• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bảo vệ giọng quê hương: Trung Quốc bắt tay bảo vệ phương ngôn "đứng trước nguy cơ mai một"; Thành lập Hiệp hội Tác giả mạng Thượng Hải

    2014-07-10 17:17:36     Xin Hua

    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, Trung Quốc có rất nhiều phương ngôn, đặc biệt ở miền Nam Trung Quốc hầu như mỗi vùng đều có phương ngôn riêng của mình.

    H/A: Vâng. Cũng vì vậy, phương ngôn là đặc trưng, đặc sắc của mỗi vùng. Người ta thường nói, nếu ở nơi đất khách quê người gặp được một người bạn trao đổi với mình bằng phương ngôn quê hương, thì cảm thấy gần gũi biết bao.

    D/H: Đúng vậy. Nhưng, trong thời đại ngày nay, tiếng phổ thông Trung Quốc đang ngày càng tăng cường "sức mạnh" là tấm "thẻ thông hành" trong giao tiếp; ngoài ra, những câu nói dùng trên mạng In-tơ-nét không ngừng xuất hiện; bên cạnh đó, một số phương ngôn Trung Quốc đã xuất hiện đà "suy thoái" và "mai một".

    H/A: Chính vì vậy, có người nói, thời đại ngày nay là thời đại tốt nhất đối với việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời lại là thời đại tồi tệ nhất đối với việc bảo vệ ngôn ngữ.

    D/H: Mới đây, thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông thịnh hành tiếng Quảng Đông và tiếng Khách Gia tuyên bố, sẽ bỏ ra ba năm xây dựng hồ sơ phương ngôn Đông Quản, để bảo vệ phương ngôn địa phương "đang mai một".

    H/A: Về động thái này, có chuyên gia chỉ rõ, phương thức bảo vệ phương ngôn tốt nhất không phải là "đưa vào viện bảo tàng", mà là thường xuyên sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn tình hình Trung Quốc bắt tay bảo vệ phương ngôn "đứng trước nguy cơ mai một".

    H/A: Trong phần hai của tiết mục, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Hiệp hội Tác giả mạng Thượng Hải thành lập.

    D/H: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay. (Nhạc cắt)

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, vài năm trước, nhà xã hội học Trung Quốc Trịnh Giã Phu từng viết bài kêu gọi, đã đến thời điểm phải bảo vệ phương ngôn. Vì nếu một ngày nào đó phương ngôn biến mất, thì rất nhiều nội dung trong văn hoá địa phương cũng sẽ biến mất.

    D/H: Một tháng trước, tiết mục truyền hình mang tên "Tán gẫu bến Thượng Hải" thể hiện bằng phương ngôn Thượng Hải nghỉ phát sóng. Việc này đã gây nên mối lo lắng của một số người bản xứ Thượng Hải.

    H/A: Năm ngoái, hai người Mỹ yêu Hán ngữ đã đưa trang web "Vườn giọng quê hương" đi vào hoạt động, trang web này nhằm ghi lại và bảo tồn hàng trăm loại phương ngôn Trung Quốc, để "mọi người Trung Quốc bất cứ ở nơi nào cũng được nghe thấy các loại phương ngôn".

    D/H: "Bản đồ về các phương ngôn Trung Quốc" do trang web này đưa ra rất nhanh đã trở thành tiêu điểm thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng Trung Quốc, và khiến nhiều người Trung Quốc suy nghĩ lại việc bảo vệ phương ngôn.

    H/A: Anh Xtê-vê Han-xen (Steve Hansen) là người sáng lập trang web "Vườn giọng quê hương". Khi trả lời phóng viên, anh cho biết, vì người ta mong thế hệ sau biết nói ngôn ngữ thương mại và ngôn ngữ "tiến bộ", vì vậy mà khiến môi trường sinh tồn của những phương ngôn trong một số vùng đứng trước mối đe doạ.

    D/H: Giáo sư Tăng Đại Hưng, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Quảng Đông trường Đại học Quảng Châu cho biết, để đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân, ngày càng nhiều người trẻ có khuynh hướng nói tiếng phổ thông Trung Quốc.

    H/A: Giáo sư Tăng Đại Hưng còn cho rằng, hiện nay, những người sử dụng phương ngôn chủ yếu là những người cao tuổi, cùng với thời gian trôi đi, một số phương ngôn có thể sẽ phải đứng trước nguy cơ thiếu người kế thừa.

    D/H: Về tình hình phương ngôn ở tỉnh Quảng Đông, Giáo sư Cam Vu Ân, khoa Trung văn Học viện Văn học trường Đại học Ký Nam cho biết, tuy tiếng Quảng Đông ở vào thế "khá mạnh", nhưng một số phương ngôn có người sử dụng tương đối ít như "Thiều Châu thổ thoại", "Tây Nam quan thoại", "Quân thoại", "Chính thoại", v.v thì tương lai không mấy lạc quan.

    H/A: Vâng. Ngoài ra, ở Quảng Đông còn có khoảng chưa đầy 1% người sử dụng tiếng dân tộc thiểu số.

    D/H: Ngôn ngữ là tải thể văn hoá, cũng là phần cấu thành văn hoá quan trọng. Các phương ngôn đã hình thành cảnh văn hoá trăm hoa đua nở.

    H/A: Chính vì vậy, Giáo sư Cam Vu Ân cho rằng, đối với tỉnh Quảng Đông được tôn vinh là "tỉnh lớn về phương ngôn", thì bảo vệ phương ngôn có ý nghĩa quan trọng.

    D/H: Chuyên gia chỉ rõ, đời sống xã hội biến đổi, hệ thống phương ngôn phức tạp, khiến phương ngôn đã bị tác động ở mức khác nhau. Trong tiền đề quảng bá tiếng phổ thông Trung Quốc, xử lý đúng đắn và bảo vệ phương ngôn địa phương, sẽ khiến càng nhiều người quen thuộc văn hoá đặc sắc của địa phương, "không mất đi giọng quê hương".

    H/A: Chị Chương Hiểu Hi là người quê Hồ Nam đã làm việc nhiều năm ở Bắc Kinh, chị cho biết, khi nói chuyện với người lạ, không ai đoán được chị quê ở đâu, vì giọng của chị không có gì đặc biệt. Do chị học Đại học, làm việc đều ở Bắc Kinh, nên chỉ khi về quê ăn Tết, gặp các ông bà già trong nhà, chị mới có dịp nói phương ngôn địa phương.

    D/H: Chị từng vì tham gia cuộc thi tiếng phổ thông Trung Quốc chuẩn mà cố gắng thay đổi giọng quê hương, bây giờ chị hỏi lại phóng viên, trở thành người nói chuyện không mang giọng quê hương, là chuyện nên khuyến khích hay không nên khuyến khích?

    H/A: Những suy ngẫm tương tự đang ngày càng lan rộng. Trong khi cơ bản thực hiện tình hình "Thư đồng văn, ngữ đồng âm", tức là "chữ viết tương đồng, giọng nói tương đồng", nhiều người đã ý thức đến, phương ngôn là logo bẩm sinh của tuyệt đại đa số người Trung Quốc, nên được bảo tồn tốt.

    D/H: Nhiều địa phương Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo tồn phương ngôn. Chẳng hạn, Thiên Tân tổ chức hoạt động bầu "người kế thừa tiếng Thiên Tân xuất sắc nhất", tuyên bố sẽ đưa tiếng Thiên Tân chính thống vào trung tâm hồ sơ, hoạt động này đã thu hút rất nhiều người Thiên Tân đăng ký tham gia.

    H/A: Ở Thượng Hải, đoàn kịch Thượng Hải mở trại huấn luyện tiếng Thượng Hải dành cho thiếu nhi, hoạt động này đã gây nên thảo luận sôi nổi, nhiều phụ huynh cho biết mong thế hệ sau biết nói tiếng Thượng Hải và cảm nhận được sức cuốn hút của tiếng Thượng Hải.

    D/H: Phải nói rằng, từ các biện pháp của nhiều chính quyền địa phương đến hoạt động của đoàn thể dân gian, hàng loạt động thái đã nói rõ người Trung Quốc quý trọng sức cuốn hút của phương ngôn.

    H/A: Những năm qua, Chính phủ Trung Quốc xác định đề cương Quy hoạch cải cách và phát triển sự nghiệp ngôn ngữ và văn tự trung dài hạn quốc gia, xác định trong khi ra sức quảng bá và quy phạm sử dụng ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia, cũng phải bảo tồn phương ngôn và tiếng các dân tộc thiểu số một cách khoa học.

    D/H: Giáo sư Tăng Đại Hưng cho rằng, một phương ngôn nằm trong tình trạng cần phải bảo tồn, cho thấy bản thân phương ngôn đã rất là yếu đuối, mục đích của chúng ta không những nhằm làm cho phương ngôn tồn tại, mà còn phải làm cho nó "sống" được, vì vậy, không những phải bảo vệ phương ngôn, mà còn phải lo chuyện người kế thừa phương ngôn.

    H/A: Vâng. Theo Giáo sư Tăng Đại Hưng, biện pháp bảo vệ phương ngôn tốt nhất là kế thừa phương ngôn, đào tạo người kế thừa thế hệ mới.

    D/H: Đúng vậy. Vì tải thể phương ngôn lý tưởng nhất là con người, phương ngôn chỉ có được sử dụng trong giao tiếp con người, mới thể hiện được sức sống và sức cuốn hút của nó. (Nhạc cắt)

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình Trung Quốc bắt tay bảo vệ phương ngôn.

    D/H: Tiếp theo, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn Hiệp hội Tác giả mạng Thượng Hải tuyên bố thành lập.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, sau hai năm trù bị, Hiệp hội Tác giả mạng Thượng Hải tuyên bố thành lập vào ngày 3/7. Điều này đánh dấu, tác giả mạng cuối cùng đã nhận được sự khẳng định của giới văn học dòng chính.

    D/H: 15 năm trước, giới văn học truyền thống không chấp thuận và khẳng định sự xuất hiện đột xuất của văn học mạng, nhưng hiện nay giới văn học truyền thống đã buộc phải thay đổi thái độ này.

    H/A: Năm 1998, tiểu thuyết "Sự tiếp xúc thân mật lần đầu" của tác giả mạng "Dĩ Tử Thái" được coi là tiểu thuyết tiếng Trung đầu tiên viết trên mạng mang tính tiêu biểu nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất.

    D/H: Sau đó, trong giới văn học tiếng Trung đã hình thành cơn sốt văn học mạng. Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Trần Thôn cho biết, trong 15 năm qua, số độc giả và người viết đều tăng với mức lớn, thậm chí số người viết còn có xu thế vượt số độc giả.

    H/A: Năm 2003, văn học mạng từng bước được kinh doanh theo mô hình thương mại, các trang web văn học mạng tham khảo số lượng truy cập của cư dân mạng, mua tác phẩm của tác giả mạng bằng giá tính theo số chữ. Chẳng hạn, độc giả có thể miễn phí đọc phần mở đầu tiểu thuyết, nhưng phải chi vài xu, thì mới được đọc thêm 1000 chữ.

    D/H: Mô hình kinh doanh hoàn toàn dựa theo thị trường này đã khiến văn học mạng Trung Quốc trở thành hiện tượng văn học duy nhất trên thế giới.

    H/A: Văn học mạng phát triển đến ngày nay đã đến thời điểm nên xuất hiện một mặt bằng để cung cấp kinh nghiệm, giải quyết khó khăn và cổ vũ tác giả mới cho cộng đồng người viết qua mạng với số lượng "khủng" này.

    D/H: Hiệp hội Tác giả mạng Thượng Hải được thành lập là nhằm làm văn học mạng đi xa hơn, tác giả kiên trì sáng tác lâu dài hơn; ngoài ra, Hiệp hội còn suy xét cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, đảm bảo quyền lợi của nhà văn.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Hiệp hội Tác giả mạng Thượng Hải tuyên bố thành lập.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>