• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Liệu các thương hiệu hàng xa xỉ nổi tiếng thế giới có "ôm chặt" mạng Internet ở Trung Quốc hay không?

    2016-11-01 09:18:10     Hãng tin TQ

    Vừa thích vừa lo, đó là tâm trạng mâu thuẫn của các thương hiệu hàng xa xỉ nổi tiếng thế giới khi nhìn nhận về mạng Internet.

    Sự xuất hiện của mạng Internet đã nhanh chóng phá vỡ các điều hạn chế về cả thời gian lẫn không gian đối với hàng hoá, thế mạnh của mạng Internet về mặt nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều không cần phải nói. Nhưng, khi đối mặt với mô hình thương mại điện tử truyền thống, các thương hiệu hàng xa xỉ lại có hai mối lo ngại: Một là, lo mạng Internet sẽ làm tổn hại hình ảnh thương hiệu; Hai là, lo ngại tiêu thụ trực tuyến sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ của các cửa hàng thực.

    Với tâm trạng nửa muốn nửa không, hàng xa xỉ vốn giống như "Công chúa không lo chuyện gả chồng", ban đầu chẳng bận tâm vì lượng tiêu thụ. Nhưng, hiện nay, cùng với "ngân sách" mua hàng xa xỉ của người tiêu dùng Trung Quốc nhìn chung tăng chậm, mạng xã hội và khuyến mại trực tuyến đã trở thành "ngưỡng cửa thời đại" mà các thương hiệu hàng xa xỉ buộc phải bước qua ở Trung Quốc, "ôm chặt" mạng Internet với thái độ và tư thế như thế nào trở thành điều rất quan trọng.

    Ví dụ về thương hiệu hàng xa xỉ "ôm chặt" mạng Internet đầu tiên xuất hiện vào ngày 24/4/2014, thương hiệu hàng xa xỉ Burberry tuyên bố mở cửa hàng trực tuyến trên trang web Tmall, tuy báo giới đánh giá cửa hàng trực tuyến này "có lượng tiêu thụ thấp, tỷ lệ trả lại hàng lên tới 26,4%" sau một tháng kinh doanh, nhưng Burberry "bỏ qua danh tiếng" và chấp nhận phương thức thương mại điện tử, là một cuộc thử nghiệm không đơn giản. Sau đó, thương hiệu Chanel rất được người tiêu dùng nữ yêu thích đã cho biết, sẽ chính thức đưa ra cửa hàng trực tuyến hướng tới người tiêu dùng toàn cầu vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

    Nhiều người thắc mắc nguyên nhân gì khiến các thương hiệu hàng xa xỉ nổi tiếng nhất thế giới phải chịu khuất phục? Có lẽ quan điểm của ông Dominique Xardel, Giáo sư môn tiếp thị của Học viện Thương mại ESSEC có thể giải thích sự thay đổi này. Giáo sư nói: "Người tiêu dùng ngày nay giống hệt 'dân tộc du mục', không ngừng di chuyển, điều này đòi hỏi các thương hiệu hàng đầu phải cùng lúc chiếu cố tới cả sự phát triển truyền thống lẫn hiện đại, cả ngoại tuyến lẫn trực tuyến, không thể thiếu một trong hai".

    Tuy nhiên, so với cá biệt thương hiệu mở cửa hàng trực tuyến riêng, hiện nay đang xuất hiện một xu thế hoàn toàn mới, tức là ngày càng nhiều hàng xa xỉ tìm kiếm thông qua công ty mặt bằng "kết nối hoàn toàn với mạng Internet".

    Hiện nay, "ngân sách" mua hàng xa xỉ của người tiêu dùng Trung Quốc đạt gần 1.000 tỷ Nhân dân tệ/năm, nhất là cùng với việc nâng cấp tiêu dùng và khái niệm Nền tảng thương mại toàn cầu điện tử (EWTP) nổi lên trong thời gian gần đây, các "ông trùm" như Alibaba, Ctrip, v.v. đều tham gia cạnh tranh trên thị trường này.

    Ngày 12/10, ngành công nghiệp mạng Internet Trung Quốc lần đầu tiên triển khai hợp tác chính thức với các thương hiệu hàng xa xỉ, ra đời trang web Yaok.com cung cấp dịch vụ đặt mua hàng xa xỉ đầu tiên trên thế giới.

    Ông Diêu Sĩ Phong, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc điều hành công ty Yaok cho biết, trang web Yaok.com dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 11, trên trang mạng này, khách hàng có thể tìm thấy 80% hàng xa xỉ hàng đầu, và được hưởng dịch vụ mua sắm như khách VIP có thể đến cửa hàng vào bất cứ lúc nào theo lịch hẹn ở 9 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Sự xuất hiện của công ty mặt bằng này đã thúc đẩy các thương hiệu hàng xa xỉ tăng tốc "ôm chặt" mạng Internet. Nhân sĩ trong ngành cho rằng, lĩnh vực mua sắm hàng xa xỉ trên toàn cầu dựa trên cơ sở nâng cấp tiêu dùng sẽ dấy lên cơn sốt đầu tư vòng mới ở Trung Quốc.

    Nhà đầu tư nổi tiếng Hạ Phong, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Apex Capital dự báo rằng, những năm sắp tới là thời kỳ vàng về nâng cấp tiêu dùng, đầu tư vào các ngành nghề ở Trung Quốc, trong đó, lĩnh vực tiêu dùng cao cấp cần gấp dự án kiểu nền tảng đạt chất lượng cao, thị trường với quy mô 1.000 tỷ Nhân dân tệ đủ để cho ra đời một vài công ty mặt bằng cỡ lớn dựa trên phương thức tiêu dùng cao cấp.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>