• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Người Trung Quốc làm công tác xuất bản ở Pháp Từ Cách Phi: Kể lại câu chuyện Trung Quốc bằng truyện tranh tiếng Pháp

    2016-12-30 11:28:51     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, tại quận La-tin ở bờ trái sông Seine của thành phố Pa-ri, Pháp có bầu không khí văn hóa nồng đậm, xung quanh có rất nhiều trường học nổi tiếng.

    H/A: Hiệu sách FEI với chủ đề văn hóa nghệ thuật Trung Quốc nằm ở quận này, có phong cách đặc sắc, độc đáo.

    D/H: Hiệu sách FEI tuy nhỏ nhưng thiết kế rất hợp lý, không gian rộng 80 mét vuông được chia thành hai phần: một phần dùng để bán sách, phần còn lại dùng để tổ chức triển lãm chủ đề văn hóa Trung Quốc hoặc truyện tranh.

    H/A: Qua cửa sổ có thể nhìn thấy một chiếc dây kết cát tường truyền thống Trung Quốc lớn màu đỏ treo trên cao, ở chỗ bắt mắt nhất trong hiệu sách bày truyện tranh về Tứ đại danh tác của Trung Quốc bằng tiếng Pháp.

    D/H: Ở hiệu sách này còn có nhiều đầu sách tiếng Pháp giới thiệu văn hóa truyền thống Trung Quốc như thư pháp, mỹ thuật, văn học cổ điển, v.v., thậm chí cung cấp bút lông, giấy, mực, nghiên mài mực để bạn đọc thử viết thư pháp Trung Quốc.

    H/A: Với sự sắp xếp chu đáo, hiệu sách FEI chẳng mấy chốc đã trở thành "kho báu" dành cho những người yêu thích văn hóa Trung Quốc ở địa phương.

    D/H: Chủ nhân hiệu sách này là cô gái Trung Quốc Từ Cách Phi. Năm 2009, chị cùng 3 người Pháp yêu thích văn hóa Trung Quốc thành lập Nhà xuất bản FEI, năm 2014 mở Hiệu sách FEI.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn về câu chuyện của chị Từ Cách Phi, kể lại câu chuyện Trung Quốc bằng truyện tranh tiếng Pháp. 

    D/H: Khi đề cập tới lý do thành lập nhà xuất bản, chị Từ Cách Phi cho biết là vì chị yêu sách quá.

    H/A: Vâng. Hồi đó, chị 28 tuổi, làm công việc tiếp thị 4-5 năm ở một công ty Pháp, nhưng chị đã quyết định nghỉ việc, chị muốn làm việc mình yêu thích, làm việc liên quan tới sách.

    D/H: Ngành truyện tranh ở Pháp có lịch sử lâu đời, truyện tranh là một trong những hình thức nghệ thuật người Pháp yêu thích nhất.

    H/A: Chị Từ Cách Phi phát hiện, trong số hơn 5.000 quyển truyện tranh được xuất bản ở Pháp hàng năm, dường như chẳng có quyển nào liên quan tới Trung Quốc, nhưng nhiều bạn đọc Pháp rất hiếu kỳ đối với Trung Quốc.

    D/H: Vì vậy, chị quyết định chuyên tâm sáng tác và phát hành truyện tranh đề tài Trung Quốc, kể lại câu chuyện Trung Quốc bằng phương thức người nước ngoài xem hiểu, qua hình thức và kênh người nước ngoài chấp thuận.

    H/A: Dưới sự nỗ lực của chị Từ Cách Phi, một năm sau, truyện tranh "Truyền kỳ Bao Chửng" do biên kịch Pháp Patrick Marty và họa sĩ truyện tranh Trung Quốc Nhiếp Sùng Thụy sáng tác đã ra mắt bạn đọc.

    D/H: Bao Chửng là một vị quan đời Bắc Tống cách đây khoảng 1000 năm, nổi tiếng là thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình, được người dân tôn vinh là "Bao Thanh Thiên".

    H/A: Về nguyên nhân lựa chọn kể lại câu chuyện Bao Chửng, chị Từ Cách Phi cho biết, vì Bao Chửng là một nhân vật đại diện chính nghĩa, thích hợp với loại hình truyện tranh, vừa thể hiện sự nhân văn, vừa có tiềm năng quảng bá xuyên văn hóa.

    D/H: Năm 2010, chị Từ Cách Phi cùng các bạn mang theo truyện tranh "Bao Chửng"—tác phẩm duy nhất của nhà xuất bản của chị, tham gia Liên hoan Truyện tranh Quốc tế Angouleme, Pháp.

    H/A: Chị Từ Cách Phi cho biết, hồi đó, chị cùng 5 người bạn thuê một gian hàng 4 mét vuông, chỉ để quảng bá một cuốn sách duy nhất.

    D/H: Vâng. Đây là quyết định thiếu tỉnh táo, thậm chí hơi điên cuồng, vì chẳng ai chỉ mang theo một cuốn sách tham gia Liên hoan truyện tranh. Chị Từ Cách Phi cho biết vì hồi đó "điếc không sợ súng".

    H/A: Nhưng, lòng nhiệt tình và sự điên cuồng này lại thu được thành công bất ngờ. Truyện tranh "Truyền kỳ Bao Chửng" có 148 trang, khổ 13×18 cen-ti-mét này đã bán ra 630 quyển trong 4 ngày.

    D/H: Vâng. Đây là lượng tiêu thụ kỷ lục một quyển truyện tranh tại Liên hoan Truyện tranh Quốc tế Angouleme từ trước đến nay, cũng là sự mở đầu thành công của Nhà xuất bản FEI.

    H/A: Chị Từ Cách Phi còn nhớ, hồi đó có rất nhiều người kéo đến gian hàng, vì họ trước kia rất ít nhìn thấy truyện tranh tiếng Pháp kể lại câu chuyện Trung Quốc, huống hồ là truyện tranh đạt chất lượng cao do nghệ sĩ Trung Quốc và Pháp hợp tác.

    D/H: Vâng. Chị Từ Cách Phi cho biết, bạn đọc đều cho rằng quyển sách này có chủ đề mới mẻ, trang trí cũng đẹp. Vì có rất nhiều bạn đọc đến mua, gian hàng của chị 3 lần liền hết hàng.

    H/A: Sau đó, xê-ri truyện tranh về Bao Chửng mỗi năm đưa ra một quyển, tính đến nay đã phát hành 6 quyển, lượng tiêu thụ tại các khu vực nói tiếng Pháp ở châu Âu lên tới hơn 100 nghìn quyển, nhận được sự quan tâm rộng khắp từ xã hội và phương tiện truyền thông dòng chính ở Pháp.

    D/H: Vâng. Chẳng hạn, tờ "Le Monde" của Pháp đăng bài báo mang tựa đề "Bao Chửng trong truyền thuyết được tái hiện thành công ở Pháp", đưa tin tường tận về chặng đường sáng tác và sơ lược câu chuyện của sách, đánh giá rằng quyển sách này giúp người Pháp tìm hiểu hiện trạng xã hội Trung Quốc.

    H/A: Vâng. Tờ "Le Figaro" ca ngợi chất lượng các bức tranh trong quyển sách này, cho rằng "tác phẩm vẽ đen trắng của họa sĩ Nhiếp Sùng Thụy rất độc đáo, chất lượng rất cao, rõ nét và chuẩn xác chẳng khác gì tác phẩm nhiếp ảnh".

    D/H: Vâng. Điều đáng nói là, sau khi ra mắt bạn đọc Pháp, truyện tranh "Truyền kỳ Bao Chửng" còn được dịch sang tiếng I-ta-li-a, Hà Lan và Anh, xuất bản và phát hành ở nhiều nước. Năm 2016 đưa ra phiên bản tiếng Trung.

    H/A: Để câu chuyện Trung Quốc thực sự thu hút ánh mắt của bạn đọc và xã hội dòng chính ở Pháp, đây quả là điều không dễ dàng, điều này gắn chặt với phương thức phối hợp sáng tác giữa nghệ sĩ hai nước Trung-Pháp mà chị Từ Cách Phi luôn kiên trì.

    D/H: Phương thức "người nước ngoài viết câu chuyện Trung Quốc, người Trung Quốc vẽ tranh mang đậm phong cách Trung Quốc", tức là do biên kịch Pháp sáng tác nhân vật lịch sử và câu chuyện của Trung Quốc theo mô hình phương Tây, rồi do họa sĩ truyện tranh hoặc tranh điêu khắc Trung Quốc phụ trách vẽ tranh, tác phẩm như vậy khiến văn hóa Trung Quốc ăn sâu vào lòng bạn đọc nước ngoài.

    H/A: Vâng. Sau đó, Nhà xuất bản FEI đã xuất bản các cuốn sách như "Chuyện phiêu lưu của Nha Nha", "Thạch Tú", "Nam Kinh", v.v.

    D/H: Vâng. Nhà xuất bản FEI còn hợp tác với nhà xuất bản trong nước, xuất bản truyện tranh "Cuộc đời lưu lạc của Tam Mao" và Tứ đại danh tác phiên bản tiếng Pháp, để càng nhiều tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc đi vào nước Pháp với hình thức truyện tranh.

    H/A: Vâng. Trong đó, truyện tranh "Cuộc đời lưu lạc của Tam Mao" đoạt được giải thưởng Di sản văn hóa tại Liên hoan Truyện tranh Quốc tế Angouleme, Pháp năm 2015, nhân vật "Tam Mao" được ví là "Tin Tin của Trung Quốc" đã nhận đánh giá cao của giới truyện tranh Pháp.

    D/H: Trong khi chinh phục bạn đọc Pháp bằng các quyển truyện tranh thú vị mang đậm đặc sắc Trung Quốc, chị Từ Cách Phi cũng được trao danh hiệu "Gương mặt phụ nữ mới" tại Diễn đàn nữ giới thế giới năm 2013.

    H/A: Đứng trước vinh quang và thành công, chị Từ Cách Phi không bao giờ quên nguyện vọng thuở ban đầu, lòng nhiệt tình đối với công tác xuất bản sách báo không hề thuyên giảm.

    D/H: Đúng vậy. Chị Từ Cách Phi cho biết, bản chất của xuất bản là tìm ra tác phẩm hay, làm ra sản phẩm bạn đọc hiểu được và sờ vào được, chia sẻ với mọi người, đây là một việc tuyệt vời.

    H/A: Lấy sách làm thể tải, trao đổi với thế giới, chị Từ Cách Phi đang bắc nhịp cầu văn hóa giao lưu và tham khảo giữa Trung Quốc và nước ngoài bằng trí tuệ và nhiệt huyết của mình. 

    D/H: Trước khi kết thúc tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "Vừa phải" do ca sĩ Tiết Chi Khiêm thể hiện.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>