chị Hứa Thần Vũ, nghiên cứu sinh chuyên ngành Sáng tác âm nhạc năm 2015 Học viện Âm nhạc Thượng Hải đã hòa nhập nhiều loại nhạc cụ truyền thống của các nước ASEAN lại với nhau, tiến hành cải biên lại giai điệu bài dân ca "Hoa Nhài" Trung Quốc. Bạn nghe này, tiếng sáo Bansuri Sigapo vang lên chầm chậm, rồi tiếng trống Sunda Indonesia xen vào, tiếp theo là tiếng đàn Bầu Việt Nam quen thuộc, tiếng thanh la Kunlintang Philippin theo sau, mỗi loại nhạc cụ đều thể hiện bản nhạc "Hoa Nhài", sau rồi rất cả các loại nhạc cụ khác nhau cùng hòa tấu cả bản nhạc nổi tiếng này. Tin rằng bạn chưa từng chứng kiến hình thức hòa tấu bản nhạc "Hoa Nhài" như vậy. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin cùng các bạn đến với hiện trường của buổi hoà nhạc đặc biệt này qua làn sóng điện.

    "Tất cả mọi người đều phải ngã ngửa rồi, người diễn ngã ngửa, người nghe cũng phải ngã ngửa, người chỉ huy cũng ngã ngửa, tất cả chúng tôi cũng đều bị ngã ngửa rồi."

    Vào lúc 5 giờ chiều, cách thời điểm lên sân khấu chỉ còn lại có hai tiếng đồng hồ, Vương Điềm Điềm giáo viên chuyên ngành Sáng tác âm nhạc Học viện Âm nhạc Thượng Hải đã kể lại cho chúng tôi nghe mẩu chuyện diễn tập dượt đầu tiên cách đây bốn hôm. Tất cả mọi người diễn tập chung với nhau chỉ vài hôm thôi, buổi diễn đêm nay liệu có thành công hay không đây?

    Buổi biểu diễn bắt đầu, ngồi dưới chỗ khán giả mà cô Điềm vẫn cảm thấy nơm nớp bất an. Tháng 3 năm nay, Chủ nhiệm chuyên ngành Sáng tác nhạc Học viện Âm nhạc Thượng Hải Diệp Quốc Huy quyết định, mời Đoàn nhạc thính phòng ASEAN sang thăm và biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải vào tháng 5, đồng thời yêu cầu mấy giáo viên trẻ, tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành sáng tác phải viết nhạc phẩm diễn tấu bằng các loại nhạc cụ truyền thống ASEAN, đồng thời phải biểu diễn ngay trong buổi hoà nhạc. Các giáo viên và học sinh hết sức phấn khởi nhận lời mời. Nhưng trong con mắt của cô Điềm thì cả quá trình trù bị tổ chức là việc hết sức cam go, cô thừa hiểu rằng, muốn sáng tác một nhạc phẩm hay thì nhạc sĩ cần phải đi sâu am hiểu đặc tính của mỗi loại nhạc cụ, mà rất cả thầy trò của hệ sáng tác nhạc nhà trường hầu như không hiểu biết gì về các loại nhạc truyền thống ASEAN. Cô Vương Điềm Điềm nói:

    "Đây là điều mà các nhạc sĩ kỵ nhất, có nghĩa là khi bạn hoàn toàn không hiểu biết gì về nhạc cụ diễn tấu, mà lại đi sáng tác nhạc cho nó, hơn nữa lại không phải là bản nhạc độc tấu mà là hòa tấu nữa."

    Các bạn đang nghe bản nhạc mà cô Điềm vừa nhắc đến, được hòa tấu bằng một số nhạc cụ dân gian Trung Quốc và nhạc cụ truyền thống của 10 nước ASEAN. Trong nhạc cụ của các nước ASEAN có đàn hai dây và trống Skor truyền thống Căm-pu-chia, đàn Hạc Mi-an-ma, sáo Bansuri Sigapo, đàn Bầu và đàn T'rưng Việt Nam, đàn Khean Lào, trống Rebana Brunei, thanh la Kulintang và nhạc cụ tre Philipin, đàn Ranat Ek Thái lan, trống Sunda và sáo Saluang Indonesia và đàn Tỳ bà Gambus Malaysia.

    Đây là một đoạn tiếng trống được biểu diễn bằng trống Skor Căm-pu-chia và trống Sunda Indonesia.

    Trống Sunda Indonesia

    Anh Hướng Dương, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành sáng tác nhạc Học viện Âm nhạc Thượng Hải đang chăm chú lắng nghe bản nhạc "Đấu Củng" mở màn của buổi hòa nhạc do nghiên cứu sinh Thạc sĩ Thẩm Doãn Nhân sáng tác. Hướng Dương cũng may mắn trở thành nhạc sĩ đón nhận cuộc thử thách lần này, anh là người từng đi du lịch Thái Lan, cũng từng nghiên cứu giáo trình âm nhạc gami'lan Indonesia, những gì anh hiểu biết về Đông Nam Á chỉ vẻn vẹn có vậy mà thôi. Nhưng so với 12 nhạc sĩ trẻ tham gia vào việc dàn dựng buổi hoà nhạc lần này, thì những hiểu biết của anh về Đông Nam Á vậy là tương đối nhiều rồi, bởi trong trong số 12 nhạc sĩ trẻ kia hầu như chưa ai từng đặt chân đến các nước Đông Nam Á cả, chứ đừng nói đến việc họ có thể hiểu biết về nhạc cụ truyền thống Đông Nam Á nữa.

    "Khi phổ nhạc, chúng tôi chưa từng thấy nhạc cụ của họ, chỉ phân phát một tờ biểu, trong ghi rõ có những loại nhạc cụ gì, tên gọi của từng loại nhạc cụ ra sao, âm vực bao nhiêu, độ âm thanh cao nhất, độ âm thanh thấp nhất là bao nhiêu v,v. Do vậy, hai hôm nay tôi vẫn cứ nghĩ rằng, đây là việc hết sức thú vị."

    Trước khi cấu tứ cho nhạc phẩm, việc mà Tiến sĩ Hướng Dương và 12 nhạc sĩ phải làm đó là, tìm hiểu đặc tính của những loại nhạc cụ này. Đoàn Nhạc Thính phòng ASEAN có gửi một số tư liệu văn bản và một đoạn clip video đến cho các bạn nhạc sĩ trẻ này để tham khảo, thế là họ cứ nghe đi nghe lại nhiều lần, mày mò nghiên cứu mãi. Còn lại thì, các bạn đó chỉ có thể phát huy sự tưởng tượng vốn có của nhạc sĩ mà thôi.

    Đây là bản hòa tấu "Hoả Tế 2" do nghiên cứu sinh của Học viện Âm nhạc Thượng Hải Lạc Mộng Vịnh sáng tác. Bản nhạc này được mở đầu bằng thanh la Kulintang Phi-li-pin, một đoạn làn điệu rung động trong đó chính là tiếng đàn Bầu Việt Nam. Phải chăng đoạn nhạc này khiến bạn liên tưởng đến những hình ảnh di tích chùa chiền cổ đại đang ẩn mình trong trảng rừng cây nhiệt đới, còn cả tiếng va chạm thì thầm của kim loại vàng phát ta từ trong đống tường vách tróc lở đổ nát, tiếng đàn bầu ngâm nga, lại còn tiếng nhảy múa trong buổi lễ tế tụng. Đây là hình ảnh các nước Đông Nam Á trong trí tưởng tượng của các nhạc sĩ trẻ Trung Quốc.

    Thanh la Kulintang Phi-li-pin

    Tiến sĩ Hướng Dương sáng tác nhạc phẩm dành cho các loại nhạc cụ Đông Nam Á bằng trí tưởng tượng của mình, đồng thời anh lại muốn tìm kiếm linh cảm từ trong làn điệu nhạc dân tộc Trung Quốc. Mười mấy năm qua, anh đã đặt chân đến khắp các mọi miền Trung Quốc để tìm hiểu sưu tầm, rồi tích lũy rất nhiều dữ liệu nhạc các dân tộc. Khi sáng tác nhạc phẩm lần này, anh đã lựa chọn phong cách giai điệu nhạc dân tộc Động Trung Quốc. Đàn Bầu Việt Nam, đàn Gỗ Thái Lan … đã trở thành vật chở hòa nhập lại với nhau trong nhạc phẩm của anh.

    "Chúng ta đều biết, bà con dân tộc Động có tài hát hay múa giỏi. Tôi muốn truyền đi một thông điệp gì đó qua nhạc phẩm của mình, bất kể là 'Một vành đai một con đường' hiện nay, hay là cộng tác với các Nhạc công ASEAN, chúng ta cũng đều có mối gắn kết với họ về mặt địa dư, có thể tìm được tiếng nói chung. "

    13 nhạc sĩ trẻ Trung Quốc, đã nộp nhạc phẩm vào đúng thời hạn bằng sáng tác dựa vào sự tưởng tượng và hiểu biết của mình đối với các loại nhạc cụ Đông Nam Á. Song, khi họ trao nhạc phẩm của mình cho các nhạc công ASEAN, thì lại gặp trục trặc về mặt kỹ thuật. Cô Vương Điềm Điềm nói:

    "Họ vừa đọc nốt nhạc đã phát hiện, nốt nhạc này không tấu được, nhóm nhạc kia đã vượt quá âm vực của nhạc cụ, một người không thể nào thay nhạc cụ trong thời điểm tích tắc, vì hai nhạc cụ mà họ mang đến đều do một người diễn tấu, chúng tôi lại thiếu suy xét đến thời gian để thay nhạc cụ."

    Đối với Đoàn nhạc Thính phòng ASEAN, thì đây cũng là lần hợp tác mà trước đây chưa từng có. Trước đó, họ đều biểu diễn các bản nhạc dân tộc nước mình là chính, chứ rất ít hòa tấu. Vậy mà lần này, họ không những phải hòa tấu, lại còn phải diễn tấu nhạc phẩm mới tinh do các nhạc sĩ trẻ Trung Quốc sáng tác. Ngoài ra, hình thức diễn tấu của các tay nhạc công ASEAN cũng mang lại khó khăn cho việc tập dượt. Chị Ngô Trà My, Cố vấn nghệ thuật Đoàn nhạc Thính Phòng ASEAN, giáo viên Học viện Âm nhạc Việt Nam nói:

    "Một số nhạc sĩ trong dàn nhạc Đông Nam Á thuần tuý chỉ chơi nhạc cụ truyền thống và chơi theo phong cách truyền thống, không đọc nốt nhạc theo ký hiệu của phương Tây, vì vậy khi đọc các nốt nhạc mà các nhạc sĩ Trung Quốc viết đã gặp khó khăn".

     Chị Ngô Trà My

    Thông thường mỗi buổi hòa nhạc, từ Chỉ huy, nhạc sĩ và cả dàn nhạc bao giờ cũng phải tập trung lại bên nhau cùng diễn tập ít nhất chừng nửa tháng. Thế nhưng, Đoàn nhạc Thính phòng đặt chân đến Thượng Hải chỉ cách có năm ngày trước khi khai mạc buổi hòa nhạc chỉ trước có năm ngày. Trong quá trình diễn tập, có nhạc phẩm phải sửa đi sửa lại nhiều lần, có bài lại quá phức tạp, phải xóa bỏ hàng trăm gạch nhịp vào trước buổi biểu diễn...Các nhạc sĩ Trung Quốc và nhạc công ASEAN đã hội nhập với nhau bằng cả một quá trình cọ xát như vậy. Cô Điềm nói:

    "Ví dụ như nhạc công chơi đàn Gỗ Thái Lan nói hàng tràng với Thẩm Doãn Nhân, nhưng Doãn Nhân đâu có hiểu, chỉ nghe ra mỗi một từ difficult, thế là Thẩm Doãn Nhân hớt hải tìm đến tôi nói: cô Điềm ơi, em chẳng hiểu cái anh người Thái nói gì cả, chỉ nghe được anh nói mỗi câu 'rất khó' . Thế là tôi liền tìm đến anh nhạc công đó, thì ra anh ý ấy nói là trước đây cảm thấy rất khó, nhưng đến nay thì cảm thấy rất thoải mái. Anh ấy còn nói, tôi rất tâm đắc bảmn nhạc của chị. Có nghĩa là, anh ấy hoàn toàn có thể tìm được niềm vui thú vị trước hiện trạng căng thẳng hoặc ngôn ngữ hoàn toàn mới. Thể nào anh ấy cũng hết sức phấn khởi khi chơi bản nhạc đó."

    Các bạn đang nghe bản nhạc "Tăm tối ấm áp", giai điệu quen thuộc này là nhạc phẩm của tiến sĩ Hướng Dương sáng tác dựa vào dữ liệu mà anh đã thu tập từ bà con dân tộc Động. Bản nhạc này đã miêu tả quang cảnh màn đêm vừa buông xuống, già trẻ gái trai bản làn Động đã tụ tập trên lầu Trống, vây quanh đống lửa trại, ca vang những điệu dân ca được lưu truyền từ nhiều thế hệ, hoặc một số bà con tụm năm tụm ba chuyện trò với nhau về những việc vụn vặn trong sinh hoạt hằng ngày, lại còn đám trẻ nô đùa chạy nhảy gần đó. Trong màn đêm như vậy thật là ấm áp, chân thật và đầy hy vọng.

    Có lẽ, cây đàn Bầu Việt Nam vẫn chưa thể hiện hết âm sắc mượt mà của nó, có lẽ kỹ xảo thổi sáo Bansuri Sigapo vẫn chưa phát huy tốt nhất, nhịp trống Sunda Indonesia cũng không phải gõ bằng phương pháp truyền thống nhất của nó, thế nhưng tiến sĩ Hướng Dương vẫn cảm thấy hết sức hài lòng trước diễn tấu của các nhạc công đến từ các nước ASEAN. Đông đảo khán giả Trung Quốc ở hiện trường đã lắng nghe câu chuyện của bà con dân tộc Động thể hiện bằng nhạc cụ của các nước ASEAN, mà các nhạc công ASEAN đã am hiểu ngôn ngữ âm nhạc của các dân tộc Trung Quốc. Đây đã thể hiện một chữ " Hòa".

    "Tôi sáng tác nhạc phẩm dành riêng cho nhạc cụ của các nước Đông Nam Á từ những dữ liệu âm nhạc dân tộc Động Trung Quốc, thực ra đa phần chính là sự dung hòa. Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra sáng kiến 'Một vành đai một con đường', có mối quan hệ với các nước Đông Nam Á đó là bạn vẫn là của bạn, tôi có sự quan tâm của tôi, chúng ta cùng nỗ lực cho cùng một mục tiêu. Âm nhạc cũng vậy thôi, mỗi đặc điểm tuy đều có sự khác nhau, nhưng khi chúng ta hòa nhập sự khác biệt lại với nhau, thì thường xuất hiện sự phản ứng hóa học rất hay mà trước đó chúng ta không thể ngờ trước được, sự phản ứng hóa học như vậy hết sức quý giá. "

    Đúng vậy, mỗi ai tham gia buổi hòa nhạc này đều đã cảm nhận được sự phản ứng hóa học đó. Thứ phản ứng hóa học này đã gói gọn trong hai chữ là "Giao lưu". Giáo sư Diệp Quốc Huy, Tổng giám đốc nghệ thuật của buổi hòa nhạc nói, Buổi hòa nhạc rất thành công, mà thành công không phải ở chỗ kết quả, có ý nghĩa hơn là cả một quá trình thực hiện. Các nhạc sĩ trẻ Trung Quốc và các nhạc công trẻ ASEAN cùng diễn tập, trao đổi và hợp tác với nhau, cuối cùng đã xây dựng nên một buổi hòa nhạc như vậy.

    "Hoạt động lần này của chúng tôi tương đối chú trọng đến quá trình đối thoại của các bạn trẻ, đây là sự đối thoại giữa các nhạc sĩ trẻ và các nhạc công trẻ, tôi cho rằng, sự hòa hợp bằng hình thức đối thoại như vậy rất sâu sắc và cũng rất rõ ràng".

    Sự phản ứng hóa học như vậy chính là hai chữ "Sáng tạo". Anh Thái Kim Đông, Chỉ huy của buổi hòa nhạc lần này,và là Nhà chỉ huy âm nhạc Trung Quốc hiện đang rất năng động tại Mỹ nói:

    "Đây tuy là những nhạc cụ truyền thống của 10 nước ASEAN, nhưng giai điệu những bản nhạc mang đặc điểm nước họ được sáng tác bằng đủ các hình thức, các nhạc công ASEAN diễn tấu giai điệu âm nhạc hoàn toàn khác lạ bằng nhạc cụ quen thuộc của mình, hình thức giao lưu lẫn nhau như vậy đã đưa âm nhạc không ngừng được thăng hoa, dạt dào sức sống. "

    Sự phản ứng hóa học như vậy cũng là một hình thức hưởng thụ âm nhạc. Chị Lê Thủy Linh, diễn viên gảy đàn Bầu và tấu đàn T'rưng của Dàn nhạc Thính phòng Việt Nam nói:

    "Em rất vui khi có cơ hội diễn ở đây. Em khá thích tác phẩm của các nhạc sĩ Trung Quốc, các nhạc sĩ đều là nhạc sĩ trẻ, vì vậy khá gần gũi đối với em".

    Nghệ sĩ đàn bầu Việt Nam Lê Thủy Linh

    Nhạc công đàn Gỗ và Sáo dài Thái Lan Kammathep Theeralertrat nói:

    "Tôi đã học hỏi được nhiều điều mới, học được rất nhiều thứ từ các bạn nhạc sĩ trẻ Trung Quốc, tôi rất thích những bản nhạc của buổi hòa nhạc lần này, tôi cảm thấy đây là một sự hưởng thụ. "

    Đây quả là một buổi hòa nhạc đặc biệt. Đây không phải là buổi hòa nhạc để các nhạc sĩ trổ tài có cá tính của mình, và cũng không phải là buổi hòa nhạc thể hiện vẻ hấp dẫn của các nhạc công, mà đây là buổi biểu diễn âm nhạc hòa nhập hai thứ đó lại với nhau, là sự hòa nhập nền văn hóa âm nhạc giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>