Theo Hãng tin Trung Quốc: Tại vùng châu thổ sông Trường Giang, Trung Quốc, đã bước đầu hình thành một "Cụm thành phố kết nối bằng đường sắt cao tốc" đứng đầu thế giới về cơ sở hạ tầng. Ngày 1/7, việc khai thông và vận hành đường sắt cao tốc từ Nam Kinh đến Hàng Châu, từ Hàng Châu đến Ninh Ba, đánh dấu các tuyến đường sắt cao tốc ở vùng châu thổ sông Trường Giang lấy Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu làm trung tâm đã được kết nối thành mạng lưới sau hơn 5 năm xây dựng.
Dưới sự thúc đẩy của các tuyến đường sắt mới khai thông, cùng ngày, lần đầu tiên thực hiện hành trình từ Thượng Hải đến thẳng Ninh Ba bằng tàu cao tốc nhanh nhất chỉ cần 100 phút. Doanh nhân Dư Tường đang trên đường đến Ninh Ba công tác cho biết, trước đó từ Thượng Hải đến Ninh Ba phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, tốc độ hiện nay nhanh hơn rất nhiều.
Việc kết nối các thành phố bằng đường sắt cao tốc ở vùng châu thổ sông Trường Giang được thể hiện rõ nét trong những năm qua: Ngày 18/4/2008, thông xe tuyến chở khách Hợp Phì – Nam Kinh, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở khu vực Hoa Đông, ngày 28/9/2009 khánh thành tuyến đường sắt Ninh Ba – Đài Châu – Ôn Châu, ngày 1/7 và ngày 26/10/2010, tuyến đường Thượng Hải – Nam Kinh, Thượng Hải – Hàng Châu lần lượt đưa vào sử dụng, ngày 1/7/2011 khai thông và vận hành tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải với chặng đường hoàn thành xây dựng trong một lần dài nhất. Tuyến đường sắt cao tốc Nam Kinh – Hàng Châu được khai thông ngày 1/7, đã bổ sung đường biên cuối cùng của khu vực "tam giác" đường sắt cao tốc Thượng Hải – Ninh Ba – Hàng Châu; tuyến đường sắt cao tốc Hàng Châu – Ninh Ba đưa Hàng Châu và Ninh Ba bước vào "thời đại đường sắt cao tốc".
Sơ đồ đường sắt cao tốc ở vùng châu thổ sông Trường Giang, Trung Quốc
Vùng châu thổ sông Trường Giang là một trong những vành đai kinh tế quan trọng nhất Trung Quốc. Số liệu cho thấy, quý một năm nay, GDP của 16 thành phố vùng châu thổ sông Trường Giang đạt 2.087 tỷ 700 triệu Nhân dân tệ, tương đương 17,56% GDP Trung Quốc cùng kỳ.
Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Hoa Đốn Thượng Hải Thẩm Hàm Diệu nói với phóng viên rằng, các nơi khác trên thế giới vẫn chưa có mạng lưới đường sắt cao tốc quy mô như vậy, cụm thành phố kết nối bằng đường sắt cao tốc ở vùng châu thổ sông Trường Giang đánh dấu việc xây dựng đô thị hóa của Trung Quốc vươn lên đứng hàng đầu thế giới. Ông đồng thời cho biết, những gì mà các tuyến đường sắt cao tốc mang đến không đơn giản là hiệu ứng khiến các thành phố xích lại gần nhau như một thành phố, mà có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của vùng châu thổ sông Trường Giang nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Giám đốc Viện nghiên cứu liên hợp Phát triển Thượng Hải và Hồng Công Đại học Phục Đán Trần Thơ Nhất cho biết, sự đóng góp của "hiệu ứng tốc độ" của các tuyến đường sắt cao tốc đối với việc điều phối sự phát triển của các thành phố vùng châu thổ sông Trường Giang, tiện lợi hóa việc lưu thông phân phối hàng hóa trong khu vực, giảm giá thành kinh tế rõ rệt. Nhất là, Thượng Hải đang trù bị xây dựng khu thí nghiệm thương mại tự do, sau này sẽ phát triển theo hướng ngành dịch vụ cao cấp, càng nhiều cơ sở sản xuất sẽ chuyển đến vùng châu thổ có thể di chuyển từ 2-3 tiếng bằng tàu cao tốc, mạng lưới đường sắt cao tốc có lợi cho Thượng Hải tiến hành nâng cấp ngành nghề một cách tốt hơn, cũng có lợi cho các thành phố xung quanh phát triển các ngành nghề di chuyển ra khỏi khu vực này.
Cụm thành phố vùng châu thổ sông Trường Giang
Liệu hiệu ứng dẫn dắt kinh tế của "cụm thành phố kết nối bằng đường sắt cao tốc vùng châu thổ sông Trường Giang" có thể hiển thị nhanh chóng hay không? Về điều này, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Giang Tô nêu rõ, việc khai thông đường sắt cao tốc Nam Kinh – Hàng Châu, Hàng Châu – Ninh Ba, góp phần tăng tốc kinh tế ở miền tây-bắc vùng châu thổ sông Trường Giang vốn bất tiện về giao thông. Thế nhưng, giao thông nội thành vẫn cần được tăng cường hơn nữa trong khi giao thông xuyên thành phố ở vùng châu thổ sông Trường Giang hết sức thuận tiện, như vậy mới có thể phát huy "hiệu ứng đường sắt cao tốc".
Phó Giáo sư Khoa Kinh tế công nghiệp Học viện Quản lý Đại học Phục Đán Lý Trị Quốc cũng cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ của giao thông công cộng trong nội thành, thời gian đáp tàu cao tốc tiết kiệm được rất có thể sẽ bị lãng phí trong quá trình chờ xe ở các bến xe, ùn tắc giao thông trong nội thành v.v.
Trung Quốc đã là nước phát triển đường sắt cao tốc nhanh nhất và quy mô lớn nhất trên thế giới, ông Trần Thơ Nhất cho rằng, việc xây dựng đường sắt cao tốc có lợi cho việc thúc đẩy xây dựng hai cụm thành phố lớn là vùng châu thổ sông Trường Giang và sông Châu Giang, hình thành trục kinh tế, phát huy vai trò đòn bẩy cho nhau, dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế vòng mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |