Ngày 8/3, sau khi cất cánh chưa được bao lâu thì chuyến bay MH370 của Hãng Hàng không Ma-lai-xi-a từ Cu-a-la Lăm-pơ đến Bắc Kinh đã bị mất liên lạc với mặt đất, trên máy bay cả thảy có 239 người. Hành động tìm kiếm quốc tế với sự tham gia của 26 nước sau đó đã lần lượt được triển khai tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, máy bay mất liên lạc đến nay vẫn chưa tìm thấy.
2. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN lần thứ nhất diễn ra tại Ha-oai
Từ ngày 1-3/4, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN lần thứ nhất diễn ra tại Ha-oai Mỹ, hội nghị do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel chủ trì, vấn đề chính là thảo luận làm thế nào nâng cấp hợp tác song phương về mặt cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai trong thời gian tới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel trước đó nói, "cần mời Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN đến Ha-oai, đến đất nước Mỹ". Báo giới Mỹ bình luận rằng, hội nghị lần này có ý nghĩa lịch sử, đã thể hiện vị thế quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tăng trưởng kinh tế và chiến lược quân sự của Mỹ.
3. Việt Nam hủy quyền đăng cai ASIAD 2019 - In-đô-nê-xi-a thay thế Việt Nam tổ chức
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Việt Nam rút đăng cai ASIAD lần thứ 18 năm 2019, nguyên nhân là vì Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức giải thể thao cỡ lớn và cũng chưa chuẩn bị tốt cho việc này. Ngày 20/9, Hội đồng Ô-lim-pích châu Á đã triệu tập hội nghị đại biểu, thông qua đơn xin thay thế đăng cai ASIAD lần thứ 18 của In-đô-nê-xi-a, xác nhận ASIAD lần này sẽ diễn ra tại Gia-các-ta, Thủ đô In-đô-nê-xi-a.
4. Mỹ-Phi-li-pin ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng
Ngày 28/4, tại Ma-ni-la, Bộ trưởng Quốc phòng Phi-li-pin Gazmin và Đại sứ Mỹ tại Phi-li-pin Goldberg đã ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng 10 năm. Theo đó, Phi-li-pin cho phép quân Mỹ xây dựng cơ sở quân sự tại khu vực chỉ định hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, quân Mỹ có thể triển khai trang thiết bị vũ khí, vật tư tiếp tế và vật tư cứu trợ nhân đạo tại Phi-li-pin, tức Mỹ có thể sử dụng linh hoạt hơn căn cứ quân sự, bến cảng và sân bay quân sự tại Phi-li-pin.
5. Quân đội Thái Lan tiếp quản Chính quyền
Ngày 22/5, Tư lệnh Lục quân Thái Lan Pray-út thực hiện một cuộc đảo chính quân sự, tuyên bố "tạm thời đình chỉ" Hiến pháp, giải tán Chính phủ tạm quyền Dinh-lắc, thành lập "Hội đồng Quốc gia vì Trật tự và Hoà bình", đồng thời tự đảm nhiệm người phụ trách chung, đã kết thúc tình hình rối loạn kéo dài gần nửa năm ở Thái Lan. Ngày 26/5, Nhà Vua Thái Lan Bu-mi-bôn A-đun-gia-đệt bổ nhiệm ông Pray-út làm Chủ tịch "Hội đồng Quốc gia vì Trật tự và Hoà bình". Ngày 28/5, Nhà Vua Thái Lan Bu-mi-bôn A-đun-gia-đệt chính thức bổ nhiệm ông Pray-út làm Thủ tướng nhiệm kỳ thứ 29 của Thái Lan.
6. Ông Giô-cô Uy-đô-đô được bầu làm tân Tổng thống In-đô-nê-xi-a
Ngày 22/7, Uỷ ban Bầu cử quốc gia In-đô-nê-xi-a tuyên bố, ứng viên Tổng thống, Tỉnh trưởng Gia-các-ta Giô-cô Uy-đô-đô đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra ngày 9/7 với 53,15% phiếu bầu. Ngày 20/10, ông Giô-cô tuyên thệ nhậm chức, thay thế ông Xu-xi-lô, trở thành Tổng thống nhiệm kỳ thứ 7 kể từ ngày In-đô-nê-xi-a độc lập đến nay. Ông cũng là Tổng thống xuất thân từ dân thường đầu tiên của In-đô-nê-xi-a.
7. Trung Quốc đề xuất "ý tưởng kép" giải quyết vấn đề Nam Hải
Ngày 9/8, trong thời gian Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Đông Á diễn ra tại Nây Pi Đô Mi-an-ma, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất "ý tưởng kép" giải quyết vấn đề Nam Hải của Trung Quốc. Ngày 13/11, tại Hội nghị Cấp cao Trung Quốc-ASEAN diễn ra tại Nây Pi Đô, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp tục giải thích "ý tưởng kép", nêu rõ tranh chấp cụ thể liên quan do nước đương sự trực tiếp hiệp thương giải quyết bằng phương thức hoà bình thông qua đàm phán thể theo sự thật lịch sử, luật quốc tế và "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", hoà bình an ninh trên Nam Hải do Trung Quốc và các nước ASEAN cùng giữ gìn. Trung Quốc đồng ý tích cực triển khai đàm phán, sớm đi đến "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải" trên cơ sở hiệp thương nhất trí.
8. 10 nước SEAN sẽ trở thành nước sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
Ngày 24/10, Bộ trưởng Tài chính hoặc đại diện uỷ quyền của 21 nước thành viên sáng lập đợt đầu trong đó có Trung Quốc và 9 nước ASEAN đã ký Thỏa thuận tại Bắc Kinh, cùng quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á. Ngày 25/11, tại Gia-các-ta, Bộ trưởng Tài chính In-đô-nê-xi-a Bambang thay mặt Chính phủ In-đô-nê-xi-a ký Bản ghi nhớ chuẩn bị thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, In-đô-nê-xi-a trở thành thành viên sáng lập thứ 22. Tổ chức phát triển đa phương mới khu vực châu Á được thành lập bởi sáng kiến của Trung Quốc này dự định cuối năm 2015 đi vào hoạt động, dành sự hỗ trợ tài chính cho các nước thiếu tiền vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
9. Cuộc tổng tuyển cử Mi-an-ma sang năm diễn ra theo Hiến pháp hiện hành
Ngày 18/11, Chủ tịch Quốc hội Liên bang Mi-an-ma Thura U Shwe Mann trong buổi họp báo nói, thời kỳ Chính phủ khoá tới mới có thể sửa đổi Hiến pháp hiện hành, cuộc tổng tuyển cử cuối sang năm vẫn sẽ tổ chức theo Hiến pháp hiện hành. Ông còn nói, có sửa đổi hay không một số điều khoản trong Hiến pháp hiện hành cần quyết định theo kết quả trưng cầu ý dân, tháng 5 sang năm sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp. Theo quy định điều khoản hữu quan của Hiến pháp hiện hành Mi-an-ma, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Aung San Suu Kyi không được tranh cử lãnh đạo nhà nước.
10. Nhiều nước Đông-Nam Á ngăn chặn sự lan rộng của thế lực "Nhà nước Hồi giáo"
Thế lực tổ chức khủng bố cực đoan xuyên biên giới "Nhà nước Hồi giáo" thâm nhập rải rác vào các nước Đông-Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin v.v. Ngày 4/8, Tổng thống đương nhiệm In-đô-nê-xi-a Xu-xi-lô triệu tập Hội nghị Nội các chính trị và an ninh, tuyên bố cấm tổ chức khủng bố cực đoan Nhà nước Hồi giáo hoạt động, quyết định áp dụng nhiều biện pháp kiềm chế sự lan rộng của chúng tại In-đô-nê-xi-a. Ngày 29/9, Ma-lai-xi-a ghi nhận nước này có hơn 30 người gia nhập Nhà nước Hồi giáo, đồng thời xuất hiện trang web ủng hộ Nhà nước Hồi giáo, cảnh sát đã theo dõi chặt chẽ trang mạng xã hội, phòng ngừa dân chúng bị dụ dỗ gia nhập tổ chức này. Ngày 25/9, Chính phủ Phi-li-pin đã bác lại điều kiện trả tự do con tin người Đức do lực lượng vũ trang A-bu Xay-áp, tổ chức cực đoan tuyên bố trung thành với "Nhà nước Hồi giáo" của nước này nêu ra. Ba nước còn lần lượt triển khai hợp tác chống khủng bố với các nước Mỹ, Pháp, Đức v.v về việc này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |