Dạ dày là bộ máy tiêu hóa quan trọng trong cơ thể con người, đảm nhiệm trọng trách tiêu hóa thực phẩm hàng ngày và cung cấp dinh dưỡng cho các bộ phận trong cơ thể, một khi mắc bệnh dạ dày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nói chung, chứng dạ dày trong lâm sàng chủ yếu gồm viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, chứng pôlip dạ dày, sỏi dạ dày v.v. Đặc biệt là những nhân viên "cổ cồn" ngồi làm việc trong văn phòng, do ăn uống không quy luật, bị viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính, viêm loét dạ dày khá phổ biến..., về nguyên nhân dẫn đến các chứng dạ dày, bác sĩ Sách Quân cho biết:
"Người ta thường nói rằng, bệnh từ miệng mà ra, bệnh dạ dày đều do ăn uống không khoa học gây nên. Xét về Trung Y, ăn uống phải vệ sinh và theo chế độ. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, các món ăn cần thiết cho cơ thể con người cũng có phần khác nhau, nhưng chưa phải ai cũng có ý thức ăn uống khoa học và quy luật, phần lớn mọi người đều ăn uống không theo chế độ, kết quả mang lại gánh nặng cho dạ dày và đường ruột; có người vì nguyên nhân công tác không thể ăn cơm đúng giờ, nếu thời gian kéo dài sẽ mắc bệnh dạ dày".
Đối với nguyên nhân dẫn đến chứng dạ dày, giữa Trung Y và Tây Y có sự nhận xét khác nhau. Tây Y cho rằng chủ yếu là do các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, Axit dạ dày tăng cao, ăn thực phẩm quá nguội, quá cứng gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày, di truyền v.v. Trung Y cho rằng nguyên nhân dẫn đến chứng dạ dày là tà khí thâm nhập từ bên ngoài, ăn uống không theo chế độ, tỳ vị hư nhược, đờm khí ùn tắc gây nên.
Song, nhìn chung, thói quen sinh hoạt không lành mạnh đặc biệt là thói quen ăn uống không tốt là một nguyên nhân chính dẫn đến chứng dạ dày. Ví dụ như để tránh lãng phí, nhiều người có thói quen ăn cơm thừa. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, cơm thừa hâm nóng lại ăn rất khó tiêu, từ đó sẽ gây nên chứng dạ dày.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến bằng thịt động vật như thịt muối, xúc-xích, thịt hun khói, sẽ tăng thêm rủi ro ung thư dạ dày. Qua đánh giá 15 kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày dùng thêm 30 gam thực phẩm chế biến bằng thịt động vật các loại thì xác suất mắc ung thư dạ dày sẽ tăng từ 15%-38%.
Trong thực phẩm ăn nhanh, các món rán nói chung giòn và cứng, nếu đồ rán cứng chưa nhai kỹ đã nuốt sẽ gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày. Nếu niêm mạc dạ dày không được phục hồi kịp thời sẽ hình thành chứng viêm loét, khiến chứng đau dạ dày trở nên trầm trọng.
Nhiều người hiểu lầm, trà xanh có công hiệu giải rượu, trên thực tế uống trà xanh song song với uống rượu rất hại sức khỏe, dễ dẫn đến viêm dạ dày, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây nên chứng loét dạ dày. Bởi vì trong trà xanh chứa lượng cà phê in khá cao, sau khi sản sinh tác dụng với rượu sẽ gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày, không những không thể giải rượu, mà còn gây nên chứng dạ dày các loại.
Rất nhiều chứng dạ dày là được hình thành dần dần, đó là do chúng ta chưa coi trọng đúng mức thói quen sinh hoạt không tốt và những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến chứng dạ dày. Vậy trong đời sống hàng ngày những đặc điểm sinh lý gì có thể giúp chúng ta phân biệt dấu hiệu của chứng dạ dày? Bác sĩ Sách Quân cho biết:
"Một là sau khi ăn cơm xuất hiện chứng trướng bụng trong một tiếng vẫn không tiêu, hai là ợ chua khi đói bụng, kèm theo đau dạ dày, buồn nôn, mồm đắng, tất cả các hiện tượng đó đều là triệu chứng rõ rệt của chứng dạ dày trong thời kỳ đầu".
Nếu sau khi ăn cơm cảm thấy trướng bụng trong suốt cả ngày, ợ hơi nhưng không ợ chua, chán ăn, sút cân dần, mặt xanh xạm, đối với những người đứng tuổi hoặc nhiều tuổi cần phải lưu ý, liệu có phải là chứng viêm dạ dày mãn tính, hoặc là chứng viêm dạ dày mãn tính bị teo và sa dạ dày hay không.
Sau hai tiếng đồng hồ ăn cơm cảm thấy đau dạ dày, hoặc thức giấc do cơn đau vào nửa đêm, sau khi ăn sẽ có phần dịu lại, thường ợ chua, thì đây rất có thể là mắc chứng viêm loét tá tràng. Có người ăn chút đồ cay, chứa chất béo, đồ nguội, thậm chí có người cứ ăn cơm là bị ỉa chảy, trong đó có người xuất hiện triệu chứng đau bụng, sôi bụng trong khi ỉa chảy hoặc trước khi ỉa chảy, sau đó chứng đau bụng có phần dịu lại, đây thường do rối loạn chức năng đường ruột gây nên.
Tại Trung Quốc, số người mắc bệnh dạ dày chiếm tỷ lệ khá cao. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa trị hiệu nghiệm, cho nên áp dụng biện pháp đề phòng và tự điều dưỡng là điều hết sức quan trọng.
Tục ngữ có câu nói rằng, "ba phần trị bảy phần dưỡng", trước hết nhất định phải ăn uống đúng bữa, ăn ít, ăn chậm nhai kỹ, ăn thực phẩm thanh đạm dễ tiêu, dạ dày con người thích nhuận không thích khô, rượu nồng, đồ cay, đồ ngấy nhiều mỡ đều sinh nhiệt dẫn đến khô, không lợi cho dạ dày.
Trong lâm sàng cũng thường có các trường hợp do tinh thần bị kích thích, gan uất khí trệ làm cho chứng dạ dày tái phát và trở nên trầm trọng.Vì vậy cần phải luôn luôn duy trì tinh thần vui vẻ, bình tĩnh, tránh gây kích thích tới tinh thần.
Dĩ nhiên, sinh hoạt một cách quy luật là điều hết sức quan trọng đối với người mắc bệnh dạ dày. Ngoài uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ ra, còn phải thực hiện thời gian biểu nghiêm khắc, đảm bảo nghỉ ngơi và giấc ngủ đầy đủ. Bên cạnh đó thường xuyên tập luyện sức khỏe, nhằm tăng cường thể chất và nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy sự hoạt động và trao đổi của đường ruột.
Phải đặc biệt lưu ý khi thời tiết thay đổi, tăng thêm hoặc giảm bớt quần áo một cách kịp thời, đề phòng tà khí thâm nhập là điều rất quan trọng đối với hồi phục sức khỏe dạ dày. Thế nhưng người già mắc bệnh dạ dày cần phải lưu ý như thế nào? Bác sĩ Sách Quân nhắc nhở rằng:
"Đối với người già, quanh năm bốn mùa đều nên dùng thực phẩm dễ tiêu là chính, nhất là mùa thu và mùa đông, nên dùng thực phẩm mềm, ấm, mùa xuân và mùa hè nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, mùa hè có thể dùng một số thực phẩm tính mát, nhưng không dùng quá mức".
Bác sĩ Sách Quân đặc biệt nhấn mạnh, "Ăn cơm xong đi bách bộ có thể thọ đến 99 tuổi", phương pháp này rất bổ ích cho những người khỏe mạnh, song không thích hợp cho tất cả mọi người. Ví dụ người già mắc bệnh viêm gan, nếu ăn cơm xong đi bộ ngay, thực phẩm trong dạ dày không tiêu được, thực phẩm đi vào đường ruột trong trường hợp chưa tiêu cũng không thể hấp thụ đầy đủ, do vậy sẽ xuất hiện triệu chứng trướng bụng; ngoài ra, người già sa dạ dày cũng không nên bách bộ sau khi ăn cơm. Cho dù là người khỏe mạnh cũng cần phải nghỉ một lúc rồi mới đi bộ.
Phương pháp trị bệnh tốt nhất là dưỡng bệnh, sốt ruột không giải quyết được vấn đề, bồi dưỡng lối sống lành mạnh sẽ bổ ích cho sức khỏe.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |