• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Dưỡng sinh và điều trị của Y dược Trung Hoa-Hệ thống thận

    2012-04-13 16:01:42     CRIonline
    Thận chủ quản cốt và sinh tủy, đẹp ở tóc, thông tắc ở tai và nhĩ âm, thể hiện tinh thần qua hoảng sợ, chất dịch là nước bọt, vị mặn, thận và bàng quang có quan hệ bề ngoài và bên trong.

    Thận tàng tinh, chủ quản sự sinh trưởng, dậy thì và sinh nở. Tinh là chất cơ bản cấu thành cơ thể con người, cũng là cơ sở vật chất cho sự sinh trưởng, dậy thì, sinh nở và hoạt động chức năng của các cơ quan phủ tạng. Thận tàng tinh, trong đó bao gồm tinh kế thừa từ cha mẹ, tinh bẩm sinh và tinh được chuyển hóa từ tỳ vị. Tinh bẩm sinh và tinh được chuyển hóa có cội nguồn khác nhau, nhưng đều tàng trữ trong thận, phụ thuộc vào nhau, tương trợ tương thành, qua sự kết hợp chặt chẽ trong thận rồi trở thành tinh được tàng trữ trong thận.

    Thận chủ quản thủy. Thận đóng vai trò trao đổi và điều tiết cân bằng chất dịch trong toàn bộ cơ thể. Quá trình trao đổi chất dịch bao gồm hấp thụ nước, truyền tải, phân bố, tận dụng nước cũng như đưa nước thải qua sử dụng của các cơ quan ra ngoài cơ thể, tất cả các khâu đó đều được hoàn thành qua tác dụng khí hóa của thận. Thận là cơ quan tạng chủ yếu điều tiết sự cân bằng của chất dịch, có thể phân biệt nước trong và nước đục. Nước trong hội tụ vào phổi, nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể; nước đục chảy xuống phía dưới và đi vào bàng quang, rồi thải ra ngoài cơ thể. Trường hợp chức năng khí hóa của thận thất thường, sẽ dẫn đến trở ngại về trao đổi chất nước và xuất hiện các chứng bệnh như nước tiểu ít, thủy thũng hoặc nước tiểu nhiều, đi tiểu nhiều lần.

    Thận chủ quản nạp khí. Thận có chức năng thu thập khí do phổi hít vào để tiến hành điều tiết hô hấp của phổi. Cho dù chức năng hít thở của con người là do phổi chủ quản, nhưng thận có thể trợ giúp chức năng hít của phổi, được gọi là "nạp khí". Sách y cổ ghi chép rằng: "Phổi là chủ của khí, thận là gốc của khí, phổi chủ quản khí ra, thận chủ quản khí vào, âm dương tương giao, hít thở nhịp nhàng".Trường hợp thận nạp khí thì hít thở nhịp nhàng, thận không nạp khí thì thở nhiều hơn hít.

    Bàng quang tàng trữ và bài tiết nước tiểu. Chất nước qua khí hóa của thận trở thành nước tiểu, chạy vào bàng quang. Khi nước tiểu dự trữ trong bàng quang đến lượng nhất định, qua tác dụng khí hóa của thận và bàng quang có thể tự thải ra ngoài cơ thể một cách kịp thời. Trường hợp chức năng khí hóa của bàng quang không tốt sẽ dẫn đến các chứng  tiểu tiện không lợi, nước tiểu ít, tắc tiểu; trường hợp bàng quang mất chức năng, thì không kiểm soát được tiểu tiện, đái dầm.

    Qua đó có thể thấy, cơ thể con người vốn là khối tổng thể hữu cơ. Năm hệ thống gan, tim, tỳ, phổi, thận trong cơ thể con người được gắn kết một cách hữu cơ, hiệp đồng với nhau về sinh lý, tác động lẫn nhau về bệnh lý. Vì vậy, căn cứ quan niệm dưỡng sinh và điều trị của y dược Trung Hoa, chúng ta có thể từ chẩn đoán bệnh tật cục bộ để tìm hiểu tình hình tổng thể, từ bên ngoài tìm hiểu bên trong, từ mặt này tìm hiểu mặt khác; trong quá trình trị bệnh có thể áp dụng phương pháp bệnh phần trên điều trị phần dưới, bệnh phần dưới điều trị phần trên. Trong các hệ thống tạng, phủ, hình, tắc, khiếu, trí và dịch, "tạng " nằm ở vị trí cốt lõi, điều phối tất cả các hệ thống phát huy chức năng sinh lý. Do vậy, trường hợp điều tiết chức năng hệ thống có thể bắt đầu từ cơ quan tạng. "Gan thông tắc tại mắt", trường hợp khô mắt và mỏi mắt, trong quá trình dưỡng sinh và điều trị của Trung Y có thể dùng các món ăn dưỡng gan sáng mắt, ví dụ như gan lợn nấu canh Kỷ tử. Bên cạnh đó, do Ngũ tạng lần lượt có thuộc tính khác nhau của Ngũ hành, năm hệ thống luôn trong quá trình điều phối thăng bằng qua sinh khắc chế hóa. Vì vậy, trong khi trị bệnh có thể căn cứ mối quan hệ sinh khắc thừa vũ, tiến hành điều trị theo nguyên tắc "phù nhược ức cường", "hư tắc bổ kỳ mẫu", "thực tắc tả kỳ tử". Ví dụ như kiện tỳ bằng kem Phục linh, điều trị chứng khí hư trong bệnh phổi chính là phương pháp "hư tắc bổ kỳ mẫu"; thanh tiết vị hỏa bằng trà trám nấu Lư căn trong điều trị chứng sưng và đau lợi răng chính là phương pháp "thực tắc tả kỳ tử". Cho nên tìm hiểu thuyết trung tâm Ngũ tạng, xử lý ổn thỏa mối quan hệ giữa cục bộ với tổng thể là điều then chốt trong việc nhận thức đúng đắn, chẩn đoán bệnh tật cũng như chỉ đạo hữu hiệu việc phòng chống, điều trị bệnh tật và dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>