• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Từ Hi Thái hậu -- II

    2015-10-21 11:02:33     cri

    Rút lui vào hậu trường

    Ngày 5 tháng Ba năm 1889, Từ Hi tuyên bố rút lui khỏi chuyện triều chính. Với tư cách là người đứng đầu hoàng gia, thái hậu vẫn thường xuyên ban thưởng cho các đại thần và còn mời họ vào hoàng cung xem Kinh kịch. Những người này tỏ ra trung thành với Từ Hi hơn là với đương kim hoàng đế. Ngay cả khi Từ Hi đã lui về nghỉ ở Di Hòa Viên, Quang Tự và bá quan vẫn phải thường xuyên lui tới vấn an bà. Chính qua những lần thăm hỏi này mà các vấn đề quốc gia đại sự sẽ được quyết định với sự can thiệp của thái hậu. Ông Đồng Hòa nhận xét, Quang Tự chỉ có thể tự mình giải quyết các tấu chương lặt vặt thường ngày, trong khi Quân Cơ Xứ cố vấn nhà vua khi gặp phải các vấn đề quan trọng hơn. Còn với những trường hợp đặc biệt quan trọng, họ vẫn phải xin ý kiến của Từ Hi. Ý kiến của thái hậu luôn mang tính quyết định và hoàn toàn lất át hoàng đế trong các buổi nghị chính. Năm 1894, chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ. Quang Tự vốn thiếu kinh nghiệm chính trị lẫn quân sự nên triều đình phải quay sang nhận chỉ đạo của thái hậu. Tuy nói là đã rút lui vào hậu trường nhưng vai trò của Từ Hi thực tế không hề thua kém so với trước kia.

    Cung điện mùa hè Di Hòa Viên - nơi Từ Hi thái hậu dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời.Năm 1895 là đại thọ thứ 60 của Từ Hi. Dựa trên các lễ đại thọ lần thứ 70 và 80 tổ chức cho Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu - mẹ của vua Càn Long - Từ Hi dự định tổ chức một buổi lễ xa hoa bao gồm trang trí trục đường nối liền Di Hòa Viên và Tử Cấm Thành, biểu diễn văn nghệ miễn phí cho bá tánh, đồng thời đại xá thiên hạ. Tuy nhiên, chiến tranh Trung Nhật kéo dài buộc Từ Hi phải từ bỏ kế hoạch này và chỉ tổ chức một buổi lễ nhỏ ở trong cung.

    Bách nhật duy tân

    Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, người Trung Hoa nhận ra rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, vũ khí không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Vương Thao đã cảnh cáo thì mới được. Họ cổ vũ canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, giảm phung phí trong xã hội, bỏ hệ thống khoa cử cũ, tuyển nhân tài theo cách mới. Do đó mà có cuộc vận động duy tân (đổi mới) khắp trong nước. Các tài liệu lịch sử gọi sự kiện này là "Chính biến Mậu Tuất" (1898) hay "Bách nhật duy tân" (戊戌变法 - 100 ngày cải cách).

    Hai người đề xướng là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu là "toàn biến, tốc biến" (thay đổi triệt để và mau). Lương Khải Siêu làm đại biểu cho một nhóm 190 cử nhân Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 1,300 cử nhân khác dâng thư xin biến pháp. Rồi hai nhóm họp làm một. Kể từ thế kỷ 12 đời Nam Tống (trên bảy thế kỷ), bây giờ mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên vua. Lần này, thỉnh nguyện của nhóm Khang, Lương không được chấp nhận.

    Năm 1896, Khang Hữu Vi lần nữa dâng thư xin biến pháp. Lần này ông đạt được đến Quang Tự qua Ông Đồng Hòa, thầy dạy cũ của Quang Tự.

    Quang Tự lúc này đang tự mình nắm quyền. Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa Viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Quang Tự tuy e sợ thế lực của Từ Hi nhưng nhiệt tâm muốn cải cách nên cho mời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lên kinh bàn việc. Ông tiếp Khang, Lương suốt một buổi, phong cho họ chức tước để cùng mưu việc biến pháp. Đề nghị nào họ đưa ra Quang Tự cũng chấp nhận: cải cách việc triều đình cho mới mẻ, bỏ lối văn bát cổ trong các khoa thi mà lấy môn luận về thời vụ thay vào, lập học hiệu, khuyến khích kẻ viết sách mới và kẻ chế khí cụ mới, bỏ những nha thự ít việc, luyện tập quân đội theo lối mới, trù lập ngân hàng, làm đường xe lửa, khai mỏ, mở nông và công nghiệp, lập hội buôn, mỏ rộng đường ngôn luận, cầu nhân tài...

    Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Những thay đổi này là quá đột ngột đối với tình hình xã hội nói chung của Trung Quốc. Ngoài ra, duy tân tiến hành mà không có chính sách và chủ trương cụ thể. Quang Tự nghe Khang Hữu Vi gợi ý gì thì nghe đó, Khang Hữu Vi thì thấy các nước Âu - Nhật làm sao thì làm y như vậy mà thiếu sự cân nhắc cho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của đất nước. Bên cạnh đó, có một số ý kiến nghi ngờ vai trò của Nhật Bản trong việc lợi dụng sự cả tin của Quang Tự và Khang Hữu Vi để làm lệch hướng cuộc biến pháp theo hướng có lợi cho Nhật.

    Khang Hữu Vi biết rằng nhóm cựu thần tất phản đối, nên khuyên vua đừng vội bỏ hết các nha môn, mà giữ họ lại, phong đất cho họ để không mất lộc. Nhưng Từ Hi hay biết, liền bổ nhiệm một người cùng phe là Vinh Lộc, tổng đốc Trực Lệ, chỉ huy quân đội ở thủ đô để củng cố thế lực của bà. Vua Quang Tự cương quyết, bảo: "Không cho ra biến pháp thì giết ta còn hơn". Đàm Tự Đồng thấy Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, khuyên Quang Tự đoạt lại chính quyền. Quang Tự nghe lời, triệu Viên Thế Khải, (học trò của Lý Hồng Chương trong việc đào tạo quân đội) lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân tâm phúc, về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên. Thậm chí Khang Hữu Vi còn có ý định ám sát Từ Hi.

    Chẳng may sự việc bị tiết lộ do sự phản bội của Viên Thế Khải. Từ Hi vội vàng từ Di Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quỳ một bên, các đại thần quỳ một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự rồi quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm với quốc sự... Từ Hi sau đó đem hoàng đế giam lỏng ở Doanh Đài, đồng thời tuyên bố ông bị bệnh, không thể tiếp tục việc triều chính. Sự trị vì của Quang Tự đến đây cơ bản là chấm dứt.

    Khang Hữu Vi hay tin trước, bỏ trốn. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra, mới trốn qua Nhật. Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa: Khang Quảng Nhân, (em Khang Hữu Vi) Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú. Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Từ Hi, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khải Siêu còn xuất bản tờ báo "Thanh Nghị" mạt sát Từ Hi.

    1 2 3 4 5 6 7 8 9
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>