• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • "Mật mã văn hóa" về Tết Đoan Ngọ do thuyền rồng mang lại

    2017-06-02 09:59:43     Xin Hua

    Ngày 30/5 vừa qua là Tết Đoan Ngọ cổ truyền, người Trung Quốc có phong tục đua thuyền rồng và ăn bánh chưng vào Tết Đoan Ngọ. Ở Mịch La, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đua thuyền rồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống người dân địa phương. Truyền thuyết địa phương kể rằng, mồng 5 tháng 5 âm lịch cách đây hơn 2.000 năm, nhà thơ yêu nước nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử, người dân lái tàu cá đi cứu nhà thơ, từ đó đã hình thành phong tục đua thuyền rồng vào mồng 5 tháng 5 âm lịch. Từ hơn nghìn năm trước, đua thuyền rồng, đóng thuyền rồng đã trở thành sự kiện lớn của các thôn làng ở Mịch La trong ngày Tết Đoan Ngọ, ở địa phương hiện vẫn lưu truyền câu tục ngữ "Thà bỏ hoang đồng ruộng một năm còn hơn bị thua trong cuộc đua thuyền rồng".

    Trong một nhà xưởng giản dị bên đê sông Mịch La, phía bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, quanh quẩn nồng nàn hương thơm của gỗ, một người thợ mộc già nhắm một mắt lại, một mắt ngắm đường nét hai bên thuyền rồng có thể chứa 20 người chưa đóng xong. Người thợ cúi mình, một tay vịn thuyền rồng, tay khác cầm dụng cụ tỉ mỉ đánh bóng.

    Nhà xưởng tên Cửu Tử Long này là doanh nghiệp đóng thuyền rồng đạt tiêu chuẩn sớm nhất ở khu vực Mịch La, người sáng lập là ông Hứa Quế Sinh, người kế thừa công nghệ đóng thuyền rồng gia tộc họ Hứa đời thứ 5.

    Người phụ trách đương nhiệm Hứa Danh Nam cho biết, những người thợ lão làng ở khu vực Mịch La luôn kiên trì công nghệ đóng thuyền rồng thủ công truyền thống, tuy một số công đoạn dùng máy móc có thể thay thế, nhưng các công đoạn như đánh bóng, ghép, vẽ vảy rồng, v.v., vẫn đòi hỏi làm bằng tay, vì làm thủ công tinh tế hơn, máy móc không thay thế được.

    Ông Hứa Quế Sinh sinh ra trong "gia đình có truyền thống đóng thuyền rồng" bắt đầu học nghề mộc từ năm 15 tuổi, năm 19 tuổi bắt đầu tham gia đóng thuyền rồng, phụ trách thiết kế tổng thể thuyền rồng, chỉ sau 2 năm ông đã trở thành thợ cả. Người địa phương cho biết, trên một nửa thợ mộc làm ở các nhà xưởng đóng thuyền rồng xung quanh khu vực Mịch Lạ đều từng là học trò ở nhà ông Hứa Quế Sinh. Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, ông Hứa Quế Sinh bắt đầu đóng thuyền rồng đạt tiêu chuẩn thông dụng quốc tế, trước đó là tàu cá, tàu thuyền các loại.

    Người thợ đóng tàu lâu năm cho biết, công nghệ đóng thuyền truyền thống tinh tế, chặt chẽ cẩn thận, rất cầu kỳ, lớp trẻ hiện nay ngại sự phiền phức của các công đoạn, lại vì kiếm tiền ít, nên đều đi làm thuê ở ngoài, điều người thợ già lo nhất là sợ nghề truyền thống này thất truyền. Ông Hứa Danh Nam cũng từng ra ngoài làm thuê một vài năm trước, nhưng sau đó ông đã lựa chọn về quê kế thừa nghề truyền thống của cha ông, ông cho rằng nghề thủ công truyền thống này có thể làm cho người ta thực sự lắng đọng.

    Về gỗ đóng thuyền rồng, địa phương có phong tục "trộm gỗ". Ông Hứa Danh Nam cho biết, xà chính của thuyền rồng phải chọn gỗ tốt và bền, nhưng loại gỗ này rất ít, người thợ đóng thuyền rồng bèn đến nhà có cây gỗ tốt ăn trộm. Tuy nhiên, gia đình có gỗ bị trộm lại rất vui, vì gỗ gia đình mình được làm "gỗ thần" trong thuyền rồng, điều này đánh dấu gia đình sẽ mưa thuận gió hòa, con đàn cháu đống. Tất nhiên, tiền đề là sự tự giác của người thợ và niềm tin cao độ của người dân đối với người thợ.

    Vào buổi tối đóng xong thuyền rồng, những người thợ sẽ tổ chức lễ "bật sáng thuyền rồng", đưa vài ngọn đèn dầu lên thuyền rồng, "thắp sáng" thuyền rồng. Ngày hôm sau còn sẽ tổ chức trọng thể lễ "lắp đầu rồng", đây là nghi lễ cầu kỳ nhất trong quá trình đóng thuyền. Theo tập tục, người thợ cả chủ trì bài trí bàn thờ và đồ thờ cúng, lắp đầu rồng lên thuyền rồng. Cuối cùng, thuyền rồng hạ thủy được gọi là "thuyền rồng đi trên sông", đầu rồng phải hoàn toàn chìm dưới mặt sông Mịch La, cầu mong thuyền rồng sẽ không bị lật và giành thành tích tốt trong cuộc đua thuyền rồng.

    Trong bài thơ "Ly tao" của nhà thơ Khuất Nguyên có câu: "Lộ mạn mạn kỳ tu viễn hề, ngô tương thượng hạ nhì cầu sách", tạm dịch là: Dù con đường phía trước còn dài đằng đẵng, ta vẫn kiên cường tiến bước theo đuổi chân lý. Tinh thần "tìm kiếm chân lý" của Khuất Nguyên khiến người địa phương hình thành phong tục đặc thù. Để kỷ niệm Khuất Nguyên, mồng 1 tháng 5 hàng năm, trước khi đua thuyền rồng, bất kể thuyền rồng neo đậu ở đâu, cũng đều chèo đến trước Đền thờ Khuất Nguyên. Nghi lễ được duy trì trong nhiều năm này có nghĩa là tinh thần "tìm kiếm chân lý" được thể hiện trong cuộc đua thuyền rồng là bắt đầu từ nhà thơ Khuất Nguyên.

    Đến nay, đua thuyền rồng đã là giải đấu quốc tế được mọi người hoan nghênh. Ở Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Mỹ cũng như Hồng Công, Ma Cao, thường xuyên tổ chức giải đua thuyền rồng quốc tế.

    Ông Sầm Phượng Hy từng làm Chủ tịch thị trấn Khuất Tử Từ, thành phố Mịch La trong nhiều năm cho biết, điều đáng tự hào là nhiều thuyền rồng được sử dụng trong các giải đua thuyền rồng quốc tế là do khu vực Mịch La sản xuất.

    Ngày 27/5, Hoa kiều và người Hoa ở thành phố Cambridge, Anh tổ chức hoạt động chào mừng Tết Đoan Ngọ, thu hút hàng nghìn người tham gia và nhận được lời khen ngợi không ngớt, cũng đã giới thiệu văn hóa Tết Đoan Ngọ của Trung Quốc với thành phố đại học nổi tiếng thế giới này.

    Khoảng 10 giờ sáng ngày 27/5, giờ địa phương, cuộc đua thuyền rồng—nội dung quan trọng trong các hoạt động chào mừng đã mở màn. Trong tiếng trống rền vang, 12 đội thuyền rồng đến từ các địa phương ở Anh tranh tài trên sông Cam. Trong số các đội thuyền rồng vừa có sinh viên Trung Quốc và Anh đang theo học ở các đại học ở Luân Đôn, Cambridge, vừa có viên chức của những doanh nghiệp như Công ty viễn thông Huawei Trung Quốc.

    Cuộc đua thuyền thu hút mọi người quan tâm nhất là cuộc đọ sức giữa đội thuyền rồng trường Đại học Oxford và đội thuyền rồng trường Đại học Cambridge. Hai trường đại học này hàng năm tổ chức cuộc đua thuyền truyền thống tại Luân Đôn, đã có lịch sử hơn 200 năm, rất nổi tiếng. Cuộc đọ sức giữa hai trường đại học trong cuộc đua thuyền rồng mang đậm đặc sắc Trung Quốc cũng chẳng thua kém chút nào, thu hút nhiều khán giả, trở thành điểm sáng trong hoạt động cùng ngày.

    Trong khi cuộc đua thuyền rồng diễn ra quyết liệt, các hoạt động phong phú đa dạng chào mừng Tết Đoan Ngọ diễn ra trên bờ sông cũng có sức cuốn hút. Màn biểu diễn múa rồng, múa sư tử và Kungfu Trung Quốc đã nhận được nhiều tràng vỗ tay nhiệt tình của khán giả, nhiều khán giả nước ngoài giơ máy ảnh chụp liên tục. Trẻ em vây quanh bàn xếp rồng giấy, tô màu lên rồng giấy. Nhiều người xếp hàng dài trước gian hàng bán bánh chưng, một cặp vợ chồng già đến Cambridge du lịch cầm bánh chưng trên tay và khen không ngớt lời. Họ vừa vặn đến đây, vốn không biết có hoạt động này. Sau khi nghe xong giới thiệu về Tết Đoan Ngọ, cảm nhận sức cuốn hút của món ăn ngon và văn hóa Trung Hoa, họ cho biết sang năm sẽ lại đến tham gia hoạt động chào mừng Tết Đoan Ngọ.

    Bé trai Sammi 2 tuổi vừa la hét "thuyền rồng" bằng tiếng Anh, vừa muốn thoát khỏi vòng tay của mẹ, đi sờ thuyền rồng đang neo đậu gần bờ sông. Bố của Sammi từng lưu học ở Đài Loan và Nam Kinh, Trung Quốc, nói tiếng Trung rất sõi. Bé gái Judi 5 tuổi dắt bố đi mua một chiếc bánh chưng nhân thịt lợn, bé cứ khen "ngon quá" bằng tiếng Anh sau khi ăn một miếng. Bố của bé Judi là người Hoa sinh sống ở Cambridge hơn 10 năm. Anh cho biết, con gái sinh ra ở Anh chỉ biết nghe tiếng Trung, còn chưa biết nói, hôm nay anh sẽ thử kể lại câu chuyện về Tết Đoan Ngọ bằng tiếng Trung cho con nghe.

    Đến giờ mặt trời lặn, cuộc đua thuyền rồng kéo dài một ngày đã bước vào giai đoạn chót, cuối cùng đội thuyền rồng trường Đại học Oxford đã đoạt chức vô địch.

    Sự kế thừa văn hóa về ngày lễ cổ truyền Trung Hoa có lẽ sẽ bắt đầu từ một chiếc thuyền rồng, một chiếc bánh chưng.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>