• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Học viện Khổng Tử trở thành cửa sổ quan trọng truyền bá văn hoá Trung Hoa; Giáo dục văn hoá truyền thống triển khai từ trẻ nhỏ

    2014-07-03 17:06:36     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, từ đầu tháng 6 trở lại đây, Học viện Khổng Tử—Tấm danh thiếp văn hoá của Trung Quốc ở hải ngoại tiếp tục phát triển bừng bừng, lại có thêm hai Học viện Khổng Tử tuyên bố thành lập ở nước ngoài.

    H/A: Vâng. Hai Học viện Khổng Tử mới là: Học viện Khổng Tử trường Đại học công lập Trung ương bang Con-nếch-ti-cớt, Mỹ; Học viện Khổng Tử Thương mại và Giao lưu Xcốt-len trường Đại học Hê-ri-ốt Oát ở Ê-đin-bớt, Anh.

    D/H: Theo Tổng Thư ký Tổng bộ Học viện Khổng Tử, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu ban Lãnh đạo Quảng bá Hán ngữ quốc tế Quốc gia Trung Quốc Hứa Lâm cho biết, Học viện Khổng Tử đã trở thành cửa sổ quan trọng để quảng bá Hán ngữ và truyền bá văn hoá Trung Hoa đối ngoại của Trung Quốc.

    H/A: Chính vì vậy, Trung Quốc rất coi trọng thành lập và phát triển Học viện Khổng Tử ở nước ngoài. Khoản vốn đầu tư của Chính phủ Trung Quốc cấp cho Học viện Khổng Tử trong 10 năm qua tương đương với chi phí xây dựng 4 ki-lô-mét đường sắt cao tốc của các nước châu Âu.

    D/H: Nếu so sánh với đường sắt cao tốc kết nối giao thông đường bộ, chúng ta có thể ví Học viện Khổng Tử là "đường sắt cao tốc về tâm linh", vì Học viện Khổng Tử chứa gien văn hoá truyền thống Trung Hoa đã kết nối tâm linh giữa người Trung Quốc và người nước ngoài.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình phát triển Học viện Khổng Tử của Trung Quốc ở nước ngoài.

    D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Giáo dục văn hoá truyền thống triển khai từ trẻ nhỏ.

    H/A: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, kể từ năm 2004, Học viện Khổng Tử đầu tiên thành lập tại U-dơ-bê-ki-xtan, Học viện Khổng Tử đã coi quảng bá Hán ngữ và truyền bá văn hoá Trung Hoa là trách nhiệm của mình.

    H/A: Tính đến cuối năm ngoái, trên toàn cầu đã có 445 Học viện Khổng Tử ở 122 nước và vùng lãnh thổ, ngoài ra còn có 665 lớp học Khổng Tử mở tại các trường trung tiểu học. Số học viên đăng ký học tập tại Học viện Khổng Tử và lớp học Khổng Tử trên toàn cầu đã lên tới 850 nghìn người.

    D/H: Ba con số này chỉ là con số tính đến cuối năm ngoái, hiện nay, ba con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

    H/A: Bí thư Đảng ủy trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Lưu Xuyên Sinh cho biết, trường đã hợp tác với nhiều trường đại học nước ngoài thành lập 7 Học viện Khổng Tử.

    D/H: Ông Lưu Xuyên Sinh cho biết, mục đích thành lập Học viện Khổng Tử là nhằm giới thiệu với thế giới tư tưởng hài hoà, cùng thắng và quan niệm phát triển hoà bình bắt rễ trong nền văn hoá truyền thống dân tộc Trung Hoa, thể hiện trách nhiệm, lòng tin và quyết tâm của Trung Quốc kiên trì con đường phát triển hoà bình.

    H/A: Bà Hứa Lâm cho biết, dưới sự ảnh hưởng của Học viện Khổng Tử, ở Mỹ đã có hơn 2,8 triệu người học tiếng Trung; ở Anh có hơn 5200 trường trung tiểu học mở môn tiếng Trung.

    D/H: Đã có 43 nước gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, v.v đưa môn tiếng Trung vào hệ thống giáo dục quốc dân.

    H/A: Sở dĩ có nhiều người nước ngoài lựa chọn học tiếng Trung là vì họ cho rằng không có ai có thể tránh khỏi tiếp xúc với Trung Quốc, muốn con cháu mình tìm hiểu Trung Quốc, tốt nhất là học một ít tiếng Trung.

    D/H: Vâng. Học viện Khổng Tử vừa tạo điều kiện tốt cho người nước ngoài học tiếng Trung, tìm hiểu Trung Quốc, vừa cung cấp một địa điểm giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc cho thế hệ sau của Hoa kiều và người Hoa, trở thành một cầu nối giúp họ tìm hiểu Trung Quốc, kết nối tình cảm dân tộc.

    H/A: Để thực hiện tốt chức trách của Học viện Khổng Tử, Trung Quốc cả thảy cử hơn 50 nghìn giáo viên và nhân viên tình nguyện đi giảng dạy ở các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.

    D/H: Ngoài ra, nhờ "Học bổng Học viện Khổng Tử", hơn 20 nghìn lượt người đến từ hơn 110 nước nhận được cơ hội đến học tập chương trình cử nhân hoặc sau đại học ở Trung Quốc.

    H/A: Tham khảo Chương trình Phun-brai (Fulbright) Mỹ, Học viện Khổng Tử đưa ra "Chương trình Hán học mới Khổng Tử", để giúp thanh niên xuất sắc trên thế giới tìm hiểu văn hoá Trung Quốc, trong đó bao gồm nội dung tài trợ xuất bản.

    D/H: Chẳng hạn, trong khuôn khổ "Chương trình Hán học mới Khổng Tử", 6 nhà văn đương đại Trung Quốc gồm Từ Tắc Thần, Phủ Diệu Huy, Mã Tiểu Đào, v.v, mới đây đã đến trường Đại học Xanh Pê-téc-bua, Nga tham gia lễ ra mắt độc giả tuyển tập tiểu thuyết "Giày vàng" tiếng Nga.

    H/A: Để giúp văn học Trung Quốc đến với độc giả Nga, Học viện Khổng Tử trường Đại học Xanh Pê-téc-bua liên tiếp 4 năm hợp tác với Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc và Nhà Xuất bản Nga, giới thiệu bộ sách thuộc dòng "Văn học Trung Quốc từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21".

    D/H: Tuyển tập tiểu thuyết "Giày vàng" là tập 4 trong bộ sách dòng văn học này, đã lựa chọn tác phẩm xuất sắc của những nhà văn trẻ tiềm năng chủ yếu là thế hệ 8X.

    H/A: Hiện nay, trong số 200 trường đại học xếp hàng đầu trên thế giới, đã có hơn 70 trường đại học thành lập Học viện Khổng Tử.

    D/H: Phó Hiệu trưởng trường Đại học Rô-ma, I-ta-li-a, Ma-xi-ni cho rằng, ý nghĩa của Học viện Khổng Tử là giúp người nước ngoài hiểu biết Trung Quốc tốt hơn, tìm hiểu phương thức cuộc sống đa dạng ở Trung Quốc. Vì có sự hiểu biết càng nhiều, thì có thể loại trừ hiểu lầm, tránh khỏi bất đồng.

    H/A: Sở dĩ Học viện Khổng Tử có bước phát triển vượt bậc, một nguyên nhân chính là văn hoá và giá trị thực dụng của tiếng Trung đã được nâng cao.

    D/H: Hiệu trưởng trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Trần Vũ Lộ cho rằng, Học viện Khổng Tử ngày càng được hoan nghênh là sự biểu hiện về văn hoá Trung Quốc ngày càng được hoan nghênh, đằng sau là thực lực tổng hợp quốc gia liên tiếp được nâng cao, là quyền lực cứng của quốc gia được tăng cường và quyền lực mềm được nâng cao.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với các bạn tình hình phát triển của Học viện Khổng Tử Trung Quốc trong những năm qua.

    D/H: Tiếp theo, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Giáo dục văn hoá truyền thống Trung Quốc triển khai từ trẻ nhỏ.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, những năm qua, ở các địa phương Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều trường học tôn vinh văn hoá truyền thống, dốc sức triển khai giáo dục văn hoá truyền thống, ngoài ra, một số trường tư thục cũng rất được hoan nghênh.

    D/H: Phụ huynh Trung Quốc ngày càng coi trọng đầu tư vào giáo dục văn hoá truyền thống, một năm chi tới hàng nghìn tệ, thậm chí hàng vạn tệ, mong rằng thông qua giáo dục tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử, đào tạo con cháu thành quân tử và thục nữ.

    H/A: Chẳng hạn, ở trường Tiểu học 1 huyện Long Đức, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có 6 giáo viên chuyên dạy về thư pháp, 5 lớp học dành riêng cho môn thư pháp, 3500 học sinh mỗi ngày đều tập viết thư pháp.

    D/H: Hiệu trưởng trường Tiểu học 1 Long Đức Ngô Đông Tương cho biết, sau một vài năm luyện thư pháp, trẻ vừa viết chữ đẹp, vừa được hun đúc tâm hồn, trẻ được lớn lên trong bầu không khí văn hoá truyền thống.

    H/A: Ở tỉnh Sơn Đông, Thiểm Tây, Sơn Tây, Quảng Đông, Quý Châu, v.v cũng có khoảng 10 trường tiểu học nổi tiếng đã hình thành hệ thống giáo dục văn hoá truyền thống khá hoàn chỉnh, triển khai giáo dục truyền thống từ trẻ nhỏ đã phần nào thu được hiệu quả.

    D/H: Sở dĩ có nhiều trường tiểu học chú trọng triển khai giáo dục văn hoá truyền thống là vì những trường này cho rằng cần phải giải quyết vấn đề thanh thiếu niên nhìn chung đều khiếm khuyết gien văn hoá truyền thống xuất sắc Trung Hoa.

    H/A: Chẳng hạn, trường Tiểu học Bồi Thực, thành phố Diên An, tỉnh Thiểm Tây đưa nghệ thuật trống cơm, đặc sắc khu vực phía bắc Thiểm Tây vào môn thể thao, đưa nội dung dân ca vào môn âm nhạc, đưa nghệ thuật cắt giấy vào môn mỹ thuật. Như vậy, vừa kế thừa tốt di sản văn hoá phi vật thể, vừa thúc đẩy học sinh phát triển toàn diện.

    D/H: Một số trường học còn không ngừng đổi mới hình thức, áp dụng biện pháp mới, để nâng cao việc tu dưỡng đạo đức cho thanh thiếu niên.

    H/A: Vâng. Chẳng hạn, trường Tiểu học phố Nghênh Trạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây có "Ngân hàng Đạo đức", học sinh có hành vi quy phạm, hành vi tốt thì có thể tích điểm và nhận được "tiền Đạo đức" ảo, khi "tiền Đạo đức" đạt số lượng nhất định, sẽ có thể dùng để đổi văn phòng phẩm.

    D/H: Chuyên gia giáo dục cho rằng, ngoài giáo dục ở trường học ra, còn phải coi trọng thể nghiệm của học sinh. Chẳng hạn, ở viện bảo tàng, nhà triển lãm, viện bảo tàng mỹ thuật mở thêm nội dung giảng dạy kỹ nghệ truyền thống Trung Hoa, để học sinh thể nghiệm văn hoá truyền thống Trung Hoa trong chuyến du lịch và tham quan.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với các bạn: Giáo dục truyền thống triển khai từ trẻ nhỏ.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>