• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thư viện kiểu mới kích thích niềm đam mê đọc sách của người dân Trung Quốc; Trường Điệu (làn điệu dân ca) dân tộc Mông Cổ—hoá thạch sống của âm nhạc thảo nguyên

    2013-01-09 18:11:56     cri

    Nghe Online-I             Nghe Online-II

    Quyên: Xin chào quý vị và các bạn, Lệ Quyên hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá".

    Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Quyên: Thưa quý vị và các bạn, năm 2012 đã khép lại, năm 2013 đã đến, trước khi bắt đầu nội dung tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Lệ Quyên xin chúc các bạn năm mới vui vẻ, gia đình hạnh phúc, vạn sự như ý.

    Hoa: Duy Hoa xin chúc các bạn mạnh khỏe, an khang, gặt hái nhiều may mắn trong năm 2013.

    Quyên: Các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Lệ Quyên và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn những loại hình thư viện mới xuất hiện ở Trung Quốc.

    Hoa: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn Trường điệu, làn điệu dân ca dân tộc Mông Cổ.

    Quyên: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    Hoa: Thưa các bạn, những năm qua ở Trung Quốc đã xuất hiện một số loại hình thư viện mới, chẳng hạn "thư viện người", những cuốn sách trong thư viện là người thật hàm chứa những câu chuyện và ý tưởng cuộc sống.

    Quyên: Vâng, sáu tháng trước, Lệ Quyên và Duy Hoa đã giới thiệu với các bạn loại hình thư viện này. Hiện nay ở các thành phố lớn Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đều có "thư viện người".

    Hoa: Đúng là thư viện hiện nay có rất nhiều loại hình, chứ không như trước kia cứ nói đến thư viện thì mọi người nghĩ ngay tới phòng đọc sách to, có bàn ghế bày ngay ngắn, tuy đông người nhưng rất trật tự, chẳng có tiếng ồn ào gì.

    Quyên: Vâng, đó là hình ảnh cũ của thư viện, hiện nay khái niệm thư viện đã không còn hạn chế về địa điểm và số lượng lưu trữ sách báo, điều quan trọng là có sách và người đọc.

    Hoa: Vâng, hai cái này đúng là nhân tố quan trọng nhất của thư viện. Cũng chính vì vậy, quán cà phê hoặc nơi tập trung sách báo đều có thể trở thành "loại hình thư viện mới".

    Quyên: Tiếp theo chúng ta hãy cùng làm quen chị Tiêu Hiểu Phong, nhân viên cổ cồn trắng làm ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Mùa đông chị Hiểu Phong rất thích đến một nơi ấm áp—quán cà phê gần chung cư mình cư trú.

    Hoa: Ở quán cà phê, mỗi người chỉ cần quyên góp một cuốn sách, nếu cuốn sách đó được bạn đọc khác đọc đến, thì được tặng một cốc cà phê, và có thể miễn phí đọc các cuốn sách do người khác quyên góp ở quán cà phê.

    Quyên: Chị Hiểu Phong cho biết, rất thích phương thức đọc sách này, vì phương thức này chứa chan tình cảm ấm áp và bất ngờ.

    Hoa: Sở dĩ nội hàm của thư viện dần dần được mở rộng và phương thức không ngừng được đổi mới, là vì nhu cầu xã hội có sự biến đổi và sự phát triển của công nghệ hiện đại.

    Quyên: Vâng, rất nhiều thư viện dân gian loại hình mới xuất hiện ở Trung Quốc, đã khiến sách báo hình như ấm trở lên, "mùi thơm" của sách toả ra "kho lưu trữ sách", dấy lên cơn sốt "toàn dân đọc sách" trong dân gian.

    Hoa: Năm nay, ủy ban quản lý khu đô thị Tiền Giang mới, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang cùng phương tiện truyền thông phối hợp đưa ra 50 quán sách với số lượng lưu trữ sách đạt hơn 2500 cuốn.

    Quyên: Trong hơn 2500 cuốn sách này đa số là do người dân thành phố Hàng Châu quyên góp, mỗi một quán sách có khoảng 50 cuốn sách.

    Hoa: Mỗi người đều có thể đến quán sách lấy một cuốn sách về nhà đọc, nhưng tiền đề là phải mang một cuốn sách tặng cho quán sách.

    Quyên: Chị Ưng Bách Lộ là người dân thành phố Hàng Châu, kể từ mùa thu, chị thường đến bờ sông Tiền Đường, ngồi trên ghế băng bên cạnh quán sách, vừa hưởng gió sông, vừa đọc sách.

    Hoa: Chị Ưng Bách Lộ cho rằng, thà chia sẻ những cuốn sách mình đã đọc với những người thích đọc sách, còn hơn để những cuốn sách đó bị bỏ xó và phủ bụi.

    Quyên: Vâng, chị Lộ rất thích cảm giác chia sẻ kiến thức, chia sẻ ấm áp với người khác, vì vậy chị cũng rất muốn biết những cuốn sách chị quyên góp đã đến tay ai.

    Hoa: Cảm giác này đúng là vừa thần bí vừa ấm áp. Những năm qua, phương thức chia sẻ sách này bắt đầu thịnh hành ở Trung Quốc, đang trở thành một phương thức thời thượng trong lớp trẻ.

    Quyên: Vâng, chia sẻ kiến thức với người khác, sách báo cũng vì vậy phát huy tác dụng lớn hơn.

    Hoa: Ở Bắc Kinh cũng có loại hình thư viện công ích này. Số 30 ngõ Quan Thư Viện quận Đông Thành thành phố Bắc Kinh là một gian phòng chưa đầy 15 mét vuông, trong phòng bày đầy sách và người rất đông.

    Quyên: Đó là một thư viện lưu động dân gian, mỗi người cứ 15 ngày được tặng một cuốn sách, sau khi đọc xong không cần trả lại, yêu cầu duy nhất là truyền cho người đọc khác.

    Hoa: Thư viện lưu động này tuy diện tích nhỏ, nhưng đủ các chủng loại sách như thiên văn, địa lý, tiểu thuyết, tản văn v.v, quanh năm số lượng lưu trữ sách đạt hơn 3000 cuốn.

    Quyên: Người đọc ở Bắc Kinh có thể trực tiếp đến thư viện này đọc sách, còn người đọc các tỉnh thành khác thì có thể thông qua trang mạng hoặc mạng xã hội tiểu blog Sina Weibo đăng ký đọc sách.

    Hoa: Ngoài ra, thư viện lưu động này còn tổ chức hoạt động tặng sách không định kỳ ở các trường đại học, trại trẻ mồ côi, tiểu học ở vùng núi nghèo khó.

    Quyên: Giám đốc của thư viện là anh Từ Đại Vĩ 36 tuổi, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty quảng cáo.

    Hoa: Năm 2010, anh tự bỏ tiền thành lập thư viện này, trong hơn hai năm qua thư viện này đã tặng hơn 50 nghìn cuốn sách cho người đọc.

    Quyên: Sở dĩ anh nảy sinh ý tưởng thành lập loại hình thư viện này là vì anh từng là một người một mình làm việc ở Bắc Kinh không có một xu nào, kiên trì đọc sách đã thay đổi vận mệnh của anh.

    Hoa: Vì rất nhiều sách sau khi anh đọc xong đã bị bỏ xó và phủ bụi, nên anh đã nảy sinh ý tưởng tặng sách cho người khác.

    Quyên: Anh mong có nhiều người cùng đọc sách hay, làm người tốt. Vì đọc sách có thể thay đổi bản thân, còn bản thân có thể thay đổi thế giới.

    Hoa: Ý tưởng này của anh đúng là rất hay, và đã nhận được sự hoan nghênh của rất nhiều người.

    Quyên: Vâng, cùng với thư viện lưu động dân gian ngày càng nổi tiếng, nhiều người đọc không mang sách về nữa, mà chủ động tặng sách, hoặc mang sách mình đã đọc đến đây để trao đổi với người đọc khác.

    Hoa: Về phương thức chia sẻ kiến thức, giúp người khác đọc sách hay miễn phí, nhiều bạn trẻ còn có ý tưởng rất hay. Chẳng hạn, những bạn trẻ thích đọc sách đã thực hiện ý tưởng "có người đưa sách mượn đến tận tay mình".

    Quyên: Đó là một thư viện trực tuyến mang tên "Cà chua xanh", người đọc không cần nộp tiền đặt cọc, cũng không cần nộp lệ phí hội viên, chỉ cần truy cập mạng lựa chọn sách mình muốn mượn, nhân viên chuyển phát nhanh sẽ đưa sách đến tận tay mình, còn khâu mượn sách và trả sách toàn bộ miễn phí.

    Hoa: Đây là một phương thức tạo rất nhiều tiện lợi cho người đọc, hơn nữa người đọc mượn sách trả sách không cần trả bất cứ chi phí gì. Phải nói rằng, đây cũng là một loại hình thư viện trực tuyến công ích.

    Quyên: Vâng, người đọc chỉ cần nhấn chuột, là có thể tận hưởng thú vui đọc sách, không cần ra khỏi nhà vẫn có thể hưởng trọn vẹn niềm vui đọc sách giấy, khỏi phải đi xe buýt đông người, khỏi phải đội trời nắng nóng, đi đường dài đến thư viện mượn sách.

    Hoa: Trước làn sóng số hoá và sự xuất hiện của nhiều loại hình thư viện, thư viện công truyền thống của Trung Quốc cũng đang dần dần thay đổi, không phải như trước kia chỉ là nơi "mượn sách và trả sách".

    Quyên: Vâng, chẳng hạn Thư viện tỉnh Quý Châu năm 2009 đưa ra "Thư viện số Quý Châu", người đọc có thể đọc và tải toàn bộ 1 triệu đầu sách điện tử, đọc 2 triệu đầu sách, tra cứu 700 triệu trang nội dung tài liệu, còn có thể đọc và tải toàn bộ hơn 20 triệu bài trong tạp chí điện tử.

    Hoa: Mỗi công dân chỉ cần ở nơi có thể truy cập mạng In-tơ-nét ở tỉnh Quý Châu, là có thể miễn phí tra cứu, đọc và tải nguồn tài liệu số hoá.

    Quyên: Tháng 10 năm 2011, Thư viện tỉnh Quý Châu còn đưa thư viện trên điện thoại di động vào hoạt động, người đọc có thể thông qua các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng v.v hưởng các dịch vụ do thư viện số cung cấp.

    Hoa: Sự xuất hiện của thư viện số khiến thư viện trở thành "thư viện không tường", trở thành thư viện của từng cá nhân.

    Quyên: Vâng, như vậy, tác dụng của thư viện mới được phát huy đầy đủ.

    Hoa: Quý vị và các bạn thân mến, trên đây Duy Hoa và Lệ Quyên đã giới thiệu với các bạn những loại hình thư viện mới xuất hiện ở Trung Quốc.

    Quyên: Trước khi bắt đầu nội dung phần hai của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Lệ Quyên và Duy Hoa mời các bạn thưởng thức bài hát "Xin chào, ngày mai" do nhóm Sữa và Cà phê thể hiện.

    Hoa: Thưa quý vị và các bạn, trên đây các bạn đã nghe bài hát "Xin chào, ngày mai" do nhóm Sữa và Cà phê thể hiện.

    Quyên: Tiếp theo các bạn hãy cùng Nguyễn Thanh đi tìm hiểu Trường Điệu, làn điệu dân ca dân tộc Mông Cổ.

    Hoa: Trường Điệu được tôn vinh là hoá thạch sống của âm nhạc thảo nguyên. Có người ví Trường Điệu là âm nhạc chảy trong dòng máu người dân tộc Mông Cổ, dù không hiểu tiếng dân tộc Mông Cổ, nhưng người nghe cũng không nén được cảm xúc khi nghe Trường Điệu.

    Quyên: Vâng, vì làn điệu này kể lại những suy nghĩ và cảm nhận của dân tộc Mông Cổ đối với lịch sử, văn hoá, nhân văn, phong tục, đạo đức, triết học và nghệ thuật.

    Hoa: Sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu và cảm nhận sức cuốn hút của Trường Điệu.

    Quyên: Xin mời Nguyễn Thanh.

    (Nguyễn Thanh: Trường Điệu dân tộc Mông Cổ)

    Hoa: Cảm ơn anh Nguyễn Thanh đã giới thiệu với chúng ta Trường Điệu, làn điệu dân ca dân tộc Mông Cổ.

    Quyên: Trong phần cuối của tiết mục chúng ta hãy cùng nghe một bài Trường Điệu "Hải thị thần lâu" do ca sĩ dân tộc Mông Cổ U-lan-tu-y-a thể hiện.

    Hoa: Thưa các bạn, trên đây các bạn đã nghe bài Trường Điệu "Hải thị thần lâu" do ca sĩ dân tộc Mông Cổ U-lan-tu-y-a thể hiện.

    Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết. Hoan nghênh các bạn viết thư tay hoặc email trao đổi với chúng tôi.

    Hoa: Các bạn có thể gửi thư đến Phòng Văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhờ chuyển Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Địa chỉ liên hệ cụ thể là: Phòng Văn hoá, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số 46 phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

    Quyên: Hòm thư điện tử của chúng tôi là: vie@cri.com.cn. Quý vị và các bạn thân mến, Lệ Quyên xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" kỳ tới.

    Hoa: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>