• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tản văn: Lớn lên dưới bóng hình "Tấm lưng"

    2012-07-07 15:39:39     CRIonline
    Lời mở đầu: Nói Đến tình cảm cha con, Ngọc Ánh chợt nhớ đến cách đây mấy năm Ngọc Ánh có giới thiệu bài tản văn "Tấm lưng" của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Chu Tự Thanh, câu mở đầu của bài tản văn này viết rằng: "Đã hơn hai năm tôi chưa gặp lại cha, cái khó quên nhất trong lòng tôi chính là tấm lưng của cha". Bài tản văn này đã đưa vào sách giáo khoa Trung học phổ thông từ lâu và có sự ảnh hưởng sâu xa đối với nhiều thế hệ người Trung Quốc.

    Nhà Văn Chu Tự Thanh rất nổi tiếng, Chương trình Văn nghệ cuối tuần Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc từng giới nhiều bài tản văn của ông, nhưng bài tản văn "Tấm lưng" là được nhiều người tâm đắc nhất, đọc đi đọc lại nhiều lần mà không bao giờ chán, bởi vì mỗi khi đọc là lại thường liên tưởng tới người cha của mình.

    Rất nhiều các bạn trẻ của các Ban Ngoại ngữ của bản Đài sau khi tốt nghiệp đến làm việc tại Đài, những buổi ban đầu thường học hỏi các anh chị có tuổi nghề lâu năm, từ phát âm cho đến khi đọc thành thạo và đến dẫn chương trình. Tin rằng nhiều bạn thính giả đã rất đỗi quen thuộc giọng đọc của phát thanh viên Mẫn Linh, người dẫn chương trình "Chung quanh chúng ta" của Ban Tiếng Việt, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Đó là năm Mẫn Linh vừa tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt Nam tại trường Đại học Ngoại thương Trung Quốc và được tuyển vào làm việc tại bản Đài. Mẫn Linh vào phòng thu tập sự với Ngọc Ánh.

    Lúc đó Mẫn Linh đến phòng thu, nghe Ngọc Ánh đọc tản văn "Tấm lưng" của nhà văn Chu Tự Thanh rồi nước mắt đầm đìa, thì ra Mẫn Linh vừa nghe vừa nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Thế là ngay hôm đó Mẫn Linh liền viết bài văn nhan đề "Lớn lên dưới bóng hình Tấm lưng" để bày tỏ tình cảm của mình đối với bố.

    Sau đây là bài viết "Lớn lên dưới bóng hình Tấm lưng" của Mẫn Linh:

    Lớn lên dưới bóng hình "Tấm lưng"

    Lần đầu tiên tôi chăm chú đọc bài tản văn "Tấm lưng "của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Chu Tự Thanh trong sách giáo khoa là vào thời trung học phổ thông, lúc bấy giờ cô giáo giảng giải bài tản văn này bằng những câu những lời đầy tình cảm, làm tôi hết sức xúc động, thế nhưng cái tuổi niên thiếu của tôi chưa thể hiểu thấu được thứ tình cảm của ông Chu Tự Thanh đối với cha lúc bấy giờ, do đó mà tôi cảm động chẳng qua vì tiếng giảng văn nghẹn ngào và nước mắt của cô giáo trên lớp mà thôi.

    Mẫn Linh (bên trái) lấy tin tại "Hai kỳ họp" năm 2009

    Thế là tôi đã tốt nghiệp Trung học cơ sở và mang trong mình sự hiểu biết mông lung về bài giảng văn "Tấm lưng", rồi tôi thi đỗ lên Trung học phổ thông, thỉnh thoảng nghe thấy mọi người khen bài giảng văn này hay, cũng vì thế mà tôi thỉnh thoảng giở ra xem lại để cảm nhận những câu văn mộc mạc. Chính vì yêu thích những câu văn mộc mạc đó cho nên tôi cũng thường nghiền ngẫm từng câu từng chữ một, rồi thử thể nghiệm thứ tình cảm cha con chân thành của nhà văn, mặc dù lúc đó tôi cũng không thể nghiệm thấu cho được nguyên do chảy nước mắt của ông Chu Tự Thanh, thế nhưng bài tản văn này dường như mang lại cho tôi một sức mạnh nào đó, hoặc như món ăn tinh thần. Đặc biệt trong thời đại ăn nhanh hiện nay, cảm giác tìm được sự ấm áp như vậy thật hiếm hoi, do vậy mà quyển sách có bài tản văn "Tấm lưng" luôn được đặt dưới gối của tôi, hễ cảm thấy sự lạnh nhạt của mọi người ngoài xã hội, là tôi lại giở ra xem, và coi đây chẳng qua chỉ là để an ủi mình, cho mãi đến năm tôi thi đỗ đại học.

    Hôm nay, tôi đã tốt nghiệp đại học, đã dấn thân vào xã hội, không còn là một thiếu nữ bỡ ngỡ như trước nữa, tôi đã được thể nghiệm sâu sắc hơn thứ tình cảm cha con giữa ông Chu Tự Thanh và bố ông vào năm tôi thi đỗ và bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học, thậm chí còn cảm nhận và thể nghiệm hết sức sâu sắc thứ tình cảm đó. Hiện nay, khi giở lại bài tản văn "Tấm lưng", đôi khi tôi thậm chí còn cùng chảy nước mắt với ông Chu Tự Thanh, đã nếm trải được những vị ngọt bùi đắng cay từ trong những giọt nước mắt của ông. Thứ ấm áp đó luôn bao trùm quanh tôi. Mà hết thảy đều bắt nguồn từ một sự từng trải của tôi giống với nhà văn Chu Tự Thanh, và cũng là sự từng trải của tất cả những người con phải xa nhà, xa cha mẹ.

    Mẫn Linh (thứ 2 bên phải) tham gia phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây

    Đó là vào năm 2000, tôi thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng ở thành phố Bắc Kinh, song điều làm tôi phấn khởi hơn là tôi sẽ có dịp "tiếp xúc gần gũi" với Bắc Kinh, Thủ đô mà tôi hằng hướng vọng. Tôi sinh ra và lớn lên tại một thành phố nhỏ ở miền Nam Trung Quốc, suốt ngày chỉ biết cắm cúi miệt mài học tập, để có được "sức mạnh kiến thức", đưa tôi xuyên qua thời gian và không gian, mở mang tầm mắt.

    Tôi còn nhớ, đó là vào ngày 6 tháng 9 năm 2000, từ nhà đáp xe buýt ra ga xe lửa phải mất những hai tiếng đồng hồ, lại phải ngồi 24 giờ trên tàu mới tới được Bắc Kinh. Bản tính gan góc của tôi cứ một mực từ chối bố tôi tiễn đến Bắc Kinh, bởi vì tôi muốn tự mình hoàn thành một cuộc hành trình xa xôi này, đó là "lăn lộn xông pha", đối với gia đình tôi không mấy dư dật mà nói thì tấm vé tàu hỏa khứ hồi lên Bắc Kinh quả là một khoản chi không nhỏ, cuối cùng, bố tôi đành phải thỏa hiệp với câu tôi dọa bố rằng: "Nếu bố đi thì con không đi nữa ". Thế nhưng bố vẫn không yên tâm vì đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà, bố dứt khoát đòi tiễn tôi ra tận sân ga.

    Dọc đường, bố rất it́ nói, thỉnh thoảng chỉ hỏi tôi có đói hay không, có khát hay không. Thế nhưng trái tim tôi đã bay đi Bắc Kinh từ lâu. Sau khi lên tàu, còn khoảng 20 phút nữa tàu mới chuyển bánh. Bố vừa thu xếp hành lý hộ tôi, vừa lẩm bẩm: "Một mình lên Bắc Kinh mọi việc đều phải cẩn thận nhé", "phải thường xuyên báo tin bình an về nhà nhé", "tiêu hết tiền rồi thì nhớ gọi điện về nhà con nhé", nhưng tôi lại vừa trả lời bâng quơ những câu dặn dò của bố, vừa đưa mắt tò mò nhìn cảnh trong toa xe, rồi lại nhìn ra sân ga. Bỗng, bố chợt nghĩ đến việc gì, liền quay người bước ra khỏi toa xe. Qua khung cửa kính, tôi nhìn thấy tấm lưng của bố. Dáng người không cao lắm, lưng hơi gù, có lẽ bố nhiều năm tần tảo làm việc vất vả nên thành như vậy. Bố nhận một túi gì đó từ tay người bán hàng, rồi quay trở lại toa tàu, người bán hàng lại còn mỉm cười "nháy mắt" với tôi. Bố đặt chiếc túi đồ vừa mua lên bàn rồi nói: "Bố mua cho con ăn trên đường, đi xa thế này, phải bổ xung sinh tố, nhớ ăn hoa quả con nhé..." . Lúc này, tiếng loa phóng thanh trên toa tầu vang lên giục người nhà đi tiễn rời khỏi toa xe, mãi cho đến khi tiếng loa giục lần thứ ba rồi, bố mới chịu xuống, trước khi chia tay, bố còn đẩy hành lý của tôi vào hẳn bên trong, lo rằng vừa rồi để không cẩn thận. Tàu từ từ chuyển bánh, bóng hình bố lùi xa dần, lúc này, tôi chợt liên tưởng tới giây phút  cha ông Chu Tự Thanh chia tay tiễn ông như trong bài tản văn "Tấm lưng", thế là, tôi liền vỡ lẽ, bố ơi, bố chú ý giữ gìn sức khỏe nhé!Cuối cùng thì, qua làn nước mắt long lanh, tôi chỉ trông thấy bố giơ cả hai tay lên vẫy vẫy lúc ẩn lúc hiện, chỉ để lại câu mà cuối cùng tôi vẫn không nói nên lời ...

    Mẫn Linh (bên phải) dẫn chương trình Đối thoại trực tuyến có hình mang tên "Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị"

    Hết thảy diễn ra sao mà giống như khung cảnh của bài tản văn "Tấm lưng" vậy, và đây cũng chính là nguyên do khiến tôi luôn luôn tâm đắc với bài tản văn này của ông Chu Tự Thanh, và cũng chính bài tản văn này, khiến tôi càng hiểu sâu sắc hơn thứ tình cảm nén sâu trong lòng. Đó là thứ tình cảm cha con giữa ông Chu Tự Thanh với bố ông, và tình cảm cha con giữa tôi với bố tôi. Tản văn "Tấm lưng" là chỗ dựa mỗi khi tôi cảm thấy mình bị mất phương hướng, tôi nghĩ đến bố đã già suốt đời bận rộn công việc vì con cái. Chính bố, dáng người không cao lại thêm lưng hơi gù đã tiễn tôi vào ngưỡng cửa trường đại học, để tôi có được của cải tinh thần lẫn vật chất như ngày nay. Thế nhưng, đối với khung cảnh chia tay năm nào, tôi cảm thấy mình như có thứ gì đó luôn canh cánh trong lòng, bởi vì năm đó tôi vẫn chưa hiểu sự đời cho lắm, vì tôi không đồng ý bố tiễn tôi đến tận Bắc Kinh, và tôi đã tước đoạt bổn phận trách nhiệm của người cha dành cho con.

    Có lẽ năm đó, bố tôi không hề nghĩ rằng, bố tiễn chân tôi lên đường như vậy, cũng chính là đã tiễn tôi mãi mãi xa rời hẳn cái thành phố bé nhỏ đó, và cũng đã tiễn cả những giờ phút vui vẻ đầm ấm có cô con gái diệu ở bên mình, mà chỉ để lại niềm thương nỗi nhớ đối với gái trong những ngày ngắn đêm dài; và cũng có lẽ, lúc bấy giờ bố cũng biết rõ rằng, sau khi tiễn con gái lên đường, mỗi năm chỉ được gặp gỡ có một lần, ngày nào cũng túc trực bên chiếc điện thoại, bởi vì bố biết rằng, con gái mình rồi sẽ nhất mực ở lại hẳn Bắc Kinh.

    Thế là tôi đã được ở lại Bắc Kinh như ý muốn, tại nơi đất khách quê người, vào những lúc cô đơn buồn tẻ là tôi lại thường giở bài tản văn "Tấm lưng" ra đọc, nhớ lại ơn sâu nghĩa nặng của bố dành cho tôi năm nào để luôn nhắc nhở mình. Mỗi khi khép cuốn sách lại, tôi thường cảm thấy mình sao mà nhớ nhà vậy, nhớ bố đang ở lại quê hương.

    Cách đây mấy hôm tại phòng thu, khi nghe chị Ngọc Ánh đọc bài tản văn "Tấm lưng" của nhà văn Chu Tự Thanh trước micro để chia sẻ với thính giả qua làn sóng điện, tôi bỗng nghẹn ngào, mà lần này, tôi xúc động không phải chỉ vì giọng đọc của Ngọc Ánh, mà là vì bố tôi, đó là tình thương của bố dành cho tôi.

    Giây phút này, tôi không cầm được nước mắt và cứ để mặc cho nó tuôn trào.

    Ngọc Ánh: Đây là bài viết bằng chữ Trung Quốc. Ngọc Ánh nhớ là năm đó Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tổ chức Cuộc thi viết dành cho các cán bộ nữ nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3, Mẫn Linh gửi bài viết trên đây để dự thi, và đã đoạt giải nhất cuộc thi này. Trong mỗi chúng ta ai cũng có bóng hình và tình cảm dành riêng cho cha mình, tuy hình thức bày tỏ của mọi người có khác nhau, nhưng hình ảnh của cha bao giờ cũng vững chắc như núi non, cao lớn như gốc cây cổ thụ.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>