• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Giang Tây-chiếc nôi dân ca, xứ sở lúa gạo cá tôm

    2013-09-10 16:50:41     CRIonline

    Các ca khúc lưu hành trong dân gian, mang đậm màu sắc dân tộc được gọi là dân ca hoặc ca dao. Trung Quốc có vô số dân ca lịch sử lâu đời, mênh mang như biển cả, những chương tiết "Quốc Phong" trong "Kinh thi" tập thơ lâu đời nhất trong lịch sử văn học dân tộc Hán Trung Quốc đã thu lượm nhiều bài dân ca tại các nơi Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm.

    Dân ca có sức hấp dẫn kinh điển, rất nhiều người hâm mộ ca nhạc Trung Quốc đều rất quen thuộc với những bài hát như "Đông Phương Hồng", "Hoa Nhài", "Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên",... đều xuất xứ từ các bài dân ca Trung Quốc.

    Dân ca Trung Quốc có nội dung phong phú, bao gồm tôn giáo, tình yêu, chiến tranh, công tác, cũng có nội dung về uống rượu, múa hát, tế tụng v.v. Dân tộc khác nhau thì phong cách dân ca cũng khác nhau, ví dụ như, dân ca Mông cổ du dương nhưng lại rắn rỏi, dân ca Ơ-luân-xuân lại phóng khoáng mạnh mẽ. Tuy cùng là dân ca dân tộc Hán, nhưng dân ca các vùng miền Bắc Trung Quốc thường có giai điệu hào phóng, còn dân ca các vùng miền Nam lại tương đối mềm mại.

    Sau đây xin giới thiệu với các bạn một số dân ca tỉnh Giang Tây Trung Quốc.

    Bài "Mười tiễn Hồng quân", mang giai điệu dân ca tỉnh Giang Tây Trung Quốc, được sáng tác vào năm 1961, mãi cho đến nay vẫn được mọi người yêu thích và thường xuyên hát.

    Tỉnh Giang Tây Trung Quốc nằm ở bờ phía nam sông Trường Giang, phía tây tỉnh Chiết Giang, là xứ sở của lúa gạo cá tôm Giang Nam. Xuất xứ tên gọi của tỉnh Giang Tây là vì năm 733 công nguyên, vua Đường Huyền Tông lập đạo ở phía tây miền Giang Nam, có nghĩa là tỉnh Giang Tây nằm ở khu vực phía tây Giang Nam.

    Trong bài "Đằng vương các tự", nhà thơ Vương Bột thời nhà Đường đã ca ngợi Giang Tây bằng hai câu nổi tiếng là "Vật hoa thiên bảo, nhân kiệt địa linh", có nghĩa là muôn báu vật rực rỡ của trời, nhân tài hào kiệt từ khí linh của đất. Do điều kiện địa lý và khí hậu ưu việt, sản vật của tỉnh Giang Tây dồi dào. Ngay trong sách thời nhà Tống từng ghi lại rằng, tỉnh Giang Tây đứng đầu trong cả nước về nộp lương thực và thuế cho triều đình lúc bấy giờ.

    Vào thời kỳ nhà Đường và nhà Tống, đồ gốm sứ "Cảnh Đức trấn" đã nổi tiếng trong và ngoài nước bởi đặc điểm "trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy, vang như chuông", được gọi là "ngọc giả"; hồi bấy giờ, trà Giang Tây rất nổi tiếng, trong bài thơ dài "Tỳ bà hành" của nhà thơ Bạch Cư Dị thời Đường nổi tiếng có câu: "Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ", tức là tháng trước vừa đi Phù Lương buôn trà, "Phù Lương" ở đây là chỉ huyện Phù Lương, thành phố Cảnh Đức trấn hiện nay.

    Bài dân ca Giang Tây "Thỉnh trà ca".

    Lời ca có đoạn:

    Anh đồng chí,

    Mời uống tách trà,

    Trà trên núi Tỉnh Cương thơm ngon

    Uỷ viên lãnh tụ Mao

    Dẫn dắt Hồng quân lên núi Tỉnh Cương

    Cây trà do Hồng quân trồng năm xưa

    Lớn lên trong mưa trong gió

    Ôi hương trà Tỉnh Cương bay bốn phương

    Cây trà hướng về mặt trời mọc

    Uống nước trà Đỏ của quê hương

    Hỡi các anh đồng chí

    Ý chí cách mạng rắn như thép

    Bài dân ca "Thỉnh trà ca" đã nói lên tỉnh Giang Tây không những có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn có truyền thống cách mạng vẻ vang.

    Tháng 10 năm 1927, đồng chí Mao Trạch Đông lãnh đạo lực lượng quân đội của Cuộc khởi nghĩa Thu Thu sau khi đã được biên chế lại đến núi Tỉnh Cương nằm ở phía tây nam tỉnh Giang Tây, sau đó lần lượt khôi phục và thành lập tổ chức Đảng tại các huyện Ninh Cương, Vĩnh Tân, Trà Lăng, Tùy Xuyên trong tỉnh Giang Tây, phát triển lực lượng vũ trang, triển khai cuộc chiến tranh du kích, lãnh đạo bà con nông dân chống lại địa chủ cường hào, thành lập chính quyền Đỏ, sáng lập khu căn cứ núi Tỉnh Cương, khu căn cứ cách mạng nông thôn đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Việc thành lập khu căn cứ cách mạng núi Tỉnh Cương, đã dựng lên tấm gương cho cuộc đấu tranh vũ trang tại khắp nơi trong nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành khu căn cứ cách mạng nông dân Trung Quốc, lấy nông thôn bao vây thành thị, cuối cùng mở ra con đường giành được thắng lợi trong cả nước.

    Lúc bấy giờ, Quân cách mạng Công Nông do đồng chí Mao Trạch Đông lãnh đạo, được gọi là "Hồng quân", rất được bà con địa phương hoan nghênh. Sau đây mời các bạn nghe bài dân ca "Mười tiễn Hồng quân" do bà Bành Lệ Viên, Phu nhân của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày.

    Lời bài dân ca "Mười tiễn Hồng Quân" lấy kể chuyện làm cơ sở, bày tỏ tình cảm sâu đậm của nhân dân khu căn cứ cách mạng đối với Hồng quân và niềm ước mong thiết tha đối với thắng lợi của cuộc cách mạng. Lời ca sử dụng biện pháp đan xen khung cảnh, mượn cảnh tỏ tình, khiến mọi người cảm nhận được tình sâu nghĩa nặng, bịn rịn không muốn chia tay.

    Một tiễn Hồng Quân xuống núi

    Mưa thu tầm tã gió thu lạnh lùng

    Hồng quân là người thân ta đó

    Người ngựa bao giờ mới trở về

    Bảy tiễn Hồng quân vượt dòng Ngũ đẩu

    Cảnh thuyền bè trên sông tập nập

    Hồng quân, cách mạng thành công mau trở về

    Từ xưa miền đất Giang Tây đã xuất hiện nhiều thế hệ các nhân tài. Đặc biệt là sau thời nhà Đường và nhà Tống, các danh nhân Giang Tây càng đếm không xuể. Trong 8 vị đại thi hào thời Đường Tống trong lịch sử tản văn Trung Quốc thì riêng tỉnh Giang Tây đã có đến những ba vị, đó là: Âu Dương Tu, Tăng Phàm và Vương An Thạch. Nhà thơ nổi tiếng thời Tống như Hoàng Đình Kiên, Dương Vạn Lý, Yên Thù, Yên Kỷ Đạo, Văn Thiên Tường, Nhà Triết học Chu Hy, Lục Cửu Uyên đều là người Giang Tây.

    Vào thời nhà Minh, ông Giải Tấn chủ biên soạn cuốn "Vĩnh Lạc Đại điển", nhà viết kịch sân khấu Tang Hiển Tổ, nhà khoa học Tống Ứng Tinh cũng là người Giang Tây.

    Vào thời nhà Nguyên và nhà Minh, Giang Tây từng là một trong những địa phương phồn vinh và phát triển nhất Trung Quốc. Bất kể là ngành nông nghiệp như lương thực, thủ công nghiệp như gốm sứ, hay giáo dục như khoa cử, nhân tài của tỉnh Giang Tây đều xếp thứ ba trở lên trong cả nước. Có người từng thống kê, trong lịch sử, tỉnh Giang Tây từng lần lượt xuất hiện 114 vị Tể tướng, trong đó riêng thời Tống có tới 50 vị, đến thời nhà Minh có 31 vị.

    Bài dân ca "Giang Tây là nơi tươi đẹp" do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Lý Đan Dương trình bày.

    Lời ca có đoạn:

    Giang Tây là nơi tươi đẹp

    Non xanh nước biết cảnh nên thơ

    Khởi nghĩa Bát Nhất tại Nam Xương

    Chiếc nôi cách mạng núi Tỉnh Cương

    Càn Giang nước chảy sóng cuồn cuộn

    Khó thấy bộ mặt thật Lư Sơn

    Hồ Bà Dương thuyền bơi cá nhảy

    Khoáng sản nơi đây dồi dào

    Gốm sứ Cảnh Đức Trấn lừng vang thiên hạ

    Đúng như lời bài dân ca "Giang Tây là nơi tươi đẹp" vậy, phong cảnh non nước Giang Tây nên thơ hữu tình, Lư Sơn trong địa bàn Giang Tây là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra núi Tam Thanh, núi Quy Phong và núi Long Hổ là ba khu phong cảnh di sản thiên nhiên thế giới. Hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nằm ở phía bắc tỉnh Giang Tây, nơi đây cũng là khu bảo tồn thiên nhiên chim di trú cấp quốc gia.

    Mùa xuân lên núi Tỉnh Cương ngắm Đỗ Quyên, mùa hè lên núi Tỉnh Cương nghỉ mát, mùa thu lên núi Tam Thanh ngắm kỳ phong, mùa đông đến hồ Bà Dương ngắm chim di trú. Bốn mùa Giang Tây đều cho mọi người có được những hưởng thụ và thưởng thức khác nhau.

    Những ngày này là tháng tám âm lịch, đang là mùa hoa Quế Giang Tây nở rộ, hoa Quế đưa hương xa gần. Sau đây mời các bạn nghe dân ca "Hoa Quế tháng tám nở rộ khắp nơi"

    Năm 1974, bộ phim truyện "Sao đỏ lấp lánh" quay tại tỉnh Giang Tây đã nổi tiếng khắp cả nước Trung Quốc, các nhân vật, đối thoại, tình tiết câu chuyện trong bộ phim này đã đi vào lòng đông đảo khán giả Trung Quốc, thậm chí thuộc lòng nữa, bộ phim này đã trở ký ức tốt đẹp khó quên của mọi người.

    Bộ phim truyện "Sao đỏ lấp lánh" kể lại câu chuyện xảy ra tại một thôn quê có tên gọi là Liễu Khê trong chiếc nôi Đỏ cách mạng Trung Quốc ở Giang Tây, cháu trai tám tuổi tên là Phan Đông Tử dưới sự giáo dục và giúp đỡ của Đảng và các bậc cha anh, lớn lên dần và chín chắn dần.

    Ca khúc "Ánh Sơn hồng" cũng là bài hát trong bộ phim truyện "Sao Đỏ lấp lánh" do ca sỹ Tống Tổ Anh trình bày có đoạn:

    Nửa đêm đen mong trời hửng sáng

    Tháng Chạp mùa đông mong xuân sang

    Nếu mong Hồng quân mau trở về

    Hoa nở trên núi ánh sơn hồng

    Cũng như ca khúc "Sao Đỏ soi em đi chiến đấu" vậy, bài hát này trong quá trình sáng tác cũng hấp thu giai điệu bản xứ Giang Tây.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>