Khu kinh tế biển trên bán đảo Sơn Đông
Theo tin Đài chúng tôi: Kinh tế biển bao gồm khai thác tài nguyên biển, các hoạt động mang tính dịch vụ liên quan tới khai thác tài nguyên và không gian biển. Những ngành nghề này còn được gọi là kinh tế biển hiện đại.
Khu kinh tế biển trên bán đảo Sơn Đông là khu vực đi đầu về phát triển ngành khoa học-công nghệ biển ở Trung Quốc. Đầu năm 2011, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn "Quy hoạch phát triển khu kinh tế biển trên bán đảo Sơn Đông", đánh dấu công tác xây dựng khu kinh tế biển trên bán đảo Sơn Đông chính thức được nâng cấp, trở thành chiến lược quốc gia. Thành phố Yên Đài nằm ở phía đông bán đảo Sơn Đông, gần biển Hoàng Hải và Bột Hải, là thành phố đầu mối nối liền bán đảo Liêu Đông và bán đảo Sơn Đông, có vị trí địa lý ưu việt và tài nguyên biển phong phú. Hiện nay, Yên Đài đang ra sức xây dựng thành phố dẫn đầu về kinh tế biển ở Trung Quốc.
Trong kinh tế biển, nuôi trồng và sản xuất ngư nghiệp là ngành cơ bản nhất và nguyên thủy nhất. Năm 2010, tổng sản phẩm ngư nghiệp của cả thành phố Yên Đài lên tới 52,6 tỷ Nhân dân tệ, tốc độ xây dựng ngư nghiệp đạt trình độ khoa học-công nghệ cao cũng đã tăng nhanh. Công ty Hải Dương Đông Phương tỉnh Sơn Đông hợp tác với Na-uy, trước tiên nhập công nghệ ấp trứng cá hồi và thu được thành công, lấp khoảng trống trong nước Trung Quốc. Ngoài ra, Công ty Thủy sản An Đức có các nghiệp vụ như chế biến, tiêu thụ thủy sản, lưu thông phân phối qua dây chuyền làm lạnh, kho vận v.v, hiện nay đang xây dựng cơ sở lưu thông phân phối qua dây chuyền làm lạnh, dự định xây dựng 30 cơ sở chiến lược về lưu thông phân phối qua dây chuyền làm lạnh, hình thành cơ sở quy mô lớn nhất về lưu thông phân phối qua dây chuyền làm lạnh có khả năng dự trữ 3 triệu tấn thủy sản trong nhiệt độ thấp.
Ngành chiết xuất từ sinh vật biển là một phần hết sức quan trọng trong kinh tế biển. Tài nguyên sinh vật phong phú trong biển cả mênh mông được sử dụng khoa học và hợp lý, đóng góp rất lớn cho loài người. Thành phố Yên Đài không ngừng nâng cao khả năng nghiên cứu khai thác tự chủ về ngành sinh vật biển.
Công ty Hải Dương Đông Phương tỉnh Sơn Đông hợp tác với Viện Nghiên cứu Hải dương thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ tảo biển quốc gia, gây 3 giống rong biển cấp quốc gia; hợp tác với trường Đại học Hải dương Trung Quốc, nghiên cứu thành công công nghệ sử dụng phế liệu cá sản xuất chất tạo keo, thực hiện lợi nhuận mới hơn 70 triệu Nhân dân tệ.
Về mặt giao thông vận chuyển và lưu thông phân phối liên quan tới đường biển, thành phố Yên Đài ra sức phát huy ưu thế về vị trí địa lý, thúc đẩy thực hiện chiến lược "chấn hưng thành phố bằng cửa cảng", năm 2010, lượng bốc xếp hàng hóa ra vào cảng của cả thành phố tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2009, vận chuyển hành khách 9 triệu 669 nghìn lượt người. Khu ngoại quan Yên Đài là khu ngoại quan thứ 13 của Trung Quốc, đến nay khu ngoại quan đợt một đã chính thức đưa vào hoạt động, là khu chức năng dẫn đầu quan trọng xây dựng khu kinh tế biển của Yên Đài. Phà xe lửa qua biển Bột Hải là phà xe lửa qua biển đầu tiên có chiều dài vượt quá 100km ở Trung Quốc, có thể đồng thời chở tàu hoả, ô-tô và hành khách qua biển. Nó nối liền Yên Đài và Đại Liên, mở ra tuyến đường ngắn nhất từ tỉnh Sơn Đông đến miền đông-bắc Trung Quốc, nối liền hai cụm thành phố phát triển trên bán đảo Sơn Đông và bán đảo Liêu Đông.
Về mặt chế tạo thiết bị về biển, Công ty TNHH Công trình hải dương Raffles Yên Đài thuộc Tập đoàn công-te-nơ vận chuyển đường biển Trung Quốc có cầu trục 20 nghìn tấn, cầu trục này là cần trục có thể di chuyển hàng hoá nặng nhất, khoảng cách dài nhất, độ cao cao nhất, đạt trình độ công nghệ khó nhất trên thế giới hiện nay. Tháng 10 năm 2010, công ty này giao cho Tổng công ty Dầu mỏ Hải Dương Trung Quốc giàn khoan nửa nổi nửa chìm ở ngoài khơi do Trung Quốc chế tạo đầu tiên, trong giàn khoan dầu này có hệ thống khoan giếng và hệ thống xác định vị trí bằng động cơ tiên tiến nhất trên thế giới, điều này đánh dấu Trung Quốc phá vỡ cục diện các nước Xin-ga-po, Hàn Quốc v.v lũng đoạn công nghệ này trong thời gian dài.
Ngoài ngư nghiệp, ngành lưu thông phân phối và ngành chế tạo ra, ngành du lịch văn hóa biển cũng là một phần quan trọng trong kinh tế biển. Yên Đài là điểm đến du lịch ven biển nổi tiếng, Bồng Lai các là một trong bốn lầu các nổi tiếng nhất Trung Quốc, núi Côn Du là một trong những nơi bắt nguồn văn hóa Đạo giáo, đảo Chi Phù là hòn đảo Tần Thủy Hoàng ba lần đến tìm thuốc trường sinh bất lão, những tài nguyên du lịch này đã đóng góp cho Yên Đài thu hút rất nhiều du khách. Ngoài ra, Yên Đài là thành phố nổi tiếng về rượu vang ở Trung Quốc, có thương hiệu rượu vang Trương Dụ nổi tiếng trong và ngoài nước. Công ty rượu vang Trương Dụ nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế biển, ra sức quảng bá tour du lịch văn hóa rượu vang, trang trại rượu vang Castel Trương Dụ xây dựng ở gần biển, không những tạo vị trí địa lý tốt nhất cho trồng nho, mà còn tăng thêm hiệu quả kinh tế của ngành văn hóa du lịch.
Thông qua các ngành kinh tế biển như ngư nghiệp, sinh vật biển, lưu thông phân phối, chế tạo thiết bị và du lịch văn hóa, trong thời kỳ Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Yên Đài sẽ tiếp tục mở rộng quy mô ngành trụ cột về biển, nâng cao thực lực tổng hợp về kinh tế biển và khả năng phát triển bền vững, khiến kinh tế biển trở thành trụ cột trong kinh tế của Yên Đài.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |