Từ quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên "Đông Phương Hồng-1" đến vệ tinh trở về mặt đất đầu tiên, rồi đến "Hằng Nga-1", quả vệ tinh thăm dò Mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc..., là người phụ trách kỹ thuật công trình hàng không vũ trụ quan trọng đó, cụ Tôn Gia Đống ngày càng được nhiều người biết đến. Với những "đệ nhất" kể trên, ngày 11, cụ Tôn Gia Đống đã được trao tặng giải thưởng khoa học công nghệ tối cao của Nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đích thân trao giải cho cụ.
Cụ Tôn Gia Đống sinh ra tại tỉnh Liêu Ninh miền Đông Bắc Trung Quốc tháng 4 năm 1929. Cụ có tầm vóc cao, trông rất hiền lành, ăn mặc giản dị, cho dù đã cao tuổi, song cụ vẫn tinh thần quắc thước. Điều khiến người ta khâm phục là, trong hàng trăm quả vệ tinh, tàu vũ trụ và tàu thăm dò Mặt trăng v.v do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, có 1/3 là do cụ chuyên trách về kỹ thuật.
Về duyên số với nghiên cứu chế tạo vệ tinh nhân tạo, chúng ta còn phải ôn lại từ thập niên 50 thế kỷ 20. Lúc đó, sự nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc vừa mới cất bước.
"Năm 1951, Chính phủ Trung Quốc cử một số lưu học sinh sang Liên Xô, chủ yếu học thiết kế máy bay tại Học viện công trình không quân tốt nhất của Liên Xô. Cả nước tuyển chọn 30 người, trong đó có tôi. Từ năm 1951 đến năm 1958, tôi hạ quyết tâm cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp hàng không vũ trụ của đất nước. Song tôi chưa hề nghĩ rằng, sau khi tốt nghiệp về nước vào năm 1958, vừa đúng vào thời điểm Trung Quốc xây dựng cơ quan nghiên cứu phát triển tên lửa."
Vậy là, cụ Tôn Gia Đống vốn ôm ấp chí lớn góp sức cho lĩnh vực thiết kế máy bay lại chuyển sang nghiên cứu kỹ thuật hàng không vũ trụ. Cụ nói, lúc đầu cụ nghĩ rất đơn giản, bất cứ là thiết kế máy bay hay là nghiên cứu tên lửa, miễn là đất nước cần thì cụ sẽ một lòng một dạ dồn sức vào lĩnh vực đó. Cụ Tôn Gia Đống minh mẫn, thận trọng, về mặt nghiên cứu tên lửa cũng rất xuất sắc. Năm 1967, cụ được bổ nhiệm là người chuyên trách kỹ thuật của quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên Trung Quốc.
Phóng vệ tinh là một công trình hệ thống khổng lồ và phức tạp. Mặc dù trước đó các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu trong suốt 10 năm, song đặt ra trước mắt cụ Tôn Gia Đống vẫn là những vấn đề nan giải.
"Những năm đó, riêng về phích cắm điện đạt tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng cũng không nhiều. Lúc đó Thượng Hải là trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, sắp xếp nhà máy sản xuất nguyên kiện tốt nhất, huy động công nhân giàu kinh nghiệm nhất tham gia vào lực lượng đột phá khoa học công nghệ. Những năm đó, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc thấp, cơ sở công nghiệp mỏng manh, tuy là những sự việc rất đơn giản, nhưng lại khó mà thực hiện. Đường dây thông tin hiện nay rất đơn giản, có cả vô tuyến, hữu tuyến, cáp quang. Nhưng lúc bấy giờ chỉ có đường dây cột điện mà thôi, từ miền Tây Bắc sang miền Đông Bắc, từ miền Nam lên miền Bắc của Trung Quốc, phải dựng cột đèn chạy dài biết bao ki-lô-mét, làm thế nào để đảm bảo thực thi nhiệm vụ?"
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |