Gẫy xương là chỉ chứng gẫy xương một phần hoặc gẫy xương hoàn toàn do các nguyên nhân chấn thương hoặc bệnh lý gây nên. Biểu hiện chính trong lâm sàng là: Phần gẫy xương có cảm giác đau và đau khi ấn vào, sưng tấy cục bộ và bị ứ máu, có thể hoàn toàn làm mất chức năng của chân và tay, gẫy xương toàn bộ còn có thể xuất hiện chứng dị hình và hoạt động thất thường.
Nói chung, gẫy xương thường hay xảy ra ở những người đứng tuổi và nhiều tuổi. Gẫy xương ở người già thường xuất hiện ở các phần như: Gẫy xương chèn ép cột sống, gẫy xương khuỷu tay, gẫy xương chậu v.v. Nguyên nhân gì dẫn đến gẫy xương ở người già? Bác sĩ Tôn Thiên Thắng cho biết:
"Song song với xã hội già hóa phát triển nhanh chóng, năng lực hoạt động của người già ngày càng kém, thị lực kém và thính giác kém, điều quan trọng hơn là chất lượng xương của người già cũng có thay đổi, có nghĩa là bị loãng xương. Hiện nay, chứng loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến gẫy xương".
Hai nhân tố quan trọng dẫn đến gẫy xương là chứng loãng xương và bị ngã. Cùng với tuổi tác mỗi năm một cao, xương đã có sự thay đổi rất lớn cả về chất lẫn lượng. Hiện tượng mất canxi, xương bị mài mòn nhỏ đi hoặc bị hấp thụ v.v đều có thể khiến xương của người già bị giòn, đó tức là chứng loãng xương.
Thực ra, xương trong cơ thể con người cũng có chức năng trao đổi, trường hợp hấp thụ chất canxin không đủ, hoặc lượng canxin trong cơ thể sụt giảm, xương sẽ dành sự hỗ trợ bằng cách huy động canxi trong xương để duy trì đủ lượng canxi đáp ứng nhu cầu cơ bản cho máu, nếu làm mất canxi thái quá sẽ khiến lõi xương nhỏ lại, bị lỏng thậm chí bị giòn và dễ xảy ra gẫy xương.
Hiện tượng này có sự biểu hiện rất nổi cộm trong cột sống, bởi vì trong cấu tạo của cột sống, dung lượng xương xốp khá cao, phần trên xương đùi là vị trí chủ yếu nâng đỡ thể trọng, xương cổ tay thường đóng vai trò nâng đỡ khi bị ngã, cũng là vị trí dễ bị gẫy xương. Do chứng loãng xương không có triệu chứng rõ rệt, rất dễ bị bỏ qua. Phần lớn trường hợp nhờ chụp X quang sau khi gẫy xương mới phát hiện chứng loãng xương, lúc này chắc lượng xương bị mất mát đã vượt quá 30%, gặp nhiều khó khăn trong chữa trị. Còn một số người bệnh chủ yếu là có chứng đau, thường xuất hiện chứng đau lưng và đau vai, trường hợp nghiêm trọng sẽ đau xương và đau khớp toàn thân, vóc người nhỏ lại, lưng bị còng v.v. Nhưng làm thế nào để tránh chứng loãng xương? Bác sĩ Tôn Thiên Thắng cho biết:
"Đối với chứng loãng xương, một là phải đề phòng, khi còn trẻ phải thường xuyên tập luyện sức khỏe và phơi nắng, khiến chất lượng xương đạt tới mức cao nhất vào năm 30 tuổi để đề phòng mất canxi trong tương lai. Bên cạnh đó có thể hạn chế tế bào phá xương bằng thuốc, mà không nên áp dụng biện pháp bổ sung canxi một cách đơn giản".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |