• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Những người đứng đầu bảo tàng của Trung Quốc nói về cổ vật và bảo tàng: Bộ gien văn hóa có thể trở thành nguồn gốc cho tư duy sáng tạo phát triển đương đại

    2018-03-16 17:30:05     cri
    Báo cáo công tác hàng năm của Chính phủ Trung Quốc đề xuất "cung cấp lương thực tinh thần phong phú cho người dân sống cuộc sống tốt đẹp". Trong khi đó, xã hội Trung Quốc liên tiếp dấy lên "cơn sốt cổ vật và bảo tàng". Làm thế nào cung cấp sản phẩm và dịch vụ văn hóa công nhiều hơn và toàn diện hơn? Làm thế nào để các cổ vật trong bảo tàng "sống lại"? Trong thời gian diễn ra Kỳ họp Chính hiệp Trung Quốc năm nay, nhiều người đứng đầu bảo tàng là Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc tích cực bày mưu hiến kế. Họ cho rằng, "cơn sốt cổ vật và bảo tàng" đã thể hiện sự tự tin văn hóa mạnh mẽ của người Trung Quốc, hơn nữa sự tự tin văn hóa của Trung Quốc tuyệt đối không nên hạn chế ở đồ đồng đen và tượng Phật, bộ gien văn hóa được chứa trong bảo tàng còn có thể trở thành nguồn gốc cho tư duy sáng tạo phát triển đương đại. Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe Duy Hoa giới thiệu nội dung chi tiết. 

    Từ năm ngoái đến nay, những chương trình truyền hình đề tài cổ vật và bảo tàng như "Bảo vật Quốc gia", "Nếu cổ vật biết nói", v.v. gây sốt trên màn ảnh nhỏ, từ đó, sức cuốn hút của cổ vật quý báu nhất ở các bảo tàng đã tăng mạnh. Sau khi trưng bày trong chương trình truyền hình 3 báu vật quốc gia gồm Sáo làm bằng xương được phát hiện ở Giả Hồ, đồ đựng rượu hình ảnh con cú trong có khắc chữ Phụ Hảo, bàn để cốc rượu làm bằng đồng trên có họa tiết đám mây, Viện Bảo tàng Hà Nam đã thu hút rất nhiều người mộ danh đến tham quan. Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Giám đốc Viện Bảo tàng Hà Nam Mã Tiêu Lâm cho rằng, "cơn sốt cổ vật và bảo tàng" đã thể hiện sự tự tin văn hóa mạnh mẽ của người Trung Quốc. Ông nói: 

    "Sau khi chương trình 'Bảo vật Quốc gia' lên sóng, số người đến tham quan Viện Bảo tàng Hà Nam đã tăng rõ rệt, tăng khoảng 30%. Đặc biệt vào ngày nghỉ lễ, số người tham quan nhiều hơn, nhiều khán giả đến tham quan là nhằm vào 3 báu vật này. Tôi thường xuyên đến phòng trưng bày quan sát, thấy nhiều khán giả trẻ đến chụp ảnh trước những báu vật, họ còn nhận ra tôi và chào hỏi với tôi".

    So với kiểu tham quan cưỡi ngựa xem hoa, hiện nay ngày càng nhiều tham quan Trung Quốc càng nghiêng về tìm hiểu sâu sắc nội hàm của cổ vật, điều này đã đặt ra yêu cầu cao hơn đối với bảo tàng. Theo Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc Vương Xuân Pháp, làm tốt công tác lên kế hoạch triển lãm, để cổ vật "lên tiếng nói" là năng lực cốt lõi của bảo tàng. Ông nói: 

    "Tôi cho rằng, sản phẩm quan trọng nhất ở bảo tàng là triển lãm, năng lực quan trọng nhất là năng lực lên kế hoạch triển lãm, thách thức cấp bách nhất là để công chúng hiểu biết bảo tàng, hiểu biết cổ vật được sưu tầm trong bảo tàng thông qua không ngừng đưa ra những triển lãm hấp dẫn".

    Trong thời đại mới, người Trung Quốc mong cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần đều được nâng cao. Ủy viên Chính hiệp, Cục trưởng Cục Văn vật Nhà nước Trung Quốc Lưu Ngọc Châu cũng đề xuất, bảo tàng cần phải tăng cường năng lực lên kế hoạch, cung cấp cho công chúng sản phẩm và dịch vụ văn hóa phong phú hơn và nhằm vào đối tượng hơn. Ông nói: 

    "Tổng Bí thư đề xuất xóa đói giảm nghèo phải đạt mức chính xác, thực ra, để cổ vật 'sống lại' cũng đòi hỏi đạt mức chính xác. Tức là cung cấp tài nguyên cổ vật riêng nhằm vào từng giai cấp xã hội, để cộng đồng xã hội có hứng thú hơn với nền văn minh Trung Hoa 5000 năm. Tôi cho rằng phải gợi mở sức sống sáng tạo của những người làm công tác cổ vật và bảo tàng, nhất là phải khai thác tài nguyên trong các bảo tàng có lượng sưu tầm cổ vật khá lớn. Làm thế nào để nâng cao tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của nhân viên bảo tàng, cung cấp cho công chúng sản phẩm và dịch vụ văn hóa nhiều hơn, phong phú hơn và có tính đối tượng hơn, như vậy mới có thể làm cho cổ vật 'sống lại', và để cổ vật phát huy tác dụng của nó".

    Tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc có 4873 bảo tàng đã đăng ký. Trong con mắt những người làm công tác cổ vật và bảo tàng, bảo tàng tuyệt đối không phải chỉ là nơi đóng kín giao lưu với lịch sử ngưng kết, bảo tàng không những có chức năng sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu, mà còn gánh vác chức năng phục vụ công cộng. Ủy viên Chính hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế, Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo tàng Trung Quốc, Phó Giám đốc Bảo tàng Lỗ Tấn ở Bắc Kinh An Lai Thuận cho rằng, bộ gien văn hóa chứa trong bảo tàng có thể trở thành nguồn gốc cho tư duy sáng tạo phát triển đương đại. Ông nói:

    "Bảo tàng là nhằm mục đích khiến di sản văn hóa được người dân hiểu biết tốt hơn, nhất là để lớp trẻ ngày càng hiểu biết, yêu mến và kế thừa. Đặc biệt, lớp trẻ lại là chủ thể sáng tạo văn hóa, lớp trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, rồi gợi mở cảm hứng sáng tác của họ, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự kế thừa và sáng tạo văn hóa Trung Quốc".

    Để lớp trẻ hiểu biết bề dày lâu đời của văn hóa lịch sử Trung Quốc tốt hơn qua bảo tàng, người đứng đầu các bảo tàng của Trung Quốc cũng đang thay đổi thái độ và suy nghĩ trước đây. Giám đốc Viện Bảo tàng Hà Nam Mã Tiêu Lâm đã chia sẻ lá thư do một học sinh trung học gửi tới bảo tàng. Ông nói: 

    "Một học sinh trung học đã viết và gửi một lá thư tới tôi, đề cập tới cảm giác tham quan Viện Bảo tàng Hà Nam thuở thơ ấu. Hồi đó, em nhìn thấy 'kim lũ ngọc y' (áo ngọc của hoàng đế được kết bằng sợi dây vàng), nhìn thấy có người nằm bên trong, cảm thấy hơi sợ. Đến năm học trung học, em lại đến thăm Viện Bảo tàng Hà Nam, góc độ thưởng thức cổ vật của em đã có sự khác biệt, còn đề xuất một số kiến nghị và ý kiến cho bảo tàng. Từ đó, chúng tôi cũng nên suy nghĩ làm thế nào để ấn tượng đầu tiên của trẻ em khi bước vào bảo tàng không phải là sợ hãi, mà là cảm giác rất thú vị".

    Ngày càng nhiều hình thức mới và tư duy mới như quảng bá qua chương trình truyền hình, trưng bày hiện vật bằng công nghệ thực tế ảo, tổ chức các buổi nói chuyện liên quan, phát triển sản phẩm văn hóa sáng tạo, v.v. được các bảo tàng vận dụng vào công tác thực thế, mở rộng phương thức trưng bày cổ vật. Ủy viên Chính hiệp, Phó Giám đốc Thường trực Viện Bảo tàng Cố Cung Vương Á Dân cho biết, những năm qua, Cố Cung dốc sức khai thác sản phẩm văn hóa sáng tạo và các phần mềm văn hóa, hướng dẫn người tham quan thưởng thức cổ vật bằng phương thức khác. Ông nói:

    "Người tham quan không thể mang về cổ vật của Cố Cung, nhưng có thể mang về sản phẩm văn hóa sáng tạo phái sinh từ cổ vật. Chúng tôi sử dụng công nghệ hiện đại, không những quảng bá khoa học công nghệ và triển lãm của Cố Cung, mà còn phát triển nhiều phần mềm về một số cổ vật, chẳng hạn phần mềm về bức tranh 'Hàn Hi Tái dạ yến đồ', phần mềm 'Cố Cung hàng ngày'. Hiện nay Cố Cung đang số hóa bức tranh 'Thanh Minh Thượng Hà Đồ', nó không phải là kiểu mặt phẳng, mà nên là kiểu đắm chìm, kiểu trải nghiệm. Làm thế nào để cổ vật ở trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái động, để đông đảo người dân đều được thưởng thức, đây chính là công việc mà Cố Cung và những người làm sản phẩm sáng tạo phái sinh từ cổ vật sưu tầm trong Cố Cung nên làm".

    Bảo tàng còn có thể bắc cây cầu giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau. Những năm qua, quy mô giao lưu đối ngoại của các bảo tàng Trung Quốc không ngừng mở rộng, từ năm 2011 đến năm 2016, Trung Quốc đã đưa cổ vật xuất cảnh và tổ chức 293 triển lãm ở nước ngoài, trong đó, tuyệt đại đa số là triển lãm cổ vật cổ đại. Trước tình hình này, Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc Vương Xuân Pháp đề nghị, trong thời gian tới, các bảo tàng của Trung Quốc còn có thể xem xét giới thiệu văn hóa đỏ và văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa ra nước ngoài. Ông nói:

    "Chúng ta không nên khi nói đến sự tự tin văn hóa của Trung Quốc, thì chỉ nghĩ tới đồ đồng đen, tượng Phật, mà chúng ta nên giới thiệu văn hóa cách mạng đỏ và văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa một cách tự tin và chững chạc hơn, đây là nhiệm vụ chính mà chúng ta hiện đang đối mặt. Chẳng hạn, sau khi điều chỉnh một vài nội dung trong triển lãm 'Con đường phục hưng', chúng tôi mong có thể quảng bá và rưng bày triển lãm ở nước ngoài".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>