• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Những người nước ngoài "nhận biết ngọc trai" đưa văn học Trung Quốc ra thế giới

    2018-08-03 17:18:25     Xin Hua

    Khi mở ra tạp chí "Người Niu-oóc" (The New Yorker) kỳ tháng 6, bạn đọc được đọc một câu chuyện kể lại sự trưởng thành của một thiếu niên Trung Quốc, câu chuyện này mang đậm hơi thở chân quê và màu sắc siêu thực là truyện ngắn "Con hổ màu bạc" của tác giả Trung Quốc Lỗ Dương.

    Anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn (Eric Abrahamson) là "thanh niên văn học", người Mỹ phát hiện và giới thiệu tác giả Trung Quốc chưa được nhiều người biết đến này với bạn đọc tiếng Anh.

    Những người bạn "tri âm" và "bậc thầy tìm kiếm tài năng" của văn học Trung Quốc hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực phiên dịch văn học, đại lý bản quyền, v.v. ở nước ngoài với anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn là đại diện, đang nỗ lực giới thiệu câu chuyện Trung Quốc với thế giới qua hành động của họ.

    Lỗ Dương là ai? Đối với người Trung Quốc yêu thích văn học, đây cũng không phải là một tên quen thuộc. Anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn cho biết đã quen biết nhà văn Lỗ Dương nhiều năm. Mấy năm trước, sau khi dịch xong truyện ngắn "Con hổ màu bạc", anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn thông qua người bạn ở Niu-oóc đã làm quen biên tập viên của tạp chí "Người Niu-oóc", sau đó anh đã gửi tác phẩm dịch thuật của mình đến tạp chí. Sau hơn 1 năm chờ đợi, "Con hổ Trung Quốc" cuối cùng đã được "xuống núi", ra mắt bạn đọc tiếng Anh.

    Trong bài phỏng vấn tác giả kèm theo truyện ngắn đăng trên tạp chí, biên tập viên của tạp chí "Người Niu-oóc" đặt ra câu hỏi từ các mặt như kỹ năng sáng tác, góc độ kể chuyện, kỹ xảo tượng trưng văn học, v.v., điều này nói lên tạp chí văn nghệ nổi tiếng của Mỹ này quan sát sâu sắc văn học đương đại Trung Quốc. Đây cũng là cuộc đối thoại chân thành giữa văn học Trung Quốc với thế giới trong chừng mực nhất định: tiểu thuyết không bị coi là mẫu phân tích xã hội hoặc phương tiện săn lùng vì tò mò, mà trở lại nguồn gốc văn học, quan tâm kỹ xảo và ý nghĩa sáng tác văn học, thể hiện sự tìm tòi của tác giả đối với trạng thái sinh tồn và thế giới tinh thần của loài người.

    Anh Ê-rích A-bra-ham-xơn thúc đẩy thực hiện cuộc đối thoại lần này rất tự hào. Thanh niên đến từ Xi-át-tơn (Seattle), Mỹ này có vóc dáng cao to, nói tiếng Trung rất lưu loát, anh kể vanh vách văn học đương đại Trung Quốc, coi cố nhà văn Vương Tiểu Ba là thần tượng tinh thần.

    Là dịch giả và người sáng lập trang mạng Paper Republic phiên dịch giới thiệu văn học Trung Quốc, anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn trong mười mấy năm qua đã dốc nhiều sức lực vào việc giới thiệu văn học đương đại Trung Quốc với thế giới. Trang mạng Paper Republic từ trang mạng giao lưu thông tin phiên dịch văn học ban đầu ngày càng trở thành một cánh cửa sổ giúp thế giới tìm hiểu văn học Trung Quốc.

    Năm 2015, trang mạng Paper Republic đưa ra "kế hoạch đọc trong thời gian ngắn", định kỳ đăng truyện ngắn đương đại Trung Quốc. Với tác phẩm dịch thuật chất lượng cao, trang mạng Paper Republic đã thu hút sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài như tờ báo "Người bảo vệ" (Guardian), "Phê bình sách báo Lốt An-giơ-lét" (Los Angeles Review of Books), v.v., tiếp tục mở rộng nhóm bạn đọc nước ngoài cho văn học Trung Quốc.

    Trong khi đó, trang mạng Paper Republic còn hợp tác với những đại học nước ngoài, không những cung cấp tài liệu đào tạo phiên dịch văn học, mà còn tổ chức hoạt động đọc sách và trao đổi với nhà văn tại nhiều thành phố trên toàn cầu. Nhà Hán học, dịch giả văn học, người Anh Nicky Harman đã giới thiệu những buổi hoạt động đọc sách ngoại tuyến do trang mạng Paper Republic tổ chức tại Anh, bà nói rằng: "Lúc nào cũng đông nghịt người tại hiện trường diễn ra hoạt động có diện tích nhỏ".

    Những năm qua, cùng với tầm ảnh hưởng đối với toàn cầu và quyền lực mềm văn hóa của Trung Quốc được tăng cường, giới văn hóa châu Âu và Mỹ cũng ngày càng quan tâm văn học đương đại Trung Quốc. Qua ngòi bút hấp dẫn của dịch giả, thế giới phương Tây có góc độ quan sát, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc đa nguyên hơn.

    Bà Nicky Harman đã phiên dịch tác phẩm của những nhà văn Trung Quốc như Giả Bình Ao, Nghiêm Ca Linh, Hồng Ảnh. Dịch giả người Anh Helen Wang đã phiên dịch tác phẩm của những nhà văn Trung Quốc như Tào Văn Hiên, Dư Hoa, v.v. Nhà Hán học, người Mỹ Howard Goldblatt là "dịch giả riêng" cho nhà văn Mạc Ngôn. Anh Ê-rích A-bra-ham-xơn đã phiên dịch tác phẩm "Chạy qua Trung Quan Thôn" của nhà văn Trung Quốc Từ Tắc Thần.

    Kể từ năm 2011, trang mạng Paper Republic hợp tác với tạp chí "Văn học Nhân dân" của Trung Quốc, đưa ra tạp chí "Đèn đường" xuất bản hàng qúy giới thiệu văn học Trung Quốc. Trong 8 năm qua, tác phẩm của hơn 100 nhà văn Trung Quốc gồm Cách Phi, Vương An Ức, A Ẩt, Lộ Nội, Tất Phi Vũ, Lý Quyên, Hách Cảnh Phương, Hàn Tùng, v.v. đã lọt vào tầm mắt của bạn đọc tiếng Anh, trong đó vừa có nhà văn nổi tiếng, vừa có cây bút mới có thực lực, thể hiện sự sôi động và phong phú của văn học đương đại Trung Quốc.

    Đặt tên "Đèn đường" là ví von ánh đèn trên con đường giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây. Ánh đèn lung linh, chiếu sáng con đường văn học Trung Quốc đi ra thế giới. Anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn cho biết, hiện nay, dự án tạp chí "Đèn đường" hoạt động tốt đẹp, khó khăn chính là phát hành ở nước ngoài. Anh cho biết, "bạn đọc nước ngoài muốn mua tạp chí 'Đèn đường' còn không dễ dàng".

    Hiện nay, anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn cùng ê-kíp đã chuyển một phần trọng tâm sang đại lý bản quyền văn học, thường xuyên qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc, bàn thảo hợp tác với nhà xuất bản nước ngoài.

    Là người phương Tây với tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, họ vừa hiểu biết văn học Trung Quốc, lại nắm được hứng thứ về sách của bạn đọc phương Tây, có thế mạnh khi trao đổi với ngành xuất bản và giới văn học nước ngoài.

    Anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn cho rằng, lựa chọn tác phẩm, phiên dịch một chương trong tác phẩm, chuẩn bị tài liệu giới thiệu, những công việc này trông dường như phiền phức, thực ra hết sức quan trọng, vì những công việc này không những có thể giúp nhà xuất bản nước ngoài có nhận thức hoàn chỉnh đối với tác phẩm Trung Quốc, mà còn giúp họ tăng cường nguyện vọng và lòng tin xuất bản tác phẩm văn học Trung Quốc. Những nỗ lực này và phiên dịch tác phẩm văn học có vai trò quan trọng như nhau.

    Quan điểm này đã nhận được sự đồng thuận của nhiều dịch giả. Bà Nicky Harman cho biết, tuy bà có lúc phiên dịch những tác phẩm văn học Trung Quốc theo hứng thú cá nhân. Nhưng, trong đa số trường hợp, bà ký hợp đồng phiên dịch với nhà xuất bản, còn nhà xuất bản chủ yếu thông qua đại lý bản quyền văn học tìm hiểu tác phẩm và mua bản quyền. Bà cho rằng, trong quá trình văn học Trung Quốc đi ra nước ngoài, nên tăng cường "tiếp thị thương hiệu". Rượu ngon cũng ngại ngõ nhỏ sâu, bà cho biết: "Nếu một cuốn sách không ai biết đến, hoặc không ai đọc, vậy thì dù hay biết bao, nhà xuất bản cũng không xuất bản".

    Trang mạng Paper Republic từng lên kế hoạch và chủ trì hoạt động tuần lễ giao lưu xuất bản, mời biên tập viên sách nước ngoài thăm Trung Quốc, thúc đẩy giao lưu và đối thoại giữa ngành xuất bản văn học Trung Quốc và nước ngoài, và trực tiếp tham gia xuất bản tác phẩm văn học Trung Quốc ở nước ngoài. Những tác phẩm mà trang mạng Paper Republic sắp phiên dịch và xuất bản bao gồm cuốn "Trung Quốc tại Lương Trang" của nhà văn Lương Hồng, cuốn "Quê nhà tinh thần của mình" của nhà văn Vương Tiểu Ba và cuốn "Núi trống không" của nhà văn A Lai.

    Anh Ê-ríc A-bra-ham-xơn cho biết, mỗi dự án đều là một bước đi nhỏ, là một phần trong chương trình lớn thúc đẩy dần văn học Trung Quốc đi ra thế giới. Ông nói: "Về bản chất, chúng tôi mong hội nhập văn học Trung Quốc và phương Tây, dù quá trình chậm chạp, nhưng chúng tôi vẫn đang đi lên phía trước".

    Với những nỗ lực từng ly từng tí, góp gió thành bão, những người nước ngoài "nhận biết ngọc trai" thử thu hẹp khoảng cách nhận biết giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây, để thế giới cảm nhận cái đẹp của văn học Trung Quốc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>