• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chuyên gia nghiên cứu phong tục dân gian giới thiệu văn hoá về cừu trong năm Mùi; Xem phim trở thành phương thức tiêu dùng văn hoá sành điệu của người Trung Quốc trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán

    2015-03-03 16:13:06     Hãng tin TQ



    D/H: Chúc mừng năm mới! Hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Chúc mừng năm mới! Tôi là Hùng Anh.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, mới đây có tin cho biết, tờ "Phố Uôn" của Mỹ và tờ "Thời báo Tài chính" của Anh đều thắc mắc về năm Mùi của Trung Quốc là năm Cừu hay năm Dê? Tờ "Thời báo Niu-oóc" của Mỹ đã đoán năm Mùi của Trung Quốc là năm con Dê.

    H/A: Tin này đã dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng mạng Trung Quốc, có người chỉ cười trừ, có người thì bắt đầu suy nghĩ.

    D/H: Vậy thì năm Mùi của Trung Quốc nên là năm con Cừu hay năm con Dê? Trong năm Mùi có những văn hoá về cừu hay dê như thế nào?

    H/A: Trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Chuyên gia nghiên cứu phong tục dân tộc giới thiệu văn hoá về cừu trong năm Mùi.

    D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn:Xem phim trở thành phương thức tiêu dùng văn hoá sành điệu của người Trung Quốc trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán.

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay. 

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, bà Hầu Lộ là Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, biên kịch cấp 1 quốc gia, theo bà, năm Mùi của Trung Quốc là bao gồm cả con dê lẫn con cừu.

    H/A: Vâng. Bà cho biết, theo quan niệm người Trung Quốc, dê hay cừu có ngụ ý tốt đẹp. Chẳng hạn, chữ "Mỹ" có nghĩa đẹp trong tiếng Trung là dựa trên hai chữ, dó là chữ "Dương" tức là dê hay cừu, và chữ "Đại" có nghĩa là to, lớn.

    D/H: Bà còn cho biết, văn hoá 5000 năm của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với cừu hay dê, cừu hay dê có ảnh hưởng sâu xa đối với nghệ thuật Trung Hoa có lịch sử vài nghìn năm, vì vậy những hàng thủ công mỹ nghệ về cừu hay dê được sự ưa thích của rất nhiều nhà sưu tầm.

    H/A: Đúng vậy. Dê hay cừu rất phù hợp với bầu không khí tốt lành trong Tết Nguyên Đán, vì trong Giáp Cốt văn, tức chữ khắc trên mai rùa và xương thú đời Thương, chữ "Dương" có nghĩa là cát tượng, tốt lành.

    D/H: Ông Tuyên Phồn Thu là Giám đốc Viện Bảo tàng Văn hoá và Phong tục dân gian An Huy có nhận xét tương đồng như bà Hầu Lộ. Ông cho biết, dê hay cừu có ngụ ý tốt lành, như ý.

    H/A: Ông đã cho phóng viên xem một chiếc ván trên chạm khắc hình dê đời nhà Thanh, có xuất xứ từ huyện Hấp tỉnh An Huy. Ông giới thiệu, trong điều khắc đồ gỗ ở An Huy thời xưa có nhiều đồ án dê và cừu, nó thể hiện lên suy nghĩ về chung sống hài hoà của người An Huy.

    D/H: Thực ra, từ cổ vật "Be đựng rượu làm bằng đồng đen trên có 4 đầu cừu" đời Thương, đến cổ vật "Đèn hình dê bằng đồng" đời Hán, cổ vật "Tượng cừu bằng gốm tráng men ba màu" đời Đường, và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ dân gian Trung Quốc như Tranh Tết, cắt giấy, v.v., đâu đâu cũng có hình ảnh dê hay cừu.

    H/A: Để chào đón năm Ẩt Mùi, Viện Bảo tàng tỉnh An Huy đã tổ chức triển lãm cổ vật chủ đề cừu và dê nhan đề "Cát Dương Như Ý—triển lãm đặc biệt mừng xuân Ất Mùi".

    D/H: Triển lãm đặc biệt này đã trưng bày tượng dê bằng sứ, tượng dê mạ vàng, tượng dê khắc gỗ, tác phẩm cắt giấy hình dê hay cừu, tác phẩm thêu hình dê hay cừu, v.v.

    H/A: Tượng dê bằng sứ là hiện vật trưng bày quý báu nhất trong triển lãm lần này. Cổ vật này là một đế cắm nến tuyệt đẹp, được khai quật từ mộ Chu Nhiên, võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc ở Mã An Sơn, tỉnh An Huy.

    D/H: Thời xưa, người Trung Quốc coi cừu hay dê là hình ảnh biết lễ, có đức tính. Tượng dê bằng sứ với tư thế quỳ xuống này có ngụ ý ngoan ngoãn tuân theo, biết lễ, mang lại ánh sáng và tốt lành.

    H/A: Tuy vậy, cầm tinh con cừu đã gặp phải khó khăn mà các cầm tinh khác không cần đối mặt, vì một số địa phương Trung Quốc có cách nói "Thập dương cửu bất toàn", nghĩa là người cầm tinh con cừu không may mắn, nhiều người thậm chí né đẻ con vào năm Mùi.

    D/H: Thực ra, cách nói trên là không đúng, không có chứng cứ khoa học. Chuyên gia nghiên cứu phong tục dân gian tỉnh An Huy Lý Vân Thắng cho biết, cách nói "Thập dương cửu bất toàn" sớm nhất xuất hiện vào đời nhà Thanh, sở dĩ có cách nói này là nhằm lật đổ chế độ phong kiến tham nhũng cuối đời Thanh.

    H/A: Vâng. Vì thời đó những người nắm quyền gồm: Từ Hi Thái Hậu, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương đều là người cầm tinh con cừu.

    D/H: Ông Lý Vân Thắng cho biết, cách nói "Thập dương cửu bất toàn" có bối cảnh lịch sử đặc biệt, cho rằng người cầm tinh con cừu có vận mệnh không may là không có chứng cứ khoa học.

    H/A: Vâng. Vì cầm tinh chỉ là một dấu hiệu, đa số trường hợp chỉ là chuyện vui chơi về văn hoá hoặc nhu cầu về tâm lý, hoàn toàn không cần kiêng kỵ.

    D/H: Trên đây, Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Chuyên gian nghiên cứu phong tục dân gian giới thiệu văn hoá về cừu trong năm Mùi.

    H/A: Trước khi bắt đầu nội dung phần hai hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát mang tên "Bài ca Thương Lãng", bài hát chủ đề của bộ phim "Tô tem sói" do ca sĩ Uông Phong thể hiện.

    D/H: Quý vị và các bạn vừa nghe bài hát chủ đề của bộ phim "Tô tem sói" do ca sĩ Uông Phong thể hiện.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, đối với những người Trung Quốc, Tết Nguyên Đán năm Ất Mùi hầu như đã trở thành "Ngày lễ xem phim". Kể từ mồng 1 Tết, 7 bộ phim gồm "Kiếm rồng", "Tô tem sói", v.v. cùng lúc công chiếu, chào đón năm mới.

    D/H: Theo ước tính bước đầu, doanh thu phòng vé từ mồng 1 Tết đến mồng 4 Tết đã lên tới gần 1,2 tỷ Nhân dân tệ.

    H/A: Con số này đã tăng gấp đôi so với doanh thu phòng vé của Trung Quốc trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2013

    D/H: Dự kiến doanh thu phòng vé trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán năm nay sẽ vượt quá 1,4 tỷ Nhân dân tệ, doanh thu phòng vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2014.

    H/A: Tết Nguyên Đán vốn là ngày lễ cổ truyền của người Trung Quốc về nhà sum họp với gia đình, so với các ngày lễ khác, doanh thu phòng vé trong ngày nghỉ Tết Nguyên Đán không cao.

    D/H: Nhưng, kể từ năm 2012 số lượng phòng chiếu hoạt động theo mô hình thương mại đột phá 10 nghìn, năm 2014 phát triển nhanh chóng, số lượng phòng chiếu lên tới 20 nghìn, thói quen xem phim của cư dân thành thị và nông thôn đã thay đổi dần, xem phim trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán đã trở thành "phong tục ăn tết" mới.

    H/A: Mồng 1 Tết năm nay cả thảy có 7 bộ phim cùng lúc chính thức công chiếu, đây là hiện tượng rất ít thấy. Chỉ riêng mồng 1 Tết, doanh thu phòng vé của Trung Quốc đã lên tới hơn 350 triệu Nhân dân tệ với khán giả xem phim vượt hơn 9 triệu lượt người.

    D/H: Trong bối cảnh người Trung Quốc có quan niệm "Mồng 1 Tết không ra ngoài, ít ra ngoài", tình hình kể trên phải coi là "kỳ tích".

    H/A: Khán giả đến rạp, có thể chọn xem phim "Kiếm rồng", phim võ thuật do diễn viên nổi tiếng Thành Long sắm vai chính; có thể chọn xem phim "Tô tem sói" mà đạo diễn Pháp Jean Jacques Annaud mất nhiều năm trù bị sản xuất.

    D/H: Khán giả cũng có thể chọn xem phim "Chung Qùy trừ ma" với thể loại giả tưởng, tập trung rất nhiều ngôi sao tham gia diễn xuất; có thể chọn xem phim "Sóng gió ở Ma-cau 2", "Bao la vùng trời", cũng như 2 bộ phim liên quan tới chương trình truyền hình "Bố ơi, mình đi đâu thế" gây tranh luận xôn xao.

    H/A: Ở Thượng Hải, một số người hâm mộ điện ảnh hầu như ngày nào cũng ra ngoài xem một bộ phim trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán.

    D/H: Một số người trở về từ nước ngoài cũng chọn xem phim khi hẹn gặp người thân và bạn bè.

    H/A: Vâng. Tại rạp chiếu phim của một số thành phố hạng 3, hạng 4 cũng chen chúc khán giả, nhiều người về quê ăn Tết cũng chọn đến rạp xem phim.

    D/H: Được biết, kể từ năm 2013, nhờ sự hỗ trợ của chính sách, công trình xây dựng rạp phim từng bước mở rộng đến thành phố hạng 3, hạng 4, nhiều phòng chiếu trong số phòng chiếu gia tăng nằm ở thành phố cỡ vừa và nhỏ, thành phố miền Tây Trung Quốc.

    H/A: Như vậy đã tiếp tục mở rộng kênh xem phim, đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày một gia tăng của người dân ở khu vực khác nhau.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>