• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Duyên phận với Trung Quốc của một nhạc sĩ Việt Nam

    2015-11-05 16:53:57     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 11.

    H/A: Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Nhà lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.

    D/H: Chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung – Việt bước vào thời kỳ mới, là hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ Trung – Việt phát triển ổn định và lành mạnh.

    H/A: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, mối tình hữu nghị truyền thống Trung – Việt do các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu chung của nhân dân hai nước.

    D/H: Trong 65 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ Trung – Việt nhìn chung đã duy trì đà phát triển về phía trước. Năm 2008, quan hệ Trung – Việt được nâng lên tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

    H/A: Tháng 4 và tháng 9 năm nay, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Trung Quốc, và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến tham dự hoạt động kỷ niệm 70 năm Thắng lợi Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và Chiến thắng Phát-xít của thế giới, hai bên đã đi đến nhiều nhận thức chung quan trọng. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt được củng cố và phát triển.

    D/H: Trung Quốc xưa có câu: "Quốc chi giao tại vu dân tương thân", có nghĩa là tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là sức mạnh thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn nhạc sĩ Việt Nam Đồng Quang Vinh, kể lại câu chuyện về duyên phận giữa nhạc sĩ với Trung Quốc.

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung chi tiết hôm nay. (Nhạc cắt)

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, "may mắn", "hợp tác" và "lạc quan " là 3 "từ khoá" mà nhạc sĩ Việt Nam Đồng Quang Vinh nhắc đến khi kể lại câu chuyện giữa mình với Trung Quốc.

    H/A: Nhạc sĩ Đồng Quang Vinh là nghệ sĩ biểu diễn sáo trúc và chỉ huy dàn nhạc dân tộc, anh Vinh học 9 năm ở Trung Quốc và đã lấy vợ Trung Quốc, anh đang dốc sức kết hợp hoàn hảo nhạc Trung Quốc và Việt Nam, thúc đẩy hai nước đi sâu trao đổi văn hoá truyền thống.

    D/H: Khi nhắc đến duyên phận với Trung Quốc, "từ khoá" đầu tiên mà anh Vinh nói đến là "may mắn".

    H/A: Anh Vinh sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống âm nhạc, bố anh là nhạc công của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, mẹ anh là giáo viên dạy chơi đàn Tranh. Từ thuở nhỏ, anh Vinh đã học chuyên ngành sáo trúc tại trường Tiểu học thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

    D/H: Anh Vinh cho biết, thuở nhỏ, mỗi khi đi biểu diễn ở Trung Quốc, bố anh mua nhiều đĩa nhạc dân tộc Trung Quốc, vì vậy anh thường được nghe nhạc độc tấu và hoà tấu bằng các nhạc cụ dân tộc Trung Quốc như đàn Tranh, nhị, v.v., anh cho rằng giữa nhạc Việt Nam và nhạc Trung Quốc có những điều tương đồng, từ đó anh có hứng thú đặc biệt đối với Trung Quốc.

    H/A: Do thành tích xuất sắc, năm 2004, anh Vinh được Học viện Âm nhạc Việt Nam cử đi học ở Học viện Âm nhạc Thượng Hải. Anh cho biết, nhà trường lúc đó cho rằng, Trung Quốc là sự lựa chọn tốt nhất đối với học sinh học chuyên ngành âm nhạc, cho nên đã cử anh Vinh đi học chuyên ngành chỉ huy ở Trung Quốc. Anh Vinh cho rằng anh rất may mắn có được cơ hội đi học ở Trung Quốc.

    D/H: Anh Vinh đã du học ở Trung Quốc trong 9 năm, ngoài 1 năm học tiếng Trung Quốc ra, anh Vinh học bậc đại học chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc dân tộc trong 5 năm, học chương trình thạc sĩ chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc giao hưởng trong 3 năm.

    H/A: "Hợp tác" là "từ khoá" thứ hai mà anh Vinh nhắc đến trong duyên phận giữa anh với Trung Quốc. "Hợp tác" không những mang lại thu hoạch về học tập và sự nghiệp cho anh, mà còn mang lại cho anh tình yêu ngọt ngào.

    D/H: Trước khi đi Trung Quốc, anh Vinh đã có ước mơ kết hợp diễn tấu nhạc Việt Nam và nhạc Trung Quốc, và coi đây là "mục tiêu cuối cùng".

    H/A: Anh Vinh cho biết, hồi đó, hàng năm đều có nghệ sĩ hoặc giáo viên âm nhạc Trung Quốc đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Quảng Tây đến Việt Nam biểu diễn hoặc có buổi giảng dành cho sinh viên học viện âm nhạc; trong khi đó, Bộ Văn hoá Việt Nam cũng cử đoàn nghệ thuật và đoàn đại biểu học viện âm nhạc đi biểu diễn tại Trung Quốc.

    D/H: Hồi vừa đến Trung Quốc, anh Vinh nói tiếng Trung chưa tốt, nhưng thông qua học các khúc nhạc Trung Quốc, anh đã tìm được những điều tương đồng giữa nhạc Việt Nam và nhạc Trung Quốc, và quen biết bạn Trần Hiểu Đống.

    H/A: Tháng 8 năm nay, anh Đồng Quang Vinh và anh Trần Hiểu Đống lần lượt là chỉ đạo nghệ thuật cho đoàn biểu diễn Việt Nam và Trung Quốc, đã hợp tác mang lại cho khán thính giả Thủ đô Hà Nội, Việt Nam một buổi hoà nhạc hữu nghị Trung – Việt.

    D/H: Các khúc nhạc truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam trong đó có khúc nhạc "Ngựa phi" do nghệ sĩ hai nước hợp tấu khiến khán thính giả tại hiện trường hết sức xúc động, chốc chốc từng tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên.

    H/A: Anh Vinh cho biết, đây là "Buổi hoà nhạc hợp tác chính thức lần đầu" giữa dàn nhạc truyền thống của hai nước; tiếp theo, đến mùa Xuân sang năm sẽ mang lại cho khán thính giả Thượng Hải hình thức âm nhạc thể hiện hợp tác và kết hợp này.

    D/H: Trong buổi hoà nhạc này, khúc nhạc hợp tấu bằng đàn pi-a-nô, nhị và nhạc cụ bằng tre để lại ấn tượng hoàn toàn mới mẻ cho khán thính giả. Còn nghệ sĩ chơi đàn pi-a-nô chính là chị Mạc Song Song, người vợ Trung Quốc của anh Vinh.

    H/A: Hai vợ chồng quen nhau, rồi yêu nhau cũng là nhờ cơ hội "Hợp tác". Lúc đó, chị Mạc Song Song cũng theo học ở Học viện Âm nhạc Thượng Hải dự định tham gia một cuộc thi âm nhạc với tác phẩm tự sáng tác, chị cần một chỉ huy giúp mình thể hiện tác phẩm, sau đó chị đã tìm đến anh Vinh.

    D/H: Chị Mạc Song Song cho biết, hồi đó chị cảm thấy anh Vinh nói tiếng Trung rất sõi, rất nhiệt tình, giống như người Trung Quốc, chẳng cảm thấy sự khác biệt về quốc tịch.

    H/A: Sau đó, hai người yêu nhau, chị biết anh Vinh được Học viện Âm nhạc Việt Nam cử đi học ở Trung Quốc, sau này chắc chắn phải về Việt Nam làm việc, chị giữ tâm trạng khá cởi mở, sau đó đã cùng anh Vinh về Việt Nam tìm cơ hội phát triển.

    D/H: Hiện nay, hai vợ chồng đã có kết tinh tình yêu, con trai Tuấn Hy vừa tròn 8 tháng.

    H/A: Về "từ khoá" thứ 3 trong duyên phận với Trung Quốc, anh Vinh đã nhắc đến từ "Lạc quan".

    D/H: Anh Vinh nhớ lại rằng, sau khi tổ chức buổi hoà nhạc hữu nghị, anh phát hiện khán giả Việt Nam và Trung Quốc đã chủ động bắt chuyện chào hỏi với nhau.

    H/A: Anh Vinh cho rằng, âm nhạc không có ranh giới, hơn nữa nhạc Việt Nam và nhạc Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Thông qua âm nhạc, nhân dân Việt Nam và Trung Quốc đã giao lưu tình cảm, chắc chắn cũng sẽ thúc đẩy giao lưu trong các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, v.v.

    D/H: Chị Mạc Song Song cho biết, sau khi thưởng thức buổi biểu diễn của hai vợ chồng, quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đánh giá hình thức kết hợp giữa nhạc Trung Quốc và nhạc Việt Nam này rất hay, đã giới thiệu Đoàn nhạc cụ tre Việt Nam tham gia Liên hoan Nghệ thuật châu Á sẽ diễn ra tại Tuyền Châu vào sang năm và Liên hoan hoa Mẫu Đơn Lạc Dương, Trung Quốc. Chị tin tưởng rằng, sau này giao lưu trong lĩnh vực âm nhạc giữa hai nước Trung – Việt sẽ ngày càng nhiều thêm.

    H/A: Hiện nay, anh Vinh còn đảm nhiệm giáo viên thỉnh giảng của một số trường đại học và trung tâm hoạt động thanh thiếu niên ở Thượng Hải, hàng năm đi lại nhiều lần giữa Trung Quốc và Việt Nam.

    D/H: Anh Vinh cũng nói thẳng thắn rằng, hiện nay hoạt động giao lưu âm nhạc giữa hai nước chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Thượng Hải, mong hai nước trao đổi càng nhiều đoàn đại biểu cấp cao, góp phần cho khai thác tài nguyên giao lưu với quy mô lớn hơn.

    H/A: Anh Vinh còn bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng tốt hơn trong tương lai. (Bài hát: Việt Nam Trung Hoa)

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiếng hát "Việt Nam Trung Hoa", tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay xin tạm dựng tại đây, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>