• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bài tản văn "Cửu vạn leo núi" của Phùng Ký Tài

    2014-08-05 18:18:55     cri

    Ngọc Ánh: Nói đến cái nóng thì liên quan đến mùa hè, rất nhiều phụ huynh thường nghỉ phép vào mùa hè để đưa con cái đi du lịch. Còn các bạn học sinh lớn như sinh viên chẳng hạn thì cùng bạn bè khoác ba lô đi du lịch rồi.

    Là Thành: Đúng rồi chị, Trung Quốc có câu "读万卷书不如行万里路" có nghĩa là Đọc vạn quyển sách không bằng đi ngàn dặm đường, hoặc là Đi một đàng học một sàng khôn. Đi du lịch quả là rất bổ ích, không những có thể tăng kiến thức mà còn rèn luyện sức khỏe, cõi lòng rộng mở và tình cảm sâu lắng hơn.

    Ánh: Trong chương trình đêm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn một điểm du lịch có tên gọi mà hầu như người Việt Nam nào cũng quen thuộc, đó là Thái Sơn, hay quen gọi là núi Thái Sơn. Một trong "Ngũ Nhạc" nổi tiếng của Trung Quốc, Nhạc có nghĩa là núi.

    Ngũ Nhạc là tên gọi chung của năm ngọn núi lớn nổi tiếng Trung Quốc, ngũ Nhạc bao gồm: Thái Sơn phía Đông, Hoa Sơn phía Tây, Hành Sơn phía Nam, Hằng Sơn phía Bắc và Tùng Sơn ở miền trung.

    Núi Thái Sơn

    Núi Thái Sơn có độ cao 1545 mét so với mặt biển, cách Bắc Kinh 480 km về phía đông- nam. Đáp tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Thái An dưới chân núi Thái Sơn khoảng hai tiếng đồng hồ là tới. Rất tiện và nhanh.

    LT: Phong cảnh khu Thái Sơn hoành tráng tươi đẹp, núi non trập trùng, cảnh sắc bốn mùa thay đổi vạn trạng. Thái Sơn có vị trí quan trọng và là biểu tượng thiêng liêng trong tâm hồn của người Trung Quốc, văn hóa Thái Sơn có sự ảnh hưởng sâu xa đối với xã hội và đất nước Trung Quốc.

    Ánh: Trong nhiều câu thành ngữ và điển tích Trung Quốc từ xưa đến nay thường lấy ví dụ từ núi Thái Sơn để hình dung sự vững trắc và quan trọng. Ví dụ như "一叶障目,不见泰山" nghĩa là bị lá che mắt, không thấy Thái Sơn, hoặc "人心齐,泰山移" có nghĩa là chung lòng chung sức, Thái Sơn cũng có thể rời, hay "有眼不识泰山" có mắt không thấy Thái Sơn, cũng có nghĩa là có mắt như mù,...

    LT: Vào thời Chiến quốc cách đây hơn 2000 năm, một số Nho sĩ cho rằng Thái Sơn cao nhất thiên hạ, Hoàng đế cần phải đến Thái Sơn tế lễ. Sau khi vua Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, bắt đầu đến Thái Sơn để làm lễ cúng trời, làm lễ phong Thiền. Từ đó, nhà vua của các triều đại về sau cũng đều từng leo lên đỉnh Thái Sơn để cúng trời và ra lệnh cho xây nhiều chùa chiền trên núi. Lễ tế trời hết sức long trọng hoành tráng, ví dụ như khi Hán Vũ Đế đi lễ Thái Sơn, có đến hàng vạn người lũ lượt đi theo. Khi Tống Chân Tông đi lễ Thái Sơn, cũng có đến 1600 người có mặt tại buổi lễ.

    Núi Thái Sơn

    Ánh: Ngoài nhà vua của các triều đại hết sức trọng thị Thái Sơn ra, vô số văn nhân mặc khách cũng có tình cảm đặc biệt dành cho Thái Sơn, họ cảm thấy hãnh diện khi mà tên tuổi của mình được khắc trên những tấm bia dựng trên Thái Sơn. Có rất nhiều bài thơ, bài văn về du ký Thái Sơn được mọi người lưu truyền và ca ngợi, đã có vai trò quan trọng trong việc truyền bá và phát triển văn hóa Thái Sơn. Tuy đến triều đại nhà Tống đã không còn tổ chức làm lễ tế trời trên Thái Sơn nữa, song các hoạt động sùng bái Thái Sơn vẫn được mở rộng, khiến cho bà con trong dân gian không ai là không biết đến và hướng vọng Thái Sơn.

    LT: Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn đôi nét về Thái Sơn, một điểm du lịch nổi tiếng, tiếp theo xin mời các bạn nghe bài tản văn "Cửu vạn leo núi" của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Phùng Kế Tài. Nhà Văn Phùng Kế Tài sinh tại Thiên Tân, thời trẻ ông từng là đội viên của đội tuyển bóng rổ Thiên Tân, về sau phục viên sáng tác văn học.

    Nhà văn Phùng Ký Tài

    Ánh: Ông Phùng Ký Tài là nhà văn có dáng người cao nhất trong làng văn học Trung Quốc, ông cao 1,92 mét. Đề tài tiểu thuyết của ông phong phú, ông sành sáng tác về sự kiện lịch sử và các câu chuyện lột tả phong tình thế thái của người dân thành phố Thiên Tân mang đậm bản sắc cũng như các câu chuyện mang đề tài tri thức. Ví dụ truyện ngắn "Chiếc đẩu thuốc điêu khắc", truyện vừa "Ôi!" "Chiếc roi thần", "Ba Tấc Kim liên", nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang các thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Đức, Nga, v.v. và phát hành tại nước ngoài.

    Cửu vạn leo núi

     Trên núi Thái Sơn, có thể gặp các cửu vạn ở quanh đó. Trên vai họ vác cây đòn gánh nhẵn bóng, hai đầu đòn gánh buông thõng mấy sợi dây thừng, để buộc chặt những đồ vật nặng trĩu khi gánh. Khi leo núi, để giữ cho tấm thân được thăng bằng, một bên bả vai họ gánh đòn gánh, bả bên vai kia nghiêng thẳng xuống, rồi vung lên vẩy xuống theo nhịp bước chân. Tuyến đường lên núi dưới chân họ như cây thước gấp vậy, trước hết họ cất bước từ phía bên trái các bậc thang, đi chéo mà leo lên, cứ leo chừng bảy tám bậc thang thì sẽ lên tới bậc thang bên phải; họ phải xoay mình, rồi lại đi chéo ngược lại, đi đến bên trái lại quay trở lại, mỗi lần quay người, lại phải xoay một lần đòn gánh trên vai. Họ cứ leo lên đường núi quanh co như vậy, mới có thể khiến đồ đạc trên đầu đòn gánh không bị va vào các bậc thang, và có thể đỡ tốn hơi sức phần nào. Khi gánh các thứ đồ nặng, nếu cứ bước lên bước xuống thẳng như những người leo núi bình thường thì đầu gối không thể nào chịu được. Thế nhưng, đường núi quanh co, khiến hành trình tuyến đường càng dài hơn. Mỗi bận cửu vạn leo núi, đoạn đường thường phải dài gấp đôi so với đường leo thẳng lên của các du khách.

     

    Nhưng lạ thay, tốc độ leo núi của các cửu vạn lại không chậm hơn so với các du khách, khi bạn leo nhanh lướt qua người họ, cứ tưởng rằng mình đã bỏ lại họ ở đằng sau rất xa rồi. Nhưng khi bạn đang ngắm phong cảnh núi non hoành tráng tại một điểm dừng nào đó, hoặc bạn đang lẩm bẩm đọc những vần thơ của người xưa được tạc khắc trên vách đá, hoặc bạn đang thả chân xuống khe nước suối ồn ào náo nhiệt, thì các cửu vạn gánh đồ đã lặng lẽ đi qua bạn rồi, rồi lại lặng lẽ đi lên phía trước bạn. Đến khi bạn phát hiện, thì thể nào cũng phải ngạc nhiên, cứ ngỡ rằng họ như các vị tiên cưỡi mây đạp gió đuổi vượt bạn vậy.

    Có một bận, tôi và mấy người bạn họa sĩ leo lên núi Thái Sơn phác họa cảnh thật, đã gặp phải trường hợp như vậy. Chúng tôi đã mua cây ba toong làm bằng tre xanh ở dưới chân núi, rồi gặp một anh cửu vạn, anh có vóc người thâm thấp, sắc mặt đen sạm, lông mày rậm, độ trừng bốn mươi tuổi, chiếc áo vải trắng của anh phong phanh, giữa ngực để lộ chiếc ao may ô màu đỏ tươi. Trên đầu đòn gánh buộc mấy chiếc ghế gỗ con, đầu đòn gánh kia buộc năm sáu quả dưa hấu. Rất nhanh, chúng tôi đã đi vượt anh ấy rồi. Lên đến trước đoạn đường núi dốc thẳng đứng có tên là Hồi Mã Lĩnh, chúng tôi đã mệt bở hơi tai, liền dừng chân nằm ngửa mình nghỉ trên một phiến đá đã được gió núi thổi sạch bong. Chúng tôi phát hiện anh cửu vạn đã ngồi đối diện với chúng tôi hút thuốc rồi. Sau đó, chúng tôi lên đường leo tiếp và cũng cất bước cùng thời điểm với anh cửu vạn đó, không bao lâu chúng tôi đã bỏ lại anh ta ở đằng sau rất xa rồi, cho mãi không trông thấy bóng dáng anh ta đâu nữa. Chúng tôi leo lên Ngũ Tùng Đình ở sườn núi, thì lại trông thấy ngay anh ta đang chỉnh sửa lại các thứ buộc ở đòn gánh ngay dưới gốc cây thông cổ có hình thù quái dị, anh ta đã cởi chiếc áo khoác vải trắng, chỉ mặc có mỗi chiếc áo may ô màu đỏ, bắp tay anh ta đen bóng cứng cáp. Tôi cảm thấy hết sức ngạc nhiên, thế là liền lần đến gần anh ta để bắt chuyện, người đàn ông miền núi này rất cởi mở, lại rất vui chuyện. Anh nói với tôi rằng, nhà anh ở ngay dưới chân núi, ngày nào anh cũng phải gánh đồ lên núi, cứ như vậy đã gần hai mươi năm rồi, bốn mùa quanh năm, mỗi ngày leo lên leo xuống một lượt. Anh nói: "Anh coi vóc người tôi thấp bé phải không? Làm nghề cửu vạn như chúng tôi, bị đòn gánh đè đến không thể cao lên được, đều là những người vừa thấp vừa thô. Vóc người cao lớn như anh thì không thể làm được cái nghề này đâu, đi tay không mà còn nghiêng ngả nữa là". Anh ngước đôi lông mày rậm lên, nhoẻn miệng cười, lộ ra hàm răng trắng bóng. Người dân miền núi ở đây thường uống nước suối, cho nên đều có hàm răng trắng tinh.

    Khi chuyện trò giữa chúng tôi đã trở nên tự nhiên hơn, tôi liền nêu sự thắc mắc khó hiểu với anh ấy rằng: "Tôi xem các anh đi rất chậm, nhưng ngược lại sao mà rồi các anh cứ là đi ở đằng trước chúng tôi nhỉ? Các anh có đi lối tắt nào không?"

    Anh cửu vạn nghe vậy, trên nét mặt ngăm đem của anh tỏ ra có vẻ đắc ý. Nghĩ một lát rồi anh nói: "Đâu mà có lối tắt cho chúng tôi đi, chúng tôi vẫn đi theo tuyến đường các anh đi đấy thôi? Các anh đi nhanh thì nhanh thật đấy, nhưng dọc đường các anh vừa đi vừa ngắm cảnh này ngắm cảnh kia, vừa đi vừa vui, thường xuyên dừng chân mà lại. Chúng tôi khác các anh. Không thể lên núi thoải mái vô tư như các anh, thích đi thế nào thì cứ việc đi thế ấy. Chúng tôi thì bước nào cũng phải đi vững mới được, đi vài bước rồi dừng lại càng không được. Nếu như vậy thì hai ngày cũng không thể leo lên đỉnh núi được. Nhất định phải đi một mạch lên phía trước. Các anh đừng tưởng chúng tôi đi chậm, đi một đoạn đường dài rồi là vượt lên trước các anh thôi. Anh bảo cái lý có phải như vậy không? "

    Tôi gật đầu, không khỏi khâm phục, trong những câu nói mộc mạc của cái anh dân miền núi này, hầu như đều gói gọn triết lý mang ý vị sâu xa. Tôi chưa kịp nghiền ngẫm thì anh cửu vạn đã gánh đồ lên vai cất bước đi tiếp. Trên đường núi phía trước mặt, chúng tôi lại mấy lần đi vượt lên anh ấy; thế nhưng khi mà chúng tôi thả hồn ngắm phong cảnh núi non, thì anh ấy lại vượt lên trước chúng tôi lúc nào không hay. Trước cửa một hiệu tạp hóa nhỏ trên đỉnh núi, chúng tôi lại gặp anh, lúc này anh đã giao hàng xong cả rồi. Anh gật đầu mỉm cười với chúng tôi trông sao mà chất phác, hình như anh đang nói: "Xem này, tôi lại đi trước các anh rồi này".

    Từ núi Thái Sơn trở về, tôi đã vẽ một bức tranh, trên đường núi dốc thẳng đứng hầu như không trông thấy tận cùng, có một anh cửu vạn mặc chiếc áo may ô màu đỏ, còng lưng xuống, trên vai đang gánh đồ nặng trĩu, anh lần leo lên phía trước từng bước một. Tôi đã treo bức tranh này mãi trên tường phía trước bàn viết, nhiều năm rồi mà vẫn không thay xuống, bởi vì tôi cần có bức tranh này.

    LT: Trên đây các bạn vừa nghe bài tản văn "Cửu vạn leo núi" của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Phùng Ký Tài. Trước đây, trên núi Thái Sơn, từ chiếc bình đựng nước khoáng cho đến thiết bị truyền dẫn vệ tinh, các vật liệu xây dựng công trình dây cáp quy mô, hết thảy đều phải nhờ công sức và mồ hôi của muôn vàn các cửu vạn leo núi. Theo đà công trình xây dựng các thiết bị cho khu phong cảnh Thái Sơn, đặc biệt là sau khi hoàn thành công trình hệ thống dây cáp, thì số lượng của các cửu vạn leo núi ít dần, nhiều người đã rời khỏi khu phong cảnh Thái Sơn để tìm kiếm các công việc khác, nhưng vẫn còn một số cửu vạn vẫn gắn bó với Thái Sơn không lỡ rời đi.

    Ánh: Thập Bát Bàn Thái Sơn là đoạn đường núi cheo leo nguy hiểm nhất của Thái Sơn, chỉ một đoạn đường núi khoảng 1 km thôi mà có độ cao chênh lệch gần 400 mét, có 1633 bậc, tương đương với tòa kiến trúc cao 130 tầng. Chỉ cần leo tay không thôi cũng phải thở hồng hộc chứ đừng nói đến các cửu vạn leo núi phải vừa vác đồ nặng hằng mấy chục kg lại vừa phải leo lên núi cao. Các cửu vạn phải vừa giữ thăng bằng khi leo núi, lại leo lên thật nhanh, bằng không rất dễ bị lăn xuống núi, rất nguy hiểm.

    LT: Đúng vậy, vừa nghĩ mà vừa cảm thấy sợ quá đi thôi. Mong sao sau khi đã có dây cáp để vận chuyển hàng hóa và thiết bị cần thiết lên núi rồi, thì số lượng cựu vạn sẽ ngày càng ít thậm chí không còn bóng hình họ, mong họ có được công việc không nguy hiểm.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>